Cây Xanh

Chùa bối khê

Bạn đang xem: Chùa bối khê Tại Website nhahangcarnaval.com

Tọa lạc tại ngoại thành thành phố Hà Nội, chùa bối khê là địa điểm hành hương tâm linh của du khách thập phương, nhất là trong những dịp tết đến xuân về. Chùa Bối Khê thờ ai?

Sơ lược về ngôi chùa Bối Khê

Chùa Bối Khê có tên chữ là Đại Bi tự, là ngôi chùa thuộc thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội trên diện tích khoảng 5.000m². 

Tên gọi chùa Bối Khê được hình thành do chùa dựng trên đất làng Bối Khê, sau này là thôn Song Khê thuộc ngoại thành Hà Nội.

Chùa Bối Khê thể hiện rõ sự hòa quyện giữa Phật giáo và Đạo giáo theo dạng thức “tiền Phật, hậu Thánh”. Từ “Đại Bi” trong tên chữ Đại Bi tự của chùa có ý nghĩa chỉ lòng thương xót con người vô hạn của Phật. Ngoài ra, nơi đây còn là một trong số ít các chùa còn lưu lại những dấu vết kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần, thể hiện quá trình phát triển của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến

Năm 1979, chùa Bối Khê được Bộ Văn hóa & Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1979

Về lịch sử chùa

Chùa Bối Khê được xây dựng vào khoảng năm 1338 vào đầu thời Trần dựa vào kết quả phân tích, so sánh kiến trúc và nghệ thuật trang trí với các chùa thời đó. Nhưng cũng có giả thuyết chùa được xây dựng vào thời Lý và được trùng tu vào thời Trần, căn cứ vào khối đá chạm trổ theo phong cách thời Lý và các văn bia trong chùa. 

Việc trùng tu tôn tạo chùa được diễn ra liên tục xuyên suốt các thời kỳ Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn (1923) mà minh chứng còn lại ngày nay là những di vật, văn bia cùng chi tiết kiến trúc, chạm khắc còn lưu giữ nguyên vẹn. 

Xem thêm: Chùa Hiến – Biểu tượng tâm linh Phật giáo tỉnh Hưng Yên

Tới những năm đầu thế kỉ XIX, chùa Bối Khê đã bị xuống cấp nặng nề. Lần tôn tạo lớn nhất là vào năm 2004 khi chùa được phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tạo và phục hồi di tích với tổng dự toán đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Theo đó, nhà Tổ, nhà Mẫu đã được dịch chuyển theo hướng Bắc. Bên cạnh đó còn mở rộng quy mô bằng việc di dời Trường Tiểu học Tam Hưng nằm ở phía trước bên phải Ngũ Không Môn và kè giếng hai bên sân trong ngôi chùa, tạo nên cảnh quan kiến trúc như này hôm nay. 

Tham quan chùa Bối Khê

Trước khi đi đến cổng Tam quan, du khách sẽ đi qua hệ thống gồm cổng Ngũ Không môn và cây cầu bắc qua một con ngòi dẫn đến cổng Tam quan.

Xem thêm :  Top 20 loại cây trồng trong nhà có ý nghĩa phong thủy tốt nhất

Ngũ Không môn gồm 5 cổng được xây dựng hoàn toàn bằng gạch và trang trí với phong cách Nguyễn muộn với các đề tài tứ linh, hoa trái, voi ngựa đắp bằng vữa và vẽ lên tường. Trước cổng nhìn về phía tây là cây đa cổ thụ và 5 ngôi tháp mộ của các vị trụ trì đã mất. 

Xem thêm: Chùa Lôi Âm (Quảng Ninh) – Điểm đến tâm linh với cảnh đẹp tựa như chốn thần tiên

Cổng Tam quan gồm ba gian bằng gỗ, kết cấu theo kiểu hai tầng tám mái, một gian hai chái. Tầng trên là gác chuông gồm 2 quả chuông lớn được đúc vào năm 1844 và 1908. 

 

Bước vào sân chùa, ta có thể thấy chùa có kiến trúc chính là “nội (nhị) công ngoại quốc” cân xứng theo một trục chính. Hai dãy hành lang bao bọc tại hai bên nơi thờ chính (Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện), là nơi thờ 18 vị La Hán. Tòa Thánh Điện gồm Đại bái, ống muống và Hậu cung cũng theo kết cấu theo hình chữ “Công(工)” , được nối với hai dãy hành lang này tạo thành kiến trúc hình chữ “Công(工)” lớn hơn.

Việc thờ tự tại chùa Bối Khê đi theo bố cục theo kiểu “tiền Phật, hậu Thánh”. Phật được bố trí thờ tự ở phía trước tại tòa Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện với tổng cộng 27 pho tượng. Tiền đường gồm bảy gian gồm một gian giữa, hai  gian hai bên cùng hai hồi và hai chái.

Tiếp theo là Thiêu hương có kiến trúc và độ cao mặt nền tương tự với Tiền đường. Thượng điện theo lối kiến trúc một gian – hai chái độc lập với bốn đầu đao tạo thành hình dáng một bông sen hé nở. Hệ thống tượng Phật được thờ tại đây khá phong phú và bố trí thờ tự theo phái đại thừa.

 

Nổi bật là pho tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay với tư thế bán Kiết già, áo không tay chạy lượn biên, gặp lá sen sau lưng, phía trước phủ qua vai chảy xuống lòng đùi, gập xô nhiều lớp trên mặt bệ. Tượng cao 2,53m được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên bệ đá khối hộp đồ sộ niên đại từ thời Trần. Hai bên  đặt tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ thời Nguyễn, cao 1,35m. 

Xem thêm: Chùa Vạn Niên – cổ tự thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội

Tiếp đến là cung Thánh là nơi thờ vọng Đức Thánh Bối và các vị thánh khác. Đức Thánh Bối có tên gọi là Nguyễn Bình An, người làng Bối, sinh thời Ngài đã tu tại chùa Bối Khê. Ngài có công giúp vua Trần đánh giặc ngoại xâm nên được vua Trần phong cho làm Thượng đẳng thần. Thánh điện tại chùa Bối Khê được biết đến là nơi đặt nhiều tượng thờ Thánh nhất trong số các chùa “tiền Phật hậu Thánh” hiện nay.

Phía sau khuôn viên chùa còn lưu giữ hầm kiểu mẫu thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được đào từ năm 1948. Hầm dài 3 km, có ba ngách, hai cửa chạy vòng quanh làng tạo ra thế liên hoàn chiến đấu dưới lòng đất. Các cửa ngách khác đều đã được bịt lại.

Xem thêm :  18 địa điểm du lịch đẹp nhất ở quảng bình

Riêng căn hầm tại chùa Bối Khê vẫn giữ được một cửa và địa đạo dài khoảng 7m, là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử của nhân dân làng Bối Khê thời đó.

Hoa sen đất chùa Bối Khê

Khi tới chùa Bối Khê, du khách không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng hai cây hoa sen đất được ví như “cành hoa sen” đất nằm cạnh tòa Thượng điện. Hoa sen đất tại đây được  người dân Bối Khê xem như báu vật của làng.

Chúng đặc biệt đến nỗi, người ta từng chiết đem sang trồng ở nơi khác nhưng hầu như hoa không sống tươi tốt được như ở chùa Bối Khê. Bông hoa sen trắng ngần gồm 9 hoặc 10 cánh lớn tỏa hương hương thơm ngát một vùng. Muốn được quan sát hoa, du khách cần đến vào mùa hoa nở từ tháng tư đến tháng sáu âm lịch.

Lễ hội chùa diễn ra khi nào?

Hằng năm, chùa lại tổ chức lễ hội vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch là ngày đánh dấu việc dân Bối Khê xin duệ hiệu và rước bát nhang Đức thánh Bối về thờ vọng.

Lễ hội có phần rước lễ và hội thi đốt pháo đầu xuân trong nghi lễ đánh trống thiêng cùng các trò chơi dân gian như chọi gà, đánh đu, hát chèo. Du khách tới hội chùa cầu lộc, cầu duyên và cầu năm mới bình an, may mắn. Ngoài ra, ở chùa Bối Khê còn có những nghi lễ cầu mưa được tổ chức khi trời nắng mãi không mưa.

Kinh nghiệm hành hương dâng lễ chùa Bối Khê

Nên sắm lễ gì khi tới chùa?

Với những giá trị lịch sử, văn hóa qua bao thế hệ thời đại, chùa Bối Khê là địa điểm hành hương tâm linh của rất nhiều du khách gần xa. Đặc biệt trong những dịp đặc biệt như lễ Tết hay các ngày hội Phật giáo, chùa đón tiếp hàng ngàn người dân tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật Thánh cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.

Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Bối Khê, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Còn với đồ lễ Thánh có thể sắm lễ chay mặn tùy tâm nhưng nếu sắm đồ mặn chỉ nên chuẩn bị những đồ đơn giản như gà, giò, rượu,…

Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

Xem thêm :  Top 10+ loại cây hoa ưa bóng râm đẹp dễ trồng trong nhà 2020

 

Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.

Vị trí chùa

Chùa tọa lạc ngay giữa thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, cách thị xã Hà Đông chừng 13km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km về phía Nam. Khi chọn phương tiện di chuyển tới chùa, du khách có thể sử dụng xe máy, ô tô hoặc phương tiện công cộng như xe bus (xe 94, 103). Tới điểm dừng tại đầu làng Đại Định rồi rẽ trái đi tiếp qua chợ, bưu điện và trụ sở UBND xã Tam Hưng sẽ thấy vườn tháp chùa Bối Khê.


Chùa Bối Khê – bảo vật quý từ thời Trần bị đánh cắp | Chùa Đại Bi – Đặc sắc kiến trúc chùa cổ


Chùa Bối Khê (tên chữ: Đại Bi tự) là ngôi chùa cổ tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội. Ngôi chùa nổi tiếng là một trong số ít các chùa còn lưu lại những dấu vết kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần, đồng thời mang nhiều giá trị nổi bật cho quá trình phát triển của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ trong suốt chiều dài lịch sử phong kiếnChùa Bối Khê (tên chữ: Đại Bi tự) là ngôi chùa cổ tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội. Ngôi chùa nổi tiếng là một trong số ít các chùa còn lưu lại những dấu vết kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần, đồng thời mang nhiều giá trị nổi bật cho quá trình phát triển của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến
Chùa cũng là một trong hai công trình kiến trúc cổ Việt Nam còn lưu lại hình thức đấu củng với tư cách là một thành phần kết cấu chịu lực.[5][6] Việc nghiên cứu về chùa Bối Khê đã được các học giả Pháp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ 20 và sau đó là các nhà nghiên cứu Việt Nam thúc đẩy liên tục từ những năm 1960 đến nay
Chùa đã được Bộ trưởng Bộ văn hóa và thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1979 (theo wikipedia)
chuaboikhe hanoi bongbechtravel phatgiao thanhoai chuadaibi daibitu

[CONNECT]
☞ Fanpage: https://www.facebook.com/bongbechtravel
© Bản quyền thuộc về Bông Bếch Travel
☞ Vui lòng không đăng lại
☞ Do not Reup

For sponsorship, product reviews, you can email me: hoanganhtuan3012@gmail.com

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button