Cây Xanh

Chùa liên phái (hà nội): tổng hợp thông tin và kinh nghiệm hành hương

Có dịp đến thủ đô Hà Nội, du khách hành hương không nên bỏ qua địa điểm tâm linh Phật giáo nổi tiếng lâu đời tại đây là chùa liên phái. Giữa thành phố xô bồ hối hả, ta không chỉ có thể quên đi những lo toan, mệt mỏi mà còn có cơ hội khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống xưa và nay tại ngôi chùa đặc biệt này.

Chùa Liên Phái – ngôi chùa tọa lạc giữa lòng Hà Nội

Tọa lạc tại ngõ Liên Phái thuộc phố Bạch Mai, trung tâm Thủ đô Hà Nội, chùa Liên Phái là một trong những ngôi chùa đại diện cho Phật giáo tại Thủ đô. 

Trải qua gần 300 năm tồn tại và phát triển, chùa Liên Phái là một trong những biểu tượng tâm linh Phật giáo lâu đời tại thủ đô Hà Nội. Với những giá trị về lịch sử còn lưu giữ, chùa đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1962.

Lịch sử về ngôi chùa

Tại chùa vẫn còn lưu giữ tấm bia đá cho biết chùa được xây dựng vào năm Bảo Thái thứ 7 (tức 1726). Nơi đây là tổ đình của Thiền phái Liên Tông (dòng hoa sen) – một trong những phái thiền của Phật giáo bản địa Việt Nam – xuất hiện cuối thời Hậu Lê.

Xem thêm: Chùa Lý Quốc Sư thờ ai? Kiến trúc cổ tự linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Tương truyền rằng, chùa do Lân Giác Thượng sĩ (tức Ông hoàng Trịnh Thập – phò mã vua Lê Hy Tông). Lúc bấy giờ, Trịnh Thập cho đào đất ở gò cao sau phủ để làm hồ thì phát hiện một ngó sen. Ông cho rằng tư dinh nhà mình đã được Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni giáng lâm và tin rằng mình có duyên với đạo Phật. Sau đó, ông đã xây lại phủ đệ của mình thành chùa Liên Hoa và xuống tóc xuất gia, trở thành Lân Giác Thượng Sĩ trụ trì và là  vị tổ thứ nhất của chùa này.

Thượng sĩ Trịnh Thập ( Đệ Nhất Tổ Như Trừng) mất năm 37 tuổi (1733), nhân dân đã xây ngôi tháp Cửu Sinh để chôn cất ông tại khuôn viên sau chùa – nơi tìm thấy ngó sen. Đây là ngôi tháp cổ nhất và có lai lịch rõ ràng nhất trong khu vực nội thành ở Hà Nội. Bên cạnh đó, chùa còn có một ngôi tháp lớn khác là tháp Diệu Quang cao 10 tầng được xây vào thế kỉ XIX. Tháp này là nơi đặt xá lợi Tổ Diệu Quang cùng 5 nhà sư khác.

Ban đầu, chùa có tên là chùa Liên Hoa rồi được đổi tên thành chùa Liên Tông vào năm 1733. Đến năm 1840, vì kiêng huý vua Thiệu Trị nên chùa lại đổi tên một lần nữa và có tên gọi chính thức là chùa Liên Phái. 

Xem thêm :  Mèo toyger: [tất cả những gì bạn cần biết]

Điều đặc biệt tại chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái không chỉ được biết đến là nơi hành hương khấn phật của con hương đệ tử gần xa mà còn là nơi làm bùa, giải trùng tang và bốc bát hương linh nghiệm có tiếng tại đây.

Điều này bắt nguồn từ lúc sinh thời, sư tổ Lân Giác Thượng sĩ đã chứng kiến rất nhiều những cái chết liên tiếp trong gia đình và dòng họ trong một thời gian ngắn (hay còn gọi là hiện tượng “trùng tang”). Để hóa giải được điều này, Ngài đã viết ra bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh” cùng với bộ ván làm bằng gỗ khắc bùa giải để giúp những vong hồn đã khuất được siêu thoát. Ngoài ra thì chùa Hàm Long – ngôi chùa do Lân Giác Thượng sĩ khởi công xây dựng  tại Bắc Ninh là nơi chuyên để nhốt trùng.

Các đời trụ trì

  • Thiền Sư Như Trừng Lân Giác

  • Thiền sư Tính Dược

  • Tổ Khai Sơn

  • Tổ Bảo Sơn

  • Tổ Từ phong

  • Hòa thượng Thích Thanh Tuệ (?-6/1992)

  • Hòa Thượng Thích Gia Quang (1992- nay)

Kiến trúc

Trải qua nhiều đợt trùng tu và tôn tạo, chùa đã được sửa chữa và xây thêm nhiều hạng mục trở nên khang trang như ngày hôm nay. Kiến trúc chùa hầu như vẫn giữ được hình dạng từ lúc xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc như các ngôi chùa thời Lê.

Kiến trúc chùa ngày nay bao gồm các hạng mục chính là cổng, sân vườn, tiền đường và khu Tam Bảo. Tất cả được thiết kế theo hình chữ “ Đinh” trong Hán tự.

Xem thêm: Tại sao chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) lại là biểu tượng Phật giáo xứ Kinh Bắc

Tới cổng chùa, ta sẽ thấy hai hồ nước rộng đối xứng hai bên tạo nên cảnh tượng nên thơ, thoáng mát và thanh tịnh. Phía trước khu chùa chính là vị trí ngôi tháp Diệu Quang kiểu dáng hình lục lăng giống như một chiếc bút lông vươn lên trời.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin lịch sử và kiến trúc ngôi chùa Dận xứ Kinh Bắc

Bước qua cổng là tới khoảng sân rộng rãi, tĩnh lặng có bóng cây cổ thụ rợp mát. Tại đây có nhà bia khá lớn, là nơi lưu giữ 34 tấm bia ghi lại sự tích của chùa và các lần tu bổ, cùng tên những người đóng góp công đức tôn tạo chùa.

 

Qua sân rộng là nhà tiền đường và khu Tam Bảo nằm kề nhau. Tiền đường bên phải gồm 5 gian, gian giữa đặt 3 bàn thờ, phía trên có đại tự Liên Phái tự, thượng điện nối với gian giữa tiền đường bằng một nếp nhà dọc ba gian.

Phía còn lại là khu Tam Bảo là nơi thờ Phật cũng gồm 5 gian khá rộng. Tại đây đặt 3 pho Tam Thế, 3 pho A Di Đà, 3 pho Thích Ca Thế Tôn, một pho Thích Ca Cửu Long, 3 pho Thánh Hiền, 3 pho Đức Ông, 2 pho Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 pho quan hầu. Là nơi thờ Phật nên khu Tam bảo có kết cấu vững chắc, trang trí tỉ mỉ và công phu. Nổi bật nhất là khung cửa được làm bằng gỗ quý tỏa mùi thơm dễ chịu, các cửa võng ở trong khu đều được sơn son thiếp vàng, chạm trổ họa tiết sắc nét.

Xem thêm :  Phan xi păng thuộc tỉnh nào ? cao bao nhiêu mét? thuộc tỉnh nào

 

 

Từ khu Tam Bảo đi qua một sân nhỏ là đến nhà Tổ gồm 11 gian, là nơi đặt  9 pho tượng Tổ.

 

 

Sau chùa là gò đất cao gồm chín ngôi tháp xây thành ba hàng không đồng đều.Trong đó có ngôi tháp Cửu Sinh xây bằng đá có tuổi đời gần 300 năm tuổi là mộ tháp của vị tổ sư đầu tiên chùa Liên Phái. Cùng với đó là những bảo tháp cao nhiều tầng có niên đại từ thế kỉ 19.

Trong chùa Liên Phái có một quả chuông cổ có giá trị lịch sử, lưu giữ nét chữ thời Lê Trung Hưng là “Liên Tông tục diện” (Liên Tông kế tục sáng ngời).

Kinh nghiệm lễ chùa Liên Phái

Là nơi lưu giữ những giá trị dân tộc cùng nét đẹp cổ kính lâu đời hiện hữu qua gần 300 năm, chùa Liên Phái là địa điểm hành hương tâm linh của rất nhiều du khách từ các vùng miền khác nhau. Đặc biệt trong những dịp đặc biệt như lễ Tết hay các ngày hội Phật giáo, chùa đón tiếp hàng ngàn người dân tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa cùng lòng hướng thiện tới cầu an, sức khỏe cho gia đình.

Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Liên Phái, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.

 

Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng. 

Lộ trình di chuyển tới chùa tối ưu nhất

Địa chỉ chùa Liên Phái tại ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khu hồ Hoàn Kiếm khoảng 3,5km về phía nam. Du khách tới tham quan, hành hương dâng lễ có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng đều rất tiện lợi.

Với phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo 2 đường là từ ngõ 17A Tạ Quang Bửu hoặc từ ngõ Chùa Liên Phái số 182 phố Bạch Mai đều có thể đến được chùa. Cổng ngõ phố Bạch Mai có đề tên chùa bằng cả chữ Hán lẫn Quốc ngữ.

Xem thêm :  Cách trồng ớt cay tại nhà – cách chăm sóc ớt cho quả ăn quanh năm

 

Với phương tiện công cộng, các tuyến bus đi qua phố Tạ Quang Bửu như 08A, 08B, 18, 23, 26 xuống tại điểm dừng Sân vận động Bách Khoa cách chùa 200m.


Chùa Liên Phái – ngôi chùa cổ kính đất kinh kỳ


Nằm cuối con ngõ cùng tên ở phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, chùa Liên Phái là một ngôi chùa có kiến trúc cổ với giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa.
Chùa được xây dựng bởi sự phát tâm của Trịnh Thập (cháu nội Chúa Trịnh Căn và là con rể vua Lê Hy Tông) sau khi phát hiện một ngó sen lúc đào đất ở gò cao sau phủ để xây bể cạn. Cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo, Trịnh Thập quyết định chuyển phủ của mình thành chùa Liên Hoa (nay là Liên Phái), đồng thời theo đạo Phật, trở thành Như Trừng Lân Giác trụ trì trong chính ngôi chùa này.
Chùa Liên Phái là số ít các chùa tại Hà Nội còn giữ nguyên được dáng cổ. Chùa xây năm 1726, là tổ đình của Thiền phái Liên Tông (dòng hoa sen) – một trong những phái thiền của Phật giáo bản địa Việt Nam – xuất hiện cuối thời Hậu Lê.
Thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729) chùa có tên là Liên Hoa, đến năm 1733, chùa đổi tên là Liên Tông. Năm 1841, vì phải kiêng tên Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Thiệu Trị nên chùa đổi tên là Liên Phái.
Qua các thời kỳ lịch sử, chùa đã được tu bổ nhiều lần, các đợt tu bổ lớn nhất là vào năm Ất Mão 1855, năm Kỷ Tỵ 1869… Năm 1962, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Không chỉ nổi bật với kiến trúc cổ đặc sắc, Liên Phái là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội về việc xem trùng tang và cho bùa trùng tang. Người Hà Nội thường hay về đây để xem việc người thân trong gia đình mất có trùng tang hay không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt.
Sinh thời, thấy chúng sinh quá lo sợ “trùng tang”, Hòa thượng Trịnh Thập đã viết nên pho kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải cổ, để chuyên hóa giải Trùng tang cho các vong linh chết trùng và giúp cho những vong hồn được siêu linh.
Bên cạnh việc tập trung xây dựng chùa Liên Phái, thầy Như Trừng Lân Giác còn khởi công xây dựng chùa Hàm Long trở thành Đệ Nhất chùa \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button