Cây Xanh

Phản biện chủ nghĩa xê dịch

Sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân- cây bút tài hoa trong làng văn là người cổ súy tích cực cho chủ nghĩa xê dịch. Phương châm sống của ông là “luôn thay đổi thực đơn cho giác quan”. Chủ nghĩa xê dịch theo đó được hiểu như là sự chuyển đổi vị trí về địa lý, chuyển đổi cảm giác về hình ảnh…

.Nhưng từ câu chuyện chủ nghĩa xê dịch mà Nguyễn Tuân tôn thờ, chúng tôi thiển nghĩ đến một thứ chủ nghĩa xê dịch khác, ấy là chủ nghĩa xê dịch trong chuyển đổi các giá trị sống.Nó thực chất là gì? Nó tốt hay không tốt? Theo được hay nên chối bỏ…? Đó là vấn đề cần phải được xác định và bàn luận.

Bạn đang xem: Chủ nghĩa xê dịch

Trước hết xin bàn đến giá trị. Theo định nghĩa thông thường, hàm nghĩa giá trị được gắn với các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, theo Wikipedia “

Giá trị là những nguyên tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người”. Còn theo “Từ điển Tiếng Việt” “giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa. Là cái đáng quý về một mặt nào đó” (Người viết chọn nghĩa này)Giá trị có những biểu hiện đa dạng, nó vừa có giá trị chung, vừa có giá trị riêng; Giá trị vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan; Có giá trị hữu hình và giá trị vô hình; Giá trị có thể lâu dài và cũng có những giá trị nhất thời; Có giá trị ổn định và giá trị biến đổi; thậm chí có cả những giá trị dương và giá trị âm…

Như cách hiểu chung nhất, giá trị thường gắn với một sự vật, hiện tượng, sự kiện… nào đó. Nhưng thực tế đã xuất hiện (không ít) sự chuyển đổi, “xê dịch” giá trị khiến những tiêu chí của giá trị này lại bị “biến đổi” thành một tiêu chí khác, đôi lúc nó còn thoát ly khá xa so với giá trị vốn có hoặc giá trị ban đầu.

Từ xa xưa các bậc tiền nhân đã nhận thấy ý nghĩa của những vẻ đẹp đích thực, vẻ đẹp từ bên trong, các “chân giá trị”. Vì thế mới có câu “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Thực tế cho thấy với những giá trị vốn có tự nó đã tỏa sáng, không cần tô vẽ. Và cũng chỉ những giá trị đích thực mới có sức sống trường tồn, mới được cộng đồng vinh danh. Chúng ta vừa tiễn đưa vị tướng của dân tộc về với “thế giới người hiền”, con người đã từng lập nên những chiến công “Lừng lẫy…chấn động địa cầu” ấy sau đó đã trở về trong cuộc sống đời thường bình dị, lặng lẽ. Trong suốt một thời gian dài không mấy khi Người xuất hiện ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng khi Người ra đi, cả dân tộc đã khóc. Những người hữu danh và vô danh, cả trẻ lẫn già, miền ngược, miền xuôi, nông thôn, thành thị đều có mặt trong dòng người đưa tiễn. Đó là thứ bằng khen, là tấm huân chương được tạc vào lòng người dân, mà nhân dân là bất tử vì vậy Người cũng sẽ trở thành bất tử.Nhưng vào một lúc nào đó, tại một nơi nào đó, người ta vẫn thấy ồn ào, náo động khi không ít vị lãnh đạo đã tranh thủ những việc công vụ hiển nhiên thành những dịp “đánh bóng” bản thân. Họ nghĩ rằng (và tưởng rằng) phải “quảng bá” như thế mọi người mới biết đến mình. Có nhiều người “sưu tầm” cho mình khá nhiều bằng cấp từ trong đến ngoài nước, từ Đại học đến trình độ Tiến sĩ, nhưng những giá trị nền tảng không có nên rốt cục họ vẫn chỉ là những “Tiến sĩ giấy”, Và điều đáng nói là cũng không ít người trong số đó thực tài thì ít, thực tâm thì nhẹ, nhưng với những thủ thuật như thế họ cũng “qua mặt” được khá nhiều người. Dân ta vốn thật thà, chất phác. Họ có thể tin vì những người có cương vị, “danh chính, ngôn thuân”. Nhưng phản bội lòng tin của họ thì hậu quả sẽ khôn lường.Những giá trị hoán đổi không bao giờ bền vững.

Xem thêm :  Trường đại học vũ hán, trung quốc

Lại nữa, không ít vị lãnh đạo, quản lý không dám đối mặt với một thực tế là những thuộc cấp của mình nhiều người xuất sắc hơn mình. Và thế là họ đem những “mưu hèn, kế bẩn” tìm mọi cách để phủ nhận khả năng của cấp dưới, họ dựa thế, ỷ quyền để chèn ép, trù dập cấp dưới. Giá trị đích thực có lúc bị dao động, bị lung lay. Những người xung quanh thoạt tiên ngờ ngợ vì họ biết rõ cả cấp trên lẫn đồng nghiệp của mình. Nhưng rồi từ chỗ ngờ ngợ đến hoài nghi, từ chỗ hoài nghi họ bắt đầu tin…Giá trị bị quy chiếu sang một hướng khác. Nó có thể không còn là giá trị, từ giá trị “dương” nó trở thành giá trị “âm”. Người mang giá trị chán chường, thất vọng và trở thành những kẻ bất đắc chí hoặc là người nhu nhược. Công cuộc “Xê dịch” giá trị được hoàn tất.

Xem thêm: Tặng Full Bộ Giftcode Tru Tiên 3D Tặng Game Thủ 2000 Giftcode Trị Giá 1 Triệu

Nhưng có lẽ sự “xê dịch” giá trị trong các mối quan hệ xã hội mới là điều cần được bàn đến ở đây. Gần đây dư luận đã từng xót xa trước hàng loạt các vụ việc trong mối quan hệ gia đình. Gia đình – tế bào hạt nhân của xã hôi, là nơi lưu giữ những giá trị vi mô nhất, nhưng cũng bền vững nhất, hiện đang đối mặt với nguy cơ giá trị vốn có bị xâm thực, xói mòn. Rất nhiều vụ việc vợ sẵn sàng tẩm xăng đốt chồng; đầu độc chồng đến chết. Không ít ông chồng “”xuống tay” một cách không thương tiếc với người vợ từng “đầu gói tay ấp” của mình, Tình nghĩa phu thê chưa bao giờ lại lỏng lẻo và rẻ mạt đến vậy.

Xem thêm :  Cách chăm bón cho cây hoa đồng tiền ra nhiều hoa nhất

Chữ hiếu một thời vốn nằm trong “tam cương” của xã hội thì bây giờ cũng đang thay đổi đến chóng mặt. Bên cạnh sự “”xê dịch” mang tính tất yếu để điều chỉnh những yếu tố không còn phù hợp (Ví như tư duy “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”) thì cũng không ít những giá trị bị tráo đổi gây choáng trong cộng đồng. Tình trạng con cái bạo hành cha mẹ có vẻ đã trở thành “com bữa”. Đáng sợ hơn nữa nhiều “bậc” con cái lợi dụng lúc cha mẹ khuất núi để “tăng thu nhập”, để đánh giá, kiểm tra “độ trung thành” của đám thuộc cấp…(!), để chứng tỏ rằng mình sang, nhiều mối quan hệ…(!)Quay trở lại đặc tính giá trị. Thông thường giá trị vốn có sẽ được gia tăng nhằm phát huy sự tác động và tầm ảnh hưởng. Gia tăng giá trị là việc nâng cao tầm nhận thức, kĩ năng và tri thức cho người thẩm định và chịu ảnh hưởng của giá trị. Có thể cụ thể hóa bằng sơ đồ sau:

*

Theo đó, khi nhận thức, kĩ năng và tri thức được nâng cao thì giá trị vốn đã được khẳng định sẽ được gia tăng. Sự phát triển xã hội dựa trên các giá trị nền tảng cốt lõi sẽ đảm bảo tính ổn định và bền vững. Nhưng sẽ theo hướng ngược lại nếu ba yếu tố trên (Nhận thức, kĩ năng và tri thức) lại bị suy giảm. Sự xê dịch giá trị lại đi theo một hướng khác nữa.

Cũng cần phải nói thếm về việc tạo giá trị mới. bản chất của các giá trị gắn liền với sự thừa nhận của số đông, của cộng đồng. Chí được coi là một giá trị khi nó mang tính ổn định, nhất quán; Nó đem lại lợi ích chung và được cộng đồng thừa nhận. Trong từng lĩnh vực khác nhau, giá trị mới được hình thành lại chứa đựng nhũng yếu tố mang tính đặc thù. Ví như việc tạo giá trị mới trong hoạt động quản lý nhà nước – gắn liền với hoạch định chính sách – đòi hỏi một số tiêu chí sau: (x.sơ đồ)

*

Nhìn vào sơ đồ có thể thấy, để tạo ra một giá trị công, phải đảm bảo chi phí hình thành giá trị mới đó phải ở mức thấp nhất, không tốn kém so với hiệu quả mà nó mang lại. Giá trị đó phải mang tính ổn định, nhất quán, phải thể hiện được quyền lực của nhà nước và được người dân thừa nhận, tuân thủ. Và lẽ dĩ nhiên sẽ chỉ được coi là giá trị công mới khi nó thực hiện được các mục tiêu đề ra: Cụ thể, định lượng, thực tế, khả thi, có hạn định thời gian, đem lại lợi ích chung.

Xem thêm :  Khám phá 10 đặc sản quảng ngãi không thể không thử

Chính vì vậy việc những yếu tố mới (Chúng tôi gọi là “yếu tố mới”) được xây dựng với danh nghĩa nhà nước nhằm thực hiện việc quản lý, điều hành mà không thỏa mãn các tiêu chí như trên thì đó chưa phải là giá trị. Nếu cứ cố “gò” để buộc người dân chấp nhận đó cũng được coi là một kiểu xê dịch của giá trị theo hướng bất hợp lý, cần phải loại trừ.

Sự tráo đổi giá trị, hay sự xê dịch giá trị trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường là mối đe dọa cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. nếu không cẩn thận nó sẽ làm giảm sức đề kháng của một quốc gia trước các đợt sóng của thời kì hội nhập. Chính vì vậy bảo vệ các giá trị vốn có, kiểm soát quá trình biến đổi giá trị, nhất là các giá trị văn hóa sao cho vừa đảm bảo yếu tố lịch đại (Giữ gìn được những giá trị truyền thống) vừa phù hợp với các tiêu chí đồng đại (Phù hợp với xu thế) trước hết phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các nhà quản lý và của mỗi người dân!


CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH LÀ GÌ? | LTC Podcast | EPS 06


CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH LÀ GÌ?
“Chủ nghĩa xê dịch” không còn là cụm từ quá xa lạ với những người trẻ thuộc thế hệ Millennials – khái niệm dùng để chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000 (1835 tuổi). Bởi ngày nay khái niệm “xê dịch” đang trở thành một phần cốt lõi trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nói một cách đơn giản, nó giống như một liều thuốc chữa phiền muồn mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống.
“Xê dịch” được xem như một công cụ thay đổi bản thân và giúp con người trở nên cởi mở và phóng khoáng hơn. “Chủ nghĩa xê dịch” ra đời đi ngược lại với những định hướng và bản ngã mà ông cha ta đã dạy về một chủ nghĩa phát triển tại chỗ.
Nhưng liệu niềm tin vào lối sống xê dịch có đúng đắn? Hay chúng ta đang đè lên nó một áp lực kỳ vọng không hề nhẹ ký chút nào?
Đọc thêm tại đây: leadthechange.asia/chunghiaxedichlagi/
Theo dõi chúng tôi qua
Website: https://leadthechange.asia
Facebook page: https://bit.ly/3b3FhEU
LeadTheChangePodcast Chunghiaxedich Chuyendi Chandikhongmoi Hanhtrinhkhamphabanthan LeadTheChange

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button