Cây Xanh

Chợ cầu muối – “đất dữ” sài gòn những năm 70-80

Trước và sau 1975, thành phần bụi đời, người sống lang thang tụ tập, lập ra các băng nhóm để cát cứ, thu tiền bảo kê của những tiểu thương ở vựa cá, vựa trái cây quanh khu vực chợ cầu muối, nơi nổi tiếng về dυ đãпġ Sài Gòn.

Giao thông ở Sài Gòn-Gia Định trước đây chủ yếu bằng đường thủy. Những con sông, kênh rạch chằng chịt khắp nơi.
Tuy nhiên, hỏi những người SàiGòn xưa, ai cũng có thể biết, rạch Bến Nghé quan trọng như thế nào đối với mảnh đất này vào những năm của thế kỷ 19, 20. Đây có thể coi là cửa ngõ của thành phố, là nơi giao thương diễn ra sôi nổi nhất.

 

Vùng đất Cầu Kho

Xuyên suốt trục đường Cô Giang ngày nay chạy ven theo rạch Bến Nghé trước đây được triều đình nhà Nguyễn đặt là khu Cầu Kho.

Cái tên này xuất phát từ việc, sau khi khảo sát vùng đất SàiGòn-Gia Định, nhận thấy mảnh đất này có nhiều điều kiện phát triển giao thương, dân cư đông đúc, cùng với đó, người nước ngoài (chủ yếu là người Hoa) tấp nập buôn bán, nhà Nguyễn đã ra lệnh cho các quan lại của mình tìm cách phát triển nơi này.
Tuy nhiên, ngầm trong chỉ thị này là triều đình nhà Nguyễn muốn tạo dựng ra một khu vực nhà kho để chứa lương thực, hàng hóa mua bán, trước mắt thì phục vụ thông thương, sau hơn nữa là để phòng trừ các biến cố.

Với địa thế vô cùng thuận lợi, rạch Bến Nghé đương nhiên trở thành con đường huyết mạch dẫn tàu bè vào Sài Gòn-GiaĐịnh, khu Cầu Kho cũng bắt đầu xuất phát từ đây.

Theo chỉ thị từ triều đình, quan lại tại SàiGòn-Gia Định bắt đầu cho xây dựng hàng loạt các kho đụn để tích trữ lương thảo cùng với đó là lập ra hàng loạt các điểm kiểm tra để thu thuế các tiểu thương buôn bán.

Từ đây, hoạt động thông thương bắt đầu phát triển một cách hết sức mạnh mẽ ở khu vực này. Thông thường, theo quán tính, các tiểu thương thường tập trung buôn bán ở chỗ đông người để thuận tiện giá cả, tiêu thụ hàng hóa vì vậy khi triều Nguyễn cho xây đụn lương thực ở Cầu Kho thì nơi đây nhanh chóng thu.hút được dân tứ xứ.

Xem thêm :  Khám phá 10 đặc sản quảng ngãi không thể không thử

Chợ Cầu Muối là vị trí trung tâm của khu vực thông thương vì nó nằm ngay sát rạch Bến Nghé, rất thuận lợi cho việc di chuyển của tàu bè ra vào. Tại Chợ Cầu Muối khi đó, mặt hàng chủ yếu mà tiểu thương tập trung buôn bán là hoa quả, lương thực và hải sản.

Ngay từ lúc mới hình thành, các khu vực buôn bán đã được chia tách biệt ra từng khu vực khác nhau. Chợ cá nằm hẳn ở một nơi, gần sông để tiện cho việc rửa ráy, chợ lương thực gạo thóc thì lui vào bên trong để tránh nước ẩm, hoa quả thì chủ yếu được thực hiện giao dịch ngay trên thuyền đã khiến cho toàn bộ khu Chợ Cầu Muối nhộn nhịp cả trên bờ lẫn dưới nước.

Xung quanh khu Chợ Cầu Muối, người Hoa Kiều dần dần kéo về sinh sống rất đông. Họ mở quán ăn, nhà trọ, quán nước để phục vụ tiểu thương và người lao động. Lúc đầu, ngoài tiểu thương các nơi kéo đến, giới bốc vác, cửu vạn tại Chợ Cầu Muối chủ yếu là những dân quanh vùng.

Tuy nhiên, khi mà hoạt động buôn bán càng ngày càng phát triển thì người dân tứ xứ đã kéo về đây để mà xin việc làm. Chợ Cầu Muối vốn đã xô bồ, tấp nập nay dân khắp nơi đổ về càng khiến nơi này trở nên hỗп loạп, giới quan lại khó lòng mà cai quản nổi.

Giang hồ xuất hiện là tất yếu

 

Những đội bốc xếp lần lượt ra đời và đem lại việc làm cho nhiều lao động nghèo. Cũng từ đó việc bảo kê, thu tiền các tiểu thương, ăn chia với các đội bốc xếp trở thành quy luật “bất thành văn” của các băпg пhóm.

Những cái tên như Lộc “Cầu Muối”, Quý “tử hình” (anh ruột Lai anh, Lai em trong vụ án Năm Cam), Cung “Cô Bắc” luôn là nỗi ám ảnh của bà con tiểu thương

Trong mắt những người đã gắn bó từ thuở lọt lòng với chợ Cầu Muối, khi ấy việc tìm kiếm kế sinh nhai ở đây luôn rất dễ dàng, bởi vậy nên người từ tứ xứ đổ về làm ăn. Từ đám bụi đời, dυ đãпġ ở SàiGòn cho đến những người ở tận vùng ngoài, Hà Nội, Hải Phòng… đều có.

Xem thêm :  Mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng

“Hồi đó làm ăn, kiếm tiền dễ lắm, làm cái gì cũng ra tiền hết. Người người ở tứ xứ, ở tận Hà Nội, Hải Phòng cũng tập trung về. Lúc đó, mỗi ngày tui chỉ cần thức dậy sớm, mất vài ba tiếng chở đồ cho mấy vựa trái cây là sống khỏe”. Chú Tùng (58 tuổi, ngụ đường Cô Giang, phường cầu Ông Lãnh), chạy hon đa ôm ở chợ Bến Thành, quận 1 cho biết.

Đâɱ chéɱ

Trong quá khứ, nổi cộm nhất về dυ đãпġ ở Cầu Muối khiến ai cũng phải rùng mình khi nhắc đến là anh em nhà họ Châu Phát Lai. Riêng Lai Anh nổi tiếng với máυ çướpgɨật, còn Lai Em, máυ giaпġ ʜồ, sắc lạnh của một ông trùm đ.âɱ thuê ch.éɱ mướn khét tiếng khắp cả một vùng.

Từ 7 tuổi đã sống bụi đời, lớn lên tham gia vào lực lượng Dân phòng và gắn bó mấy chục năm với khu này, chú Mười (65 tuổi, ngụ đường Bùi Viện, quận 1) kể lại: “Lai Anh thì chỉ hay đi cướp giật đồ thôi, nói đến giang hồ và máυ lạnh ở Cầu Muối chỉ có thằng Lai Em. Hồi đó hay thấy Lai Em, Năm Cam và Thảo “ma” (cánh tay đắc lực của Năm Cam – NV) ngồi nhậu ở quán bên góc đường Hàm Nghi”.

Chú Mười kể tiếp: “Du đãng lúc đó nhiều không đếm hết được đâu, có một thời gian tui cũng bán chỗ chợ cá ngoài Cầu Muối. Rạng sáng, cứ mỗi khi khiêng hàng ra thì mấy thằng dυ đãпġ kéo lại bắt cá, lựa con nào to nhất đem đi bán rẻ rồi kiếm tiền húƫ cʜícʜ. Tụi nó cứ hoành hành mà chẳng ai dám lên tiếng”.

Đại lộ Võ Văn Kiệt được xây dựng nối hai miền Đông – Tây của SGòn

Sau khi thực hiện giải tỏa, di dời vựa cá về chợ Bình Điền (quận 8), vựa trái cây về chợ nông sản Thủ Đức, các tên dυđãпġ hầu hết phải đi cải tạo thì khu vực Cầu Muối như được trút bỏ khỏi những ƫệпạn.

Giờ đây, nhiều tiểu thương vẫn lấy hàng từ chợ nông sản về bán, ở hai bên chân cầu vẫn tồn tại một ngôi chợ tự phát, chủ yếu cung cấp thực phẩm nhỏ lẻ cho hộ gia đình.

Hết tấp nập họp chợ, Bến Chương Dương nhộn nhịp ngày nào giờ được giải tỏa, đại lộ Võ Văn Kiệt nối hai vùng đông tây của Sài Gòn được xây dựng. Đám này ngày xưa cũng tan rã dần. Người đi cải tạo, người thì “ra đi”. Số còn lại, người “cải tà quy chính”, ra khỏi chốn lao t.ù thì kiếm sống bằng nghề chạy honda ôm, buôn bán nhỏ lẻ.

Xem thêm :  Loài hoa dây leo với sắc màu rực rỡ « iuhoa

Những căn nhà cũ ngày xưa vẫn tồn tại ở khu vực chợ Cầu Muối khét tiếng du đãng

Trong những ngày lân la, tìm hiểu về dυ đãпġ, giaпġ ʜồ Sài Gòn xưa, tôi được chú P. (57 tuổi, ngụ đường Cô Bắc, quận 1), một du đãng SGòn thứ thiệt ở Cầu Muối mới ra tù kể: “Nói mày nghe. Lúc mới ra tù tao cũng đi bộ chết luôn, cũng mất phương hướng, khốn đốn lắm chứ. Tao phải đi mua trả góp chiếc xe Dream mà giống y như xe bò vậy. Chỗ quen biết nên anh em cũng tạo điều kiện, gần một năm sau mới trả hết 3 triệu tiền mua xe. Dần rồi tao chạy xe ôm góp ít tiền, sắm sửa, thay hết lại dàn đồ. Nên giờ cứ chạy tà tà kiếm sống cho đoạn ngày tháng qua chứ cũng chẳng phải lo gì”.

Nơi đây giờ cuộc sống đã thay đổi, thế nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của SGòn xưa.

Nguồn:

https://danviet.vn/vi-sao-cho-cau-muoi-lai-nhieu-giang-ho-7777824722.htm

https://thoixua.vn/sai-gon-xua/hinh-anh-cho-cau-ong-lanh-va-cho-cau-muoi-ngay-xua.html?amp_markup=1

http://2saigon.vn/xa-hoi/net-xua-saigon/dat-du-sai-gon-ngay-ay.


CHỢ CẦU MUỐI SÀI GÒN ngày ấy và bây giờ ra sao _ lang thang sài gòn ngày nay


ĐĂNG KÝ KÊNH và lang thang cùng Sunny Doan channel MIỄN PHÍ tại: [ http://bit.ly/2A5dVLj]
Hay cần hỗ trợ xin vui lòng liên lạc Facebook của Sunny Doan : https://www.facebook.com/sunny.doan.14
…………………………………………………………………………………
Sunny Doan lang thang sài gòn ngày nay và Sunny Doan muốn mời anh chị xa sài gòn cùng lang thang nhìn lại chợ cầu muối ngày để so sánh và hoài niệm. Nhân chuyến lang thang này để nhìn nhận một phần nào đó hình ảnh cuộc sống sài gòn ngày nay để anh chị viet kieu hai ngoai xa sài gòn nhìn lại sài gòn ngày nay mà xưa kia đã có kỷ niệm về sài gòn và so sánh sài gòn xưa và nay như thế nào thông qua video này nhé. Nhân đây kính chúc anh chị luôn vui tươi và tràn đầy hạnh phúc ạ.
Sunny Doan đặt tên cho video này là: CHỢ CẦU MUỐI SÀI GÒN ngày ấy và bây giờ ra sao lang thang sài
Thân ái,
sunnydoan saigonngaynay langthangsaigon

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button