Cây Xanh

Hoi choi trau do son

Bạn đang xem: Hoi choi trau do son Tại Website nhahangcarnaval.com


Hội chọi trâu đồ sơn

Hội chọi trâu ở Ðồ Sơn
(Hải Phòng) diễn ra chính thức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên
trước đó đã có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch.

vcf_doson1.gif (19503 bytes)

Việc chuẩn bị cho lễ hội
này thật là công phu, phải chọn mua, nuôi và luyện trâu. Trâu chọi phải
là” ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi trai, đít nhọn, sừng cánh cung,
trường đùi…”, trâu từ 4 đến 5 năm tuổi trở lên. Trâu chọi được
nuôi ở chuồng riêng, không tiếp xúc với trâu thường.

Mở đầu lễ hội là cuộc
tế lễ kéo dài gần đến trưa mới xong. Tiếp theo là đám rước trâu độc
đáo có phường bát âm cùng một kiệu lớn do 12 trai đinh vạm vỡ khiêng. Sáu
con trâu được tắm rửa sạch sẽ, lưng trùm vải đỏ, sừng thắt dải lụa hồng.
Sau đến nghi thức múa cờ của 24 thanh niên như là 2 đội quân đang giao
chiến. Múa cờ xong, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ
Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại
gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột
nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau, với các động tác điêu
luyện…. Khán giả hò reo cổ vũ.

Khi đã phân thắng bại,
cảnh “Thu trâu” cũng diễn ra vô cùng hấp dẫn bắt bằng được con
thắng để phải thi đấu xếp loại, phân ngôi nhất nhì…

Chọi trâu ở Ðồ Sơn là
một ngày hội, gắn với tục thờ thuỷ thần và với tục hiến sinh. Nhưng độc
đáo hơn cả là thể hiện tinh thần thượng võ của người dân Ðồ Sơn, Hải
Phòng. 

 

Lễ hội chọi trâu


Hội chọi trâu ở Ðồ Sơn có từ bao giờ? Tới
nay chưa tìm ra chứng cớ hoặc văn bản nào ghi lại. Còn truyền thuyết về
nguồn gốc lễ hội “độc nhất vô nhị” này thì có rất nhiều. Mỗi một truyền
thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau, nhưng đều khẳng định: Hội
chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả
cảm rất độc đáo của người Ðồ Sơn.

Hội chọi trâu Ðồ Sơn đã từng mai một trong suốt một thời gian dài. Cho đến
năm 1990, Ðảng bộ, chính quyền thị xã Ðồ Sơn đã khôi phục hội chọi trâu
truyền thống. Ðể có những ngày hội náo nức, người dân Ðồ Sơn phải chuẩn bị
rất công phu trong khoảng 8 tháng. Ðiều quan trọng bậc nhất là việc tìm và
nuôi dưỡng trâu. Sau Tết âm lịch, các “sới chọi” đều cử người có nhiều kinh
nghiệm đi khắp nơi để mua trâu. Nhiều người Ðồ Sơn thường đến những vùng lân
cận như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình… và một số huyện ở ngoại thành Hải
Phòng để tìm kiếm trâu. Theo kinh nghiệm thì trâu chọi ở những nơi này
thường giật giải nhiều hơn. Chọn trâu là một công việc cầu kỳ và tỉ mỉ.
Những con trâu đủ tiêu chuẩn là những con trâu đực khoẻ mạnh: ức rộng, cổ
tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu. Ðó là trâu cổ cò. Lưng trâu càng dày,
càng phẳng càng tốt. Háng trâu phải rộng, nhưng thu nhỏ về phía hậu, càng
nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh
cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt
Trâu phải đen, tròng đỏ. Mặt trâu càng giống mặt ngựa là trâu chọi hay.

Việc chọn trâu đã khó, việc huấn luyện trâu càng khó hơn. Những người được
cử ra chăm sóc trâu thường là những người có nhiều kinh nghiệm. Trâu chọi
được nuôi ở chuồng riêng, kín đáo. Ðiều đặc biệt là không cho trâu chọi
trông thấy trâu nhà. Mục đích là để trâu chọi khôi phục bản năng hoang dã.
Trâu được huấn luyện tại các “sới chọi” (đó là những bãi đất rộng, nhiều
người đứng xung quanh, gõ chiêng trống và hò hét để tập cho trâu quen với
không khí của ngày hội). Những người nhiều kinh nghiệm mới huấn luyện cho
trâu có những miếng đánh hay, độc đáo. Trâu được chọn là trâu chọi, mọi
người đều phải gọi là ông trâu. Trâu nào đoạt giải nhất, được tôn lên thánh
cụ: Cụ Trâu.

Xem thêm :  Cách trồng thanh long “siêu năng suất” cho bà con

Ở Ðồ Sơn, mỗi phường đều có những người mê trâu chọi, có kinh nghiệm tìm,
chăn dắt, huấn luyện trâu chọi, đáng tôn bậc nghệ nhân. Trong ngày hội, tên
của họ được nhắc đến với tư cách là chủ của “ông trâu” đang vào trận.

Mở đầu hội chọi trâu là lễ tế thần Ðiểm Tước (vị thuỷ thần Ðồ Sơn và cũng là
Thành hoàng chung cho cả vùng Ðồ Sơn). Gần đây nhiều thủ tục trước khi chọi
có phần đơn giản hơn, nhưng không vì vậy mà lượng người đến xem ít đi. Trái
lại quanh sân vận động, vòng trong, vòng ngoài.

Sau tiếng loa giới thiệu, các ông trâu được các chàng trai dẫn vào sới. Khi
cách nhau khoảng 20 m các đối thủ được bỏ “sẹo”. Cả đấu trường lặng đi một
lúc. Bất chợt, hai trâu lao vào nhau gọi là thế “tử lao”. Cuộc đấu diễn ra
trong tiếng reo hò vang dậy của hàng ngàn khán giả.

Có trận chỉ diễn ra dăm phút, sự phân thắng bại rất nhanh.. Song có trận kéo
dài hàng tiếng đồng hồ vẫn không phân thắng bại. Không khí sới chọi sôi động,
tiếng cổ vũ, vỗ tay, reo hò vang dậy. Cuối trận đấu là màn thu trâu. Màn
“thu trâu” diễn ra đầy tính nghệ thuật và không kém phần hồi hộp. Khi con
trâu thua bỏ chạy, trâu thắng vẫn còn hăng máu đuổi theo, người bắt trâu có
nhiệm vụ giữ trâu thắng lại. Ðây là một việc làm dũng cảm, vì hai trâu chỉ
cách nhau vài mét, nếu không có kinh nghiệm sẽ rất nguy hiểm.

Tưng bừng Hội Chọi trâu Đồ Sơn

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn
– TP Hải Phòng, được tổ chức vào 9/8 âm lịch hàng năm, đây không chỉ là một
ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện
tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng.

 

Từ bao đời nay, câu ca
dao cổ của người dân Đồ Sơn nói về Hội chọi trâu quê mình như một biểu
tượng để nhớ về quê hương, như một tiếng gọi về nguồn tha thiết:

 

“Dù ai buôn đâu,
bán đâu
Mùng 9 thang 8 chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm bề
Mùng 9 tháng 8 thì về chọi trâu”

 

Theo truyền thuyết và
thần tích rằng, từ rất lâu, một số ngư dân ở bể Thần Hóa bị bão làm trôi
dạt vào chân núi Tháp. Nhưng khi đó Đồ Sơn còn hoang vu, con người bất
lực trước thiên nhiên, họ chỉ biết cầu xin thần linh phù hộ. Đúng vào
dịp rằm tháng tám, chợt nhìn thấy trên biển có vòng hào quang lớn, giữa
hào quang là một cụ già đầu tóc bạc phơ, đang ngắm nhìn một đôi trâu
đang chọi nhau trên sóng. Người Đồ Sơn thủa ấy tin rằng thần linh phù hộ
nên lập đền thờ theo duệ hiệu thần là “Điểm tước Đại vương”. Họ đi mua
trâu về mổ để tế thần, qua đình, hai con trâu quay vào nhau chọi nhau
quyết liệt. Người dân cho rằng thần thích xem trâu chọi nên hàng năm tổ
chức chọi trâu để tế thần và hội chọi trâu bắt nguồn từ đó.

Xem thêm :  Bí quyết chọn chim vành khuyên như ý

 

Từ cuối tháng giêng âm
lịch, ăn Tết xong là người Đồ Sơn đã ngược lên mạn Tây Bắc, hay xuôi vào
Nghệ An, Hà Tĩnh để tìm cho được những con trâu tốt với những đặc điểm:
“…ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi trai, đít nhót, lưng tôm bà, sừng cánh
cung…”, độ tuổi từ 7 -8 năm tuổi.

 

Mua được con trâu vừa ý
là điều đáng mừng, nhưng để con trâu chọi được thì còn phải luyện, luyện
có hay thì mới mong trâu phường mình chiến thắng. Khi mới đưa về, trâu
thường được tẩm bổ cho có đủ sức lực, tập chạy, lội bùn, leo núi, thích
nghi với những biến đổi thời tiết nhằm nâng sức chịu đựng, dẻo dai. Tùy
từng trường hợp, có thể vót sừng nhọn hoặc múi khế. Tập cho trâu bạo dạn
trước đông người và âm thanh huyên náo, mầu sắc rực rỡ trong hội. Trước
khi vào vòng chung kết, vòng loại thường được tổ chức vào ngày 8-6 âm
lịch, trâu được vào vòng trong sẽ tiếp tục được luyện tập với cường độ
cao hơn, học những ngón đòn hiểm hơn nữa.

 

Lễ hội chọi trâu cũng
như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày
mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm
Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau
đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm
thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng. Tại đình
làng, các  chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ
thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là “Ông trâu”, là biểu tượng của
tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày
chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình. Từ đây, lễ
rước các “Ông trâu” ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ
thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.

 

Phần hội diễn ra vào
chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa
khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa
uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong
những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng,
tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc
giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những
lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan
chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của
con người chống chọi với biển khơi.

 

Đúng 8 giờ, tiếng trống,
tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ
hai cổng bắc – nam của sới đấu, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân
cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía
di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo
người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau. Thường
thì các chú trâu đâm phập vào nhau, một tiếng động khô khốc của sọ trâu,
sừng trâu va chạm. Cú đánh này có tên là miếng “hổ lao”. Sau miếng hổ
lao có khi làm nổ mắt, long sừng, vỡ sọ, hai đấu thủ hăng tiết choãi
chân lấy tấn, cổ đẩy lùi hoặc lật ngửa đối phương bằng cặp sừng khóa
chặt vào nhau. Nhiều cặp trâu vào trận cứ ung dung, cứ nhởn nhơ gặm cỏ,
hít hít, nghênh nghênh, người am hiểu biết rằng đây là lúc trâu đang
thăm dò nhau để tìm ra ngón đòn quyết định. Sau một cú “cáng” hoặc “càm”,
khi con trâu thua trận bỏ chạy, là lúc người có trâu thắng phải thực
hiện “thu trâu” rất nguy hiểm vì con trâu thắng đang hăng máu …

Xem thêm :  Dấu hiệu mèo có bầu - 11 điểm nhận biết mèo mang thai

 

Năm nay có 16 “Ông trâu”
của 7 phường tại quận Đồ Sơn vào chung kết, chia thành 8 cặp đấu loại
trực tiếp. Sau 15 “kháp đấu” quyết liệt, chức vô địch và phần thưởng trị
giá 25 triệu đồng đã thuộc về trâu số 28 của ông Nguyễn Khắc Thơ (
phường Ngọc Xuyên). Sau trận đấu, dù thắng hay thua, trâu chọi đều được
xẻ thịt để lễ tạ Thành Hoàng. Thịt trâu chọi còn được đem bán, người mua
với ý nghĩa lấy lộc cho cả năm.

 

Theo quan niệm cổ xưa,
nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều
may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi
biển. Nhưng có lẽ ý nghĩa hơn cả, lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá
tâm linh của người dân miền biển đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn
của du khách, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên
hải.

Theo Nhân dân
(09/09/

 



CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN 2017 | Những pha chọi trâu kinh dị – Chung kết lễ hội chọi trâu đồ sơn hải phòng 4


►Hãy đăng ký (Subscribe) để xem cập nhật những video chọi trâu mới nhất: https://www.youtube.com/channel/UCScnxn6XcfO0ii1XTDLS32w
►GOOGLE+: https://plus.google.com/u/0/+zuckingsimi
►Tiêu đề: CHỌI TRÂU | Những pha chọi trâu kinh dị Chung kết lễ hội chọi trâu đồ sơn hải phòng
►Link video: https://youtu.be/rqeGnosc_4E
►Lễ hội chọi Trâu là lễ hội truyền thống của các địa phương nhưng ngày nay cứ mùa lễ hội lại thu hút khá đông khác du lịch từ khắm nơi đổ về để xem và giải trí. Đây là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc và quảng bá giống tốt.
► Lịch sử lễ hội
Sự hình thành khó xác định, lễ chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tinh thần thượng võ, sự táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của dân tộc ta. Đó là lễ tế thần vị thuỷ thần thường diễn ra.
Để chuẩn bị người nuôi trâu đã phải lựa chọn rất công phu trong việc tìm và nuôi dưỡng trâu, chăm sóc kĩ lưỡng trong khoảng một năm. Thông thường thì sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Kạn… mới tìm được con trâu vừa ý. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương…. là trâu gan. Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ.
Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ trống và hò hét. Người huấn luyện, phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí.
Bắt đầu từ hai phía của sới chọi, \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button