Tổng Hợp

Cách nuôi chim nhồng biết nói

Nhồng (tên khoa học là: Gracula Religiosa) là giống chim cảnh biết nói, được giới nuôi chim không những ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới đều chọn nuôi vì có tài nhái giọng, nhất là giọng người, tài giỏi hơn tất cả các giống chim biết nói khác trên thế giới này.

Xưa nay, nếu bàn đến việc nuôi chim biết nói làm cảnh thì chắc chắn giống chim đầu tiên mà người nào cũng muôn chọn nuôi là con Nhồng, do ai cũng phục tài bắt chước giọng quá chính xác của nó. Ngay con người mà bắt chước giọng nói của nhau, chưa chắc chuẩn giọng như con Nhồng.

Tên khoa học của Nhồng là Gracula Religiosa. Tại nước ta, con Nhồng có nhiều tên khác nữa là: chim Yểng, là Liều Ca, hay chim Tần Cát Liễu. Nhưng cái tên thông dụng của nó ở miền Nam là Nhồng, và ở miền Bắc là con Yểng.

Từ xa xưa, ông bà mình đã biết tài cán con Nhồng rồi, nên họ đã bắt về nuôi, và liệt nó vào các loài chim quí hiếm. Người ta nuôi Nhồng như nuôi chim làm cảnh, làm cái chuồng nhỏ ở trước sân, rồi dạy cho nó những câu chào hỏi khách khứa, hợp với tính hiếu khách của dân mình, và những câu nói thông thường khác.

Những con chim biết nói giỏi trở nên những món quà quí giá để tiến vào Cung Vua Phủ Chúa, và tại đây chúng được các ông Hoàng bà Chúa nâng niu trìu mến, cho nuôi dưỡng cẩn thận, và dạy nói thêm những câu lễ phép hợp chốn cung đình… Rồi đến các quan lớn, quan bé, các nhà giàu có cũng đua đòi nuôi Nhồng, coi như đó là thứ giải trí hảo hạng, hiếm lạ ít ai có.

Nhồng nuôi để sau này bắt chước nói giọng người là loại Nhồng con, bắt nuôi từ khi chúng con nằm trong ổ, mới được mươi lăm ngày tuổi mới khôn. Nhưng, Nhồng con thì khó bắt vì giống này sống trong tận rừng sâu và những vùng có núi đá vôi. Chúng làm tổ trong các hốc cạnh sườn nui đá vôi hoặc hốc cây với độ cao vài ba chục thước. Chim con mà còn nho như vậy bắt về lại khó nuôi nên sống sót được cũng không nhiều. Có lẽ vì vậy nên giá Nhồng thường đắt, chỉ hợp với túi tiền cua người giàu có mà thôi. Đó là tình trạng nuôi Nhồng ở các tỉnh miền Bắc.

Trong Nam thì khí hậu có lẽ hợp với giống chim Nhồng hơn, nên chúng sinh sôi nảy nở khá nhiều. Chúng sống có vùng, nhất là những vùng cao nguyên có rừng có suối. Ở Trảng Bom. Lộc Ninh, Hớn Quản, Bù Đăng Bù Đốp… được coi như quê hương của Nhồng.

Đến mùa sinh sản của Nhồng, từ tháng Tư Âm lịch hằng năm, số Nhồng con được bắt đem về bán ở các chợ chim Thuận Kiều. Lê Hồng Phong và các tiệm chim khác ở các quận huyện khá nhiều. Đó là chưa nói một số lớn đưa về bán ở các tỉnh vùng sông Tiền, sông Hậu, và đi ngược ra các tỉnh miệt ngoài.

Nói một cách khác, mức cung cầu Nhồng ở trong Nam hằng năm đều được giới chăn nuôi hài lòng.

Nhưng, giá Nhồng thì lúc nào cũng cao. Nhồng con thường có cái giá trên dưới 250 ngàn mỗi con, nghĩa là theo thời giá khoảng năm phân vàng y, chứ không phải ít. Nhồng bổi thì giá hạ, nhưng ít người nuôi, vì không thể “nói” được. Nhồng chuyền nuôi lâu cũng không biết “nói”, nó chỉ biết huýt gió và nói gió gây sự ồn ào huyên náo mà thôi.

Nuôi Nhồng là để nghe “nói”, nếu chỉ nuôi để nghe huýt gió thì đâu có hứng thú gì, nuôi chỉ tốn công tốn của vô ích. Cái khoản tốn kém cho Nhồng thì ai cũng biết, không phải cơm mà là ớt tươi. Ở vùng nương rẫy thì có thể trồng hay sang vườn hàng xóm xin được, mà ra chợ mua ớt cũng rẻ. Ai ở thành phố, đến mùa ớt đắt, một ngàn chỉ mua được vài trái thì làm sao đủ sức cho Nhồng ăn?

Hình dáng:

nhìn vào hình dáng chim Nhồng chắc không ai cho là đẹp, trái lại còn chê… thô nữa là khác. Thân mình dài khoảng 30 phân, mình phủ toàn lông đen nhánh, chỉ có chót cánh là có tí lông trắng.

Bộ lông này lúc chim còn nhỏ thì đen xỉn, xấu xí, nhưng sau một vài lượt thay lông thì mình chim khoác một bộ lông đen có ánh sắc tươi tắn hơn, nhất là khi có ánh sáng mặt trời phản chiếu vào. Trong cái màu đen ánh sắc đó, người ta có thể nhìn thấy được màu tím xanh ứng lên lẫn lộn rất đẹp.

Đặc biệt là phần má (dưới mắt) và vòng qua sau ót có cái mồng thịt, hay yếm thịt (caroncule) màu vàng, đó là sự bành trướng phần da thịt mà thành. Dù sao thì phần da thịt thừa này cũng điểm tô thêm vẻ đẹp khác lạ cho con chim.

Điều đặc biệt nữa ở con Nhồng là mái trống đều giống hệt nhau từ sắc lông đến hình dáng. Chưa ai tìm ra được một điếm dị đồng nào bên ngoài chúng để phân biệt được giới tính một cách dễ dàng.

Có điều trống mái gì, nếu được nuôi từ nhỏ đều có khả năng bắt chước giọng người cả. Vì vậy, hễ gặp Nhồng là mua nuôi, không ai hơi sức đâu mà thắc mắc vấn đề trống mái, vì nuôi nghe nói chứ đâu phải nuôi để sinh sản! Nhưng, với những người nuôi Nhồng lâu năm cho biết thì Nhồng mái nuôi mau biết nói và còn nói nhiều hơn Nhồng trống. Tuy nhiên có điều bất lợi là tuổi thọ của nó rất ngắn, thường bằng nửa chim trống.

Xem thêm :  5 kiểu tóc ngắn uốn đẹp và cách chăm sóc để giữ nếp tóc uốn đẹp

Tuổi thọ của Nhồng trống trung bình là tám năm, trong khi con mái chỉ ba hoặc bốn năm là cùng. Lý do tuổi thọ ngắn là do nó bị tức trứng mà chết (?).

Xuất xứ:

Nhồng được coi là giống chim quí của vùng Đông Nam Á, sau đó mới được đem nuôi tại châu Âu, và nay thì lan tỏa ra nhiều nước khác. Theo chỗ chúng tôi được biết thì trên thế giới chỉ có mỗi một giống Nhồng mà thôi, mặc dù ở mỗi nước tên nó có khác nhau, nhưng hình dáng bên ngoài và khả năng bắt chước (imiter) đều thông minh tài giỏi giống nhau,

Tại nước ta, Nhồng sinh sống rất nhiều nơi, nhất là vùng rừng sâu và núi đá vôi. Ở miền Bắc vùng Lạng Sơn, và các vùng lân cận là nơi Nhồng tập trung sinh sống, ở miền Trung thì có Kẽ Bảng Quảng Bình, nơi có nhiều núi đá vôi và rừng nguyên sinh. Ở miền Nam thì các vùng Bình Long, Phước Long, tức là từ Chơn Thành trở lên Lộc Ninh, Bù Bàng Bù Đốp là những nơi Nhồng tập trung sinh sống nhiều nhất.

Chúng thích sống từng đôi một hoặc bầy đàn nhỏ chừng bốn năm con, và kiếm ăn ở độ cao lưng chừng và thấp. Chúng rất khôn ngoan làm tổ nơi kín đáo và cao, nên tìm bắt được chim con mà nuôi không phải là việc dễ dàng.

Phương pháp nuôi dưỡng chim con:

Ai cũng biết, có chịu khó nuôi Nhồng từ lúc chúng còn thơ dại, nghĩa là còn nằm trong tổ thì sau này mới có khả năng “nói” giỏi, cho nên phải tìm mua cho được Nhồng con mà nuôi. Thế nhưng, đừng nên bắt chước một số người, chọn mua những chim quá non ngày tuổi về nuôi, cho rằng Nhồng càng non càng khôn, vì khôn đâu không thấy chỉ thấy chúng… dễ chết!

Thật ra, đâu cần phải nuôi Nhồng quá nhỏ, loại chưa giập bọng cứt! Chỉ cần chọn nuôi những chim chưa ra ràng, trên mình còn phủ lông ống, còn gặp người biết há choạc mỏ ra đòi ăn là được. Chim khoảng ba tuần tuổi này nuôi dễ sống hơn, mà lớn lên vẫn khôn, vẫn có khả năng bắt chước giọng tài tình.

Nuôi chim con thì ai cũng biết có hai việc quan trọng cần làm:

  • Cho ăn uống no đủ: tức là chịu khó siêng năng đút mồi cho chim theo thời khắc biểu đàng hoàng. Chẳng hạn chim còn quá nhỏ dại thì mấy ngày đầu cứ nửa giờ cho ăn uống một lần. Giống chim con được ăn no ngủ ấm thì rất mau lớn. Sức lớn của chúng có thể trông thấy được hằng ngày, hôm trước khác, hôm sau đã thấy khác, lớn hơn và trông khôn hơn. Khi chim hơi lớn thì thời gian giừa hai bữa ăn cách nhau khoảng một hoặc hai giờ. Sau cùng thì mỗi ngày chịu khó cho ăn ba bốn lần là được.
  • Độ tháng tuổi là chim biết ăn, nhưng ăn vẫn chưa rành nên không đủ no. Ta nên chịu khó đút tiếp mồi dặm thêm cho chim độ vài tuần nữa. Vì là cho ăn dặm, nên mỗi ngày lo chừng hai bữa sáng chiều là được. Mồi đút cho chim nhồng con có thể là cơm nóng trộn ớt tươi xát nhỏ, viên lại thành từng cục nhỏ bằng hột bắp cho chim dễ nuốt. Thỉnh thoảng ta nên nhồi cơm với thịt bò vụn (xắt nhỏ) hoặc cào cào để chim có đủ chất bổ dưỡng…

Nuôi chim con cũng như nuôi em bé, tránh cho chim bị suy dinh dưỡng, sau này chậm lớn và phát triển không được như ý muôn của mình.

  • Cho chim ngủ nơi ấm áp: Điều này như phần trên chúng tôi đã nói đến là chim non rất cần được ủ ấm ca ngày lần đêm, nhất là ban đêm tiết trời thường trở lạnh. Trong đời sống hoang dã, chim con được chim cha mẹ ủ ấm suốt đêm cho đến ngày chúng tập bay. Vì vậy, nuôi bộ ở nhà, ta phải làm cho chim một chiếc tô nhân tạo, lại cần ssược che chắn kín gió và sưởi ấm bằng đèn điện nữa.

Xin lưu ý là chim con có thể chết cóng vì lạnh một cách mau chóng. Nhất là những khi gặp thời tiết lạnh mà bụng lại đói thì cái chết đến với chúng mau hơn.

Chim con dù ngày nào cũng được ăn uống no đủ, nhưng chỗ ngủ không đủ ấm thì nó có sống được sức khỏe cũng sa sút dần. Nếu nuôi được một lần vài ba chim con để cho chúng nằm chung một tổ thì tốt hơn, vì chúng sẽ truyền thân nhiệt cho nhau khiến con nào cũng ấm áp cả Chim càng lớn thì thân nhiệt càng nhiều.

Ổ chim con rất mau dơ và cũng rất mau ẩm ướt vì vậy, chủ nuôi phải chịu khó thay phần rơm rác bên trong mỗi ngày chừng vài ba lần mới hợp vệ sinh. Nơi ăn chốn ở mà dơ bẩn hôi tanh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chim con.

Như vậy thì việc nuôi dưỡng chim con chỉ có vài ba công việc nhưng lại tốn kém nhiều thì giờ của chủ nuôi. Nhưng, có điều may là thời gian đó kéo dài không lâu, quá lắm là vài tuần, vì khi chim con đã lớn, ngoài tháng tuổi thì chúng đã biết tự tìm lấy thức ăn ở cóng, và cũng không cần đến tổ để sưởi ấm nữa…

Xem thêm :  Tổng hợp 5 cách nấu canh cá nấu dưa chua mới lạ thơm ngon hấp dẫn đơn giản

Lồng nuôi Nhồng:

Chim Nhồng có thân mình lớn hơn Sáo và Cưỡng, bản tính của nó cũng… lanh chanh, ít khi chịu đứng yên một chỗ, nên người ta phải đóng chuồng rộng để nuôi Nhồng.

Kích cỡ của lồng nuôi Nhồng có thể làm hình khối vuông, bề cạnh khỏang sáu hoặc tám tấc, trên có nóc lợp thiếc, bên trong có bắc cầu cho chim đậu, một hay hai cầu là tùy ý thích của chủ nuôi. Nếu là hai cầu thì nên gắn cái thấp cái cao để chim nhảy lên nhảy xuống cho vui mắt.

Nếu chỗ đặt lồng rộng rãi, thì người ta làm lồng theo hình khối chữ nhật, bề ngang chừng một thước hoặc thước hai, bề sâu độ năm hay sáu tàc, và chiều cao thì tùy ý thích của mỗi người, có thể là sáu tấc, tám tấc hay một thước, bên trên cũng lợp nóc thiếc và tất cả đều sơn mới đẹp.

Thật ra, nuôi Nhồng với lồng càng rộng càng cao trông mới thông thoáng và hấp dẫn.

Vách lồng nên làm bằng lưới kẽm ô vuông hay mắt cáo, độ phân vuông, như vậy ngăn ngừa được các giống chim nhỏ hoang dã từ bân ngoài vào phá thức ăn, cùng các loại chuột bọ khác.

Do Nhồng là giống chim dễ bị trúng gió (chết bất thình lình) nên trong lồng nuôi Nhồng người ta thường đặt một cái hộp gỗ hình hộp chữ nhật có bề cạnh khoảng 30 x 15p nghĩa là hình thức giống như cái ổ đẻ của Yến Phụng, cũng trổ cửa ra vào để tối lại Nhồng chui vào đó cho ấm áp mà ngủ.

Ngủ theo cách này thì ban đêm Nhồng không bị trúng gió, nhưng ta cần phải tập cho chúng quen với cách ngủ hộp này khi chúng mới được bắt nuôi ra chuồng.

Ổ ngủ này có thể treo lên vách theo chiều nằm, hoặc đặt ở sàn chuồng cũng được.

Nhiều người còn chia lồng của Nhồng ra làm hai phần: phần trên đóng kín mít bằng ván hay thiếc, có gắn cần đậu để tối lại Nhồng đậu lên đó mà ngủ cho kín gió. Phần dưới vẫn đóng lưới cho thông thoáng, cũng gắn cần đậu để Nhồng nhảy lên xuống mà ăn uống.

Tất nhiên, phần đóng kín phía trên chỉ cần cao khoảng vài mươi phân, đủ sức cản gió mà thôi. Còn phần lưới thông thoáng ở dưới càng cao trông con chim mới đẹp.

Do không biết con Nhồng dễ bị trúng gió mà chết nên nhiều vị hoang mang tưởng giống chim này ưa chết bất đắc kỳ tử, nghĩa là chết thình lình không có triệu chứng gì báo trước cả. Nhiều vị lại hoang mang tin rằng tuổi thọ của Nhồng không được bao nhiêu, hễ con nào nói được đủ giọng là tự nhiên lăn cù ra chết (!). Sự thật, hiểu như vậy là sai, không có tính khoa học.

Chuồng nuôi Nhồng thường xuyên có lon đựng đầy nước uống và lon đựng thức ăn. Đây là giống chim lớn, ăn uống nhiều nên không thể dùng loại cóng nhỏ để chứa thức ăn và nước uống được.

Phía dưới đáy lồng là máng phân. Như chúng tôi đã nói, con Nhồng ăn rất xấu tính, thường làm văng thức ăn ra ngoài, lại bài tiết nhiều nên máng phân rất mau bẩn. Nếu để một vài hôm không quét dọn, cọ rửa thì không những hôi hám mà còn thu hút ruồi nhặng bu lại làm mất vệ sinh.

Nhồng vốn là giống chim nuôi làm cảnh, khi chim biết “nói” thì giá trị của nó tăng lên, tạo được sức lôi cuốn kỳ diệu đối với kẻ hiếu kỳ nên gần như lúc nào chung quanh chuồng cung có người vây quanh để nghe nó biểu diễn những trò vui tai lạ mắt. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng là việc ta nên cập nhật mỗi ngày.

Tài nghệ của Nhồng:

Nhồng là loài chim có tài bắt chước giọng rất tài tình, vì vậy nó mới nhại rõ tiếng người, khiến ai nghe cũng cảm phục.

Nếu tập cho chim nói giọng Bắc, giọng Trung hay giọng Nam, nó đều phát âm đúng cả, nếu người dạy là trẻ con hay con gái, Nhồng cũng bắt chước nói y hệt, tiếng vừa nhó nhẹ vừa thanh trong, giống như giọng cô bé ấy nói ngoài đời… Nếu bất chợt nghe được câu rao hàng trầm bổng, con chim cũng đủ khả năng lặp lại giống y như vậy, gần như không sai một mảy may nào. Nó có thể bắt chước cười một tràng dài, nghe rất thoải mái, nếu nghe được giọng cười vô tư và hồn nhiên của ai đó…

Nếu được tập riêng trong phòng yên tĩnh thì tâm trí của Nhồng không lo ra, nó tập trung để nghe, tất nhiên phải nghe nhiều lần để nhớ dần dần, sau đó mới “nói” lại. Vì vậy, cách phát âm của ta trong lời dạy phải rõ ràng, hơi chậm để cho chim để tiếp thu. Lời dạy cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần, lần này cách lần kia độ mươi lăm giây. Và buổi học không nên kéo dài quá năm phút.

Trong trường hợp buổi dạy đầu mà Nhồng không nhớ, thì bài học đó phải lập đi lập lại trong các buổi học sau, cho đến khi con chim thuộc bài mới chuyển sang câu khác.

Giữa không khí ồn ào của đường phố, của trường học hay chợ búa, thì những âm thanh nào lớn nhất, như câu rao hàng của người bán dạo chẳng hạn, Nhồng sẽ tiếp thu được câu đó.

Xem thêm :  Đồ hóa trang halloween - dụng cụ hóa trang vết thương

Vì vậy, ta nên lựa những giờ yên tĩnh nhất để dạy cho Nhồng nói, sẽ có kết quả tốt hơn.

Xin được phép nhắc lại là chỉ có Nhồng con nuôi lên mới có khả năng bắt chước giỏi, còn nhồng chuyền, nhồng bổi nuôi lâu cũng chỉ biết nói gió, tức nói giọng rừng mà thôi. Có điều chim nuôi do được nuôi dưỡng kỹ nên cái miệng tía lia, còn chim sống hoang dã thì ít khi ta nghe nó nói gió. Người đi rừng lâu năm, ít khi họ nghe tiếng Nhồng hét tướng lên từng chặp như khi được nuôi trong lồng, dù những tiếng hét đó chỉ là giọng rừng.

Nhồng con nuôi lên độ chừng nửa năm là bắt đẩu huýt sáo hoặc nói gió. Giọng nó lúc đầu nhỏ sau to, lúc đầu nói ít sau nói nhiều… Qua tháng tuôi thứ tám thứ chín, có con trễ hơn, Nhồng đã bắt đầu trọ trẹ học nói. Kinh nghiệm cho thấy trong hai năm đầu, tính từ ngày học nói, Nhồng tiếp thu bài học rất nhanh lại nhớ dai. Qua năm thứ ba, thứ tư nó học được ít câu mới, và từ đó cũng bắt đầu quên dần những câu cũ hoặc câu dài khó nhớ.

Vì vậy, dạy cho Nhồng nói, ta nên dạy có phương pháp, phải dạy từ câu ngắn đến câu dài, hễ thuộc câu này mới dạy cho chim câu khác. Thỉnh thoảng phải ôn bài, và cũng nên ôn từ từ, mỗi câu ít ra cũng diễn ra trong vài ba buổi dạy, như vậy chim mới nhớ.

Qua các năm thứ ba, thứ tư, trí nhớ của Nhồng đã bắt đầu kém cỏi, ta không nên “nhồi nhét” cho nó nhiều câu mới, việc làm đó chỉ vô ích mà thôi.

Khi chim biết “nói” ta nên lột lưỡi cho chim, độ vài lần mỗi lần cách nhau vài tháng. Nhờ lột lưỡi nên lưỡi mềm, giọng chim thanh tao ra, giọng nghe rõ hơn. Trong trường hợp không lột lưỡi, chim vẫn “nói” nhưng không rõ tiếng lắm.

Tất cả những gì Nhồng nói là bắt chước câu nói của người khác mà lặp lại nguyên văn. Tự nó không hề tự đặt ra lời để nói.

Thức ăn của Nhồng:

Trong đời sống tự nhiên thì Nhồng thích ăn những loại trái rừng, tức là trái chín có vị ngọt. Trong rừng cũng thường có nhiều bãi ớt hoang, thường là ớt chỉ thiên (ớt mọi) trái nhỏ nhưng vị cay. Đó là thức ăn thích khẩu của Nhồng. Ớt rừng có nhiều cây thuộc loại “cổ thụ” mọc lâu năm, cao ba bốn thước, tàn lá xòe rộng và gốc to bằng bắp về người lớn.

Nuôi trong lồng hoặc chuồng, Nhồng phải ăn theo thức ăn chế biến của người, và chúng tỏ ra thích nghi một cách dễ dàng.

Trước đây người ta tập cho Nhồng ăn cơm trắng trộn với ớt tươi xắt nhỏ. Lượng ớt trộn vào cơm càng cay càng giúp Nhồng ăn thích khẩu hơn. Nhưng, ăn cơm thì mau bẩn chuồng vì thức ăn thường vung vãi và rơi rớt tứ phía. Ngày nay, người ta chế biến thức ăn khô cho Nhồng. Thức ăn này thì mỗi người trộn một cách. Cách được nhiều người áp dụng nhất và đem lại kết quả tốt là tấm rang trộn trứng với bột ớt khô.

Cách thức pha chế như sau:

  • Nửa ký tấm gạo (có thể là gạo nguyên hột).
  • 05 quả trứng gà hay vịt.
  • 400 grs ớt bằm hay xoay nhuyễn.
  • 01 muỗng cà phê đường cát.
  • nửa muỗng cà phê muối.
  • 01 muỗng xúp canh bột xương hay bột sò.

Trước hết rang tấm gạo trong chảo thật vàng. Hột gạo (hay tâm) đang nóng thì mình trộn ớt vào cho ớt thấm vào gạo. Sau đó lại trộn trứng cùng đường cát và muối vào, rồi đem ra phơi nắng cho thật khô. Và cuối cùng là trộn bột sò vào hỗn hợp trên cho thật đều rồi cho vào hộp hay hũ để cho chim ăn dần…

Thức ăn khô này chỉ trộn 1 lần mà cho chim ăn được nhiều ngày. Đó là cái lợi thứ nhất. Những điều lợi khác là đổ vào lon cho chim ăn cả ngày, đói khi nào ăn khi nấy. Hơn nữa, thức ăn khó rơi vãi đỡ hao mà không dơ chuồng.

Trong trường hợp ta có chất khoáng cho ăn riêng, thì trong công thức trên không cần cho bột xương và bột sò.

Mỗi tuần ta nên cho chim ăn chuối chín (chuối sứ) độ vài lần, và mỗi lần chừng nửa trái là vừa.

Tóm lại, nuôi Nhồng thì ai cũng thích, nhưng số người nuôi không nhiều do những trở ngại sau đây:

  • Giá chim con hơi cao, không phải ai cũng có khả năng bỏ ra vài ba trăm ngàn để mua được.
  • Giọng chim hét quá lớn, nhất là khi chim nói gió, chỉ có hét tướng lên, không thích hợp với chỗ ở chật hẹp, phố phường đông đúc.
  • Chim không ăn ớt thì không sung, mà ớt thường thì đắt, nhất là tháng trái mùa.

Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, nêu tập cho con Nhồng “nói” được nhiều câu hay ho, có ý nghĩa thì giá nó có thể lên đến cả lượng vàng, chứ không phái ít. Có điều khi nuôi được con chim quí như vậy, liệu ta có chịu, nhường lại cho người khác hay không?


Chim Nhồng Nói Tiếng Người Như Một Đứa Trẻ – Mynah Bird


Con Nhồng của tôi được một tuổi rồi. Mời anh em thưởng thức nhá. Có thể nói hơn nhiều câu khác nhau, cười giỡn, huýt sáo…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button