Chùa ông cần thơ – khám phá kiến trúc độc đáo của người hoa


Trên hành trình du lịch miền Tây sông nước, du khách hãy ghé đến chùa ông cần thơ để cảm nhận vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của người Hoa, giữ cho mình một cái tâm hướng thiện và thành tâm cầu bình an, hạnh phúc cho những người thân yêu.
1. Chùa Ông Cần Thơ ở đâu?
Tên gốc của chùa Ông là Quảng Triệu Hội Quán. Ý nghĩa của cái tên này là hội quán của người Hoa ở 2 phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (thuộc tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc). Chùa được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
Chùa Ông ở đâu? Chùa tọa lạc tại địa chỉ: Số 32 đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
>>> Đã ghé đến Cần Thơ, du khách có thể tham khảo ngay lịch trình: Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ 3 ngày 2 đêm tự túc: ăn gì – chơi gì – ở đâu?
2. Lịch sử chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông (Cần Thơ) được xây dựng vào năm 1894 trên một mảnh đất có diện tích 532m2 trong 2 năm, hoàn công năm 1896, mang tên Quảng Triệu Hội Quán. Chùa nằm ở khu dân cư đông đúc, là địa điểm tín ngưỡng của người Hoa lúc bấy giờ. Đến năm 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
>>> Ngoài chùa Ông, Cần Thơ còn có những điểm đến thú vị nào? Tham khảo ngay: TOP 42 địa điểm du lịch Cần Thơ HẤP DẪN, THÚ VỊ nên tới
3. Cách di chuyển đến chùa Ông ở Cần Thơ thế nào?
Để đến ngôi chùa bến Ninh Kiều này, du khách có thể đi theo lộ trình sau: Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, đi đường 3A đến Võ Văn Kiệt thì tiếp tục đi thẳng qua đường Mậu Thân đến Ninh Kiều. Tiếp theo, bạn đi theo đường Nguyễn Việt Hồng, đến Đại lộ Hòa Bình tại An Lạc thì rẽ trái sau tiệm bánh trung thu Kinh Đô (Cần Thơ), đi tới đường Hai Bà Trưng ở Tân An. Bạn đi tiếp tới khi nào thấy chùa thì dừng lại.
>>> Xem thêm: Cẩm nang du lịch Cần Thơ chi tiết từ A-Z
4. Nên ở đâu khi đi du lịch chùa Ông Ninh Kiều Cần Thơ?
Nếu muốn tham quan chùa Ông Cần Thơ một cách thuận tiện, đồng thời được trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp thì du khách nên tìm một địa điểm lưu trú có vị trí thuận lợi, tiện ích hoàn hảo. Vinpearl Hotel Cần Thơ chính là gợi ý lý tưởng cho du khách.
- Vị trí đắc địa: Địa chỉ của Vinpearl Hotel Cần Thơ là: Số 209, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, cách chùa Ông khoảng 3km. Vì vậy, thời gian di chuyển từ Vinpearl Hotel Cần Thơ tới chùa Ông chỉ mất khoảng 10 phút, rất tiện lợi cho du khách khi muốn tham quan di tích lịch sử này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Tiện ích đẳng cấp: Vinpearl Hotel Cần Thơ chính là khách sạn cao nhất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với đa tiện ích nội khu như quầy bar, ẩm thực Nam bộ, bể bơi ngoài trời, liền kề trung tâm thương mại và các hoạt động giải trí thời thượng, nơi đây chính là địa điểm lưu trú hoàn hảo cho du khách khi đến với Cần Thơ.
>>> Nhanh tay đặt phòng Vinpearl Hotel Cần Thơ để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn!
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
- Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
- Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
- Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
>>> Đăng ký hội viên Pearl Club MIỄN PHÍ ngay hôm nay để tận hưởng các đặc quyền ưu đãi tại hệ sinh thái Vinpearl.
5. Những trải nghiệm thú vị chỉ có tại chùa Ông Cần Thơ
5.1. Khám phá vẻ đẹp của chùa Ông ở Cần Thơ lâu đời mang phong cách Trung Hoa
Qua hơn 120 năm, kiến trúc chùa Ông vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp khi mới hoàn công, như muốn “thi gan” cùng tuế nguyệt. Theo thuyết minh về chùa Ông Cần Thơ của các hướng dẫn viên, diện mạo ngôi chùa nổi bật với các mảng kiến trúc trang trí đa màu sắc, thu hút mọi ánh nhìn của du khách. Khuôn viên chùa khép kín, được xây dựng theo hình chữ Quốc (國) với tường bao quanh, ở giữa là sân giếng rộng, đón nhiều ánh sáng tự nhiên.
Từ tổng thể tới từng chi tiết, chùa Ông là một khối kiến trúc theo thuyết âm dương thống nhất. Các hình tượng linh vật của chùa mang ý nghĩa cầu quốc thái, dân an, thịnh vượng lâu dài. Trên mái chùa trang trí lưỡng long chầu nguyệt, cá chép hóa rồng, linh phụng,… là biểu tượng cho sự may mắn, cát lành.
5.2. Tham gia lễ hội chùa Ông Cần Thơ với hoạt động thú vị
Không chỉ được khám phá kiến trúc chùa Ông Cần Thơ, du khách ghé thăm nơi đây còn có cơ hội tham gia những lễ hội đậm chất Trung Hoa:
5.2.1. Ngày vía – lễ giỗ:
- Ngày vía Quan Thánh Đế Quân: 24/6 âm lịch hằng năm;
- Ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu: 23/3 âm lịch hằng năm;
- Lễ giỗ Ông Bổn: 15/3 âm lịch hằng năm.
5.2.2. Ngày lễ hội:
Tương tự văn hóa lâu đời của Việt Nam, chùa Ông cũng có hoạt động cúng ngày lễ Tết, rằm, mùng 1 các tháng theo lịch âm.
Bên cạnh đó, chùa còn tổ chức lễ hội đấu đèn mỗi 10 năm một lần. Lần gần nhất là năm 2007 – 2017. Vào ngày lễ hội, du khách sẽ đấu giá những chiếc đèn lồng. Ai sở hữu được chiếc đèn này sẽ gặp may mắn và thành công. Ngoài ra, trong lễ hội còn có các hoạt động vui nhộn như múa lân, múa rồng, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng Triều,…
Đến lễ hội chùa Ông Cần Thơ, người dân cùng phật tử đều ăn mặc sạch sẽ, trang nghiêm, thắp nén nhang, dâng mâm lễ lên các vị thần nhằm cầu mong gia trạch bình an, làm ăn phát đạt.
5.3. Xin xăm chùa Ông Cần Thơ linh thiêng cầu bình an
Xin xăm ở chùa Ông Cần Thơ cũng là một nét văn hóa thú vị. Nhiều khách hành hương, phật tử thập phương đã đến đây xin quẻ. Các quẻ xăm phần nào giải đáp về vận mệnh, tình duyên, đường con cái,… của người xin. Những lời truyền tai về sự linh thiêng của các quẻ xăm tại nơi đây càng thêm thu hút du khách.
>>> Nếu chỉ sắp xếp được thời gian 1 ngày để đến Cần Thơ, du khách có thể tham khảo lịch trình sau: Du lịch Cần Thơ 1 ngày nên ĐI Đ U? ĂN GÌ? Gợi ý lịch trình THÚ VỊ nhất
6. Một số thông tin về chùa Ông bến Ninh Kiều Cần Thơ
6.1. Chùa Ông Cần Thơ thờ ai?
6.1.1. Tiền điện:
- Bên trái: Thờ Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố;
- Bên phải: Thờ Phúc Đức Chính Thần (còn được gọi là Ông Bổn);
- Bên trong: Thờ những vị thần linh thiêng từ xa xưa như Ông Ba Mươi, thần sư tử,…
6.1.2. Chánh điện:
- Ở giữa: Thờ Quan Thánh Đế Quân (còn được gọi là Quan Công hay Quan Vũ). Đây là bậc anh hùng cái thế, tài đức vẹn toàn, can trung nghĩa đảm, luôn sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ người khác;
- Bên trái: Thờ trạng nguyên Đổng Vĩnh và Tài Bạch tinh quân (còn được gọi là Thần Tài);
- Bên phải: Thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu;
- Ngoài ra,trong chùa còn có gian thờ Bồ Tát Quan Âm.
6.2. Giá vé tham quan chùa Ông Cần Thơ
Du khách đến tham quan chùa Ông ở Cần Thơ được MIỄN PHÍ vào cửa.
6.3. Chùa Ông Cần Thơ giờ mở cửa
Thời gian mở cửa chùa Ông (Cần Thơ) là từ 7:00 sáng đến 18:00 chiều.
Lưu ý: Tùy tình hình dịch bệnh Covid-19, quy định mở cửa, đón khách của chùa có thể thay đổi.
Chùa Ông Cần Thơ với nét kiến trúc tinh tế, đậm chất Trung Hoa chắc chắn là một trong những điểm đến thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm miền đất “gạo trắng – nước trong”. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội hiểu hơn về tinh thần đoàn kết, những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa.
Để hành trình khám phá chùa Ông thực sự trọn vẹn, du khách đừng quên lựa chọn một địa điểm lưu trú, nghỉ dưỡng có dịch vụ chất lượng, vị trí thuận tiện như Vinpearl Hotel Cần Thơ. Từ đây, du khách chỉ mất khoảng 10 phút di chuyển tới chùa Ông để thỏa sức khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa này.
>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Cần Thơ ngay hôm nay để nhận ngay loạt ưu đãi hấp dẫn bạn nhé!
Xem thêm:
Chùa Ông (Cần Thơ) nét văn hóa độc đáo của người Hoa | Quảng Triệu Hội Quán | chùa Minh Hương | FUTV
Chùa Ông (Cần Thơ) nét văn hóa độc đáo của người Hoa
Quảng Triệu Hội Quán | chùa Minh Hương
Chua Ong (Can Tho) Chua Minh Huong, tên gốc là Quang Trieu Hoi Quan (chữ Hán: 廣肇會館;广肇会馆); tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Đây là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông tại Cần Thơ, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993.
Sở dĩ có tên Quảng Triệu Hội Quán là vì chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa Quảng Đông thuộc hai phủ Quảng Châu 廣州 và Triệu Khánh 肇慶 (đều thuộc tỉnh Quảng Đông 廣東, Trung Quốc) theo dòng di dân sang lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỷ 1718. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Chùa Ông, vì ở chính điện thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công).
Chùa được khởi công xây dựng trên phần đất 532m2 vào năm 1894 (năm Quang Tự thứ 20, và là năm Thành Thái thứ 6), đến năm 1896 thì hoàn thành. Và cũng như một số ngôi chùa của người Hoa khác, Chùa Ông không nằm biệt lập mà nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, cạnh bến Ninh Kiều.
Từ khi xây dựng (1894) cho đến ngày nay, diện mạo của chùa Ông gần như không thay đổi. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc (國)với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau, ở giữa chùa một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời).
Chánh điện do ông La Ích Xe khởi công xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19, Nhà khách do ông La Thành Cơ (con trai của La Ích Xe) xây dựng vào cuối thế kỷ ấy. Và khu nhà khói (nhà bếp) do Dương Lập Cang xây dựng vào năm 1931. Tuy việc dựng chùa trải qua ba thời kỳ với ba kiểu kiến trúc có ít nhiều dị biệt; nhưng chúng lại rất hài hòa với nhau, tạo thành một quần thể kiến trúc mang phong cách chùa Hoa độc đáo.
Cũng giống như nhiều ngôi chùa Hoa khác, Chùa Ông có màu sắc sặc sỡ, tươi vui; nhưng vẫn mang nét cổ kính.
Tiền điện: thờ Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố (bên trái) và Phúc Đức Chính Thần (còn gọi là Ông Bổn, thờ bên phải).
Sân thiên tỉnh: trong sân đặt hai bộ binh khí (bát bửu), chậu kiểng và bàn hương án. Ngoài ra, ở đây còn treo một số đèn lồng, và rất nhiều hương vòng do người dân đem đến dâng cúng.
Chính điện: Ở giữa thờ Quan Thánh Đế quân, bên trái thờ Đỗng Vĩnh trạng nguyên và Tài Bạch tinh quân (còn gọi là Thần Tài), bên phải thờ Thiên Hậu Thánh mẫu. Ngoài ra, trong chùa ông còn có gian thờ Bồ Tát Quan Âm.
Các tượng thờ trong chùa được làm bằng những chất liệu khác nhau: gỗ, thạch cao,…
Chùa Ông có nhiều lễ hội trong năm, nhưng tiêu biểu nhất là ngày vía (ngày sinh) Quan Thánh Đế Quân được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 (âm lịch) và ngày vía Thiên Hậu Thánh mẫu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 (âm lịch)…
Bên cạnh các giá trị về mỹ thuật, Chùa Ông còn có ý nghĩa về mặt lịch sử. Trong cuộc chiến tranh trước năm 1975, đây là nơi đùm bọc và chở che cho những cán bộ cách mạng hoạt động trong nội thành.
Với những giá trị về lịch sử và nghệ thuật như thế, ngày 21 tháng 6 năm 1993, Chùa Ông đã được công nhận là \