Cây Xanh

Chim hạc là con gì? 5 ý nghĩa của chim hạc trong phong thủy

Hình ảnh chim hạc thường thấy trong văn hóa á Đông, đặc biệt là trong tranh ảnh hội họa. Vậy chim hạc là con gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong phong thủy? Cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhá ?

Chim Hạc Là Con Gì?

Chim Hạc Là Con Gì? Chim Hạc Là Con Gì?

Từ xa xưa, chim hạc là loài chim biểu tượng của sự trượng thọ thường được tìm thấy nhiều trong đời sống, văn học, thi, ca hội họa.

Người đời thường nói “Hạc thọ thiên tuế”, “thọ bất khả lượng” để chỉ ra rằng chim Hạc sống lâu đến ngàn năm, không thể đếm được. Vì vậy, trong phong thủy chúng ta thường tặng nhau vật phẩm hình chim hạc để chúc nhau sức khỏe và sống lâu trường thọ.

Chim hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ còn gọi là đại điểu hay nhất phẩm điểu có tính cách của một người quân tử, là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực thiên nhiên từ trời xanh.

Loài hạc có bộ lông màu đen tuyền hoặc trắng muốt và có tuổi thọ. Chính vì vậy mà nó có biểu tượng là sự trường tồn, là tuổi thọ và sự bền vững, hạc còn biểu tượng cho sự thanh đạm, thuần khiết nên được đặt trên bàn thờ ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.

Nhiều người còn đặt tên có chữ “Hạc” để may mắn và trường thọ như: Hạc Thọ, Hạc Linh, Bạch Hạc,….. Nhận thấy những tác dụng tuyệt vời của loài chim này, nhu cầu sử dụng các vật phẩm phong thủy có hình những chú Hạc ngày càng tăng. 

Ngày nay, hình ảnh Hạc được đưa vào tranh chúc thọ, tranh treo tường, bình phong chúc thọ, câu đối và đồ chạm khắc đá cũng trở lên phổ biến hơn.

chim hồng hạc Là Chim Gì?

Chim Hồng Hạc Là Chim Gì? Chim Hồng Hạc Là Chim Gì?

Khác với loài chim hạc ở phương Đông, hồng hạc là loài chim thường sống ở phương Tây và các nước châu Âu.

Chim hồng hạc là loài chim lớn có thể nhận dạng với cái cổ dài, chân dính và lông màu hồng hoặc đỏ. Màu hồng và màu đỏ của lông chim hồng hạc đến từ việc ăn các sắc tố có trong tảo và động vật không xương sống.

Hồng hạc ăn ấu trùng, côn trùng nhỏ, tảo xanh lam và đỏ, động vật thân mềm, động vật giáp xác và cá nhỏ. Xu hướng ăn cả thực vật và thịt khiến chúng trở thành loài ăn tạp. 

Hồng hạc có màu hồng  vì loại tảo mà chúng ăn có chứa beta carotene, một chất hóa học hữu cơ có chứa sắc tố đỏ cam. (Beta carotene cũng có trong nhiều loại thực vật, nhưng đặc biệt là trong cà chua, rau bina, bí ngô, khoai lang và tất nhiên là cà rốt.)

Động vật thân mềm và động vật giáp xác mà hồng hạc ăn vặt có chứa carotenoid đóng gói sắc tố tương tự. 

Hàm lượng Carotenoid trong thức ăn của chúng khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới, đó là lý do tại sao hồng hạc Mỹ thường có màu đỏ tươi và cam, trong khi những con hồng hạc ít hơn ở hồ Nakuru bị hạn hán ở miền trung Kenya lại có màu hồng nhạt hơn.

Biểu Tượng Chim Hạc Có Ở Đâu?

Biểu Tượng Chim Hạc Ở Trung Quốc

Biểu Tượng Chim Hạc Ở Trung Quốc

Trong các loài chim cao quý mang tính biểu tượng thì chim hạc được xem là loài chim đứng thứ 2 sau chu tước trong nghệ thuật và văn hóa Trung Hoa.

Hình ảnh chim hạc thể hiện sự bất tử mang ý nghĩa trường thọ và sự thông tuệ của con người.

Có nhiều truyền thuyết khác nhau về loài chim này, cổ nhân Trung Hoa đúc kết có tứ danh hạc với tứ sắc lông: đen, vàng, trắng, xanh.

Nhưng trong hội họa Trung Hoa, chim hạc thường được thể hiện với bộ lông màu trắng muốt (bạch hạc) là biểu tượng cho sự thanh cao, quyền quý, sự trong sáng và tinh khôi.

Sách cổ ghi lại rất nhiều điều liên quan tới đức tính của hạc, nhìn một cách tổng quát, hạc giống như một người quân tử, không dâm, không dục, trong sạch thuần khiết, tiếng kêu thánh thót, sánh với nhân tài.

Đầu hạc màu đỏ, hành hoả, nơi tập trung khí dương, tạo nên sự bền bỉ và sức sống dẻo dai, vì thế người đời sau dùng hạc để chúc phúc trường thọ, hay để mô phỏng cho sự bền vững. Người đức cao vọng trọng mà chết thì gọi là cưỡi hạc quy tiên.

Trong võ thuật Trung Hoa còn có môn Bạch Hạc quyền thuộc hệ thống ngũ hình quyền mô phỏng các động tác và khả năng thăng bằng của loài hạc với những đòn mở rộng tương tự như cánh hạc xòe ra gọi là Hạc dực tương tự như Thái cực quyền của Võ Đang với tư thế Bạch hạc lượng xí (hạc trắng xòe cánh).

Biểu Tượng Chim Hạc Ở Nhật Bản

Biểu Tượng Chim Hạc Ở Nhật Bản Biểu Tượng Chim Hạc Ở Nhật Bản

Trong văn hóa Nhật Bản, chim hạc là loài chim linh thiêng bởi nó không chỉ là biểu tượng cho sức khỏe, sự trường tồn và hạnh phúc mà còn là đại diện cho trí tuệ, danh dự và sự thủy chung, được biết đến là người bạn đời cho cuộc sống.

Hạc Tancho (sếu đầu đỏ) là tên gọi mang tính trang trọng, chữ “Tan” trong từ tancho có nghĩa là màu đỏ và chữ “cho” dùng để chỉ chỏm lông trên đầu.

Nguồn gốc của từ tancho xuất phát từ đặc điểm của loài hạc là chỏm lông màu đỏ giống như chiếc mũ ngay đỉnh đầu. Người Nhật dùng từ “Tsuru” để gọi loài chim cao quý này.

Chim hạc là loài chim lớn nhất Nhật Bản và được người dân xem như biểu tượng của thiên nhiên.

Loài hạc và Nhật Bản có sự gắn bó, ình chim hạc trang trí ở nhiều nơi như trên lá bài Hana-fuda in hình chim hạc, trên tờ 1.000 Yên Nhật ở hai bên của vòng tròn là hai con chim hạc đang vươn cổ lên trời cao.

Hạc giấy (Orizuru/折鶴) trong nghệ thuật Origami với niềm tin rằng nếu ai đó xếp đủ một nghìn (1.000) con hạc giấy (Senbazuru/千羽鶴) thì sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi.

Chim hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sống bên nhau suốt đời không thay đổi nên người Nhật xem chim hạc là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng.

Người Nhật cũng cho rằng, chim hạc mang lại sự may mắn. Suy nghĩ đó có liên quan đến chỏm lông màu đỏ trên đỉnh đầu của chúng.

Biểu Tượng Chim Hạc Ở Việt Nam

Biểu Tượng Chim Hạc Ở Việt Nam Biểu Tượng Chim Hạc Ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chim hạc được xem là loại chim quý hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ

Trong đình làng, thường xuất hiện hình ảnh của hạc–rùa (tượng tròn, đặt hai ban thờ Thành Hoàng làng), biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu, có ý nghĩa về thời gian và trục vũ trụ

Hình ảnh biểu tượng rùa phong thủy và chim hạc xuất hiện nhiều trong tranh chúc thọ, các bình phong, hoặc tranh vẽ hay đồ chạm khắc.

Đến tham quan các khu đền, miếu, đình, chùa thường thấy tượng rùa cõng trên lưng con chim hạc cao lêu khêu và không chỉ ở các đền chùa mà ngay cả những bộ đỉnh đồng thờ gia tiên cũng sử dụng hình ảnh hai con vật này để thờ cúng.

Khi đem kết hợp sẽ trở thành biểu tượng của sự trường tồn, biểu thị cho khát vọng tốt đẹp, sự kết giữa hai loài sống thọ đội nhau đã tạo nên biểu tượng “thọ đội thọ”

Ngoài ra, hạc được xem như một loài chim quý, thường đi cùng với hình ảnh các thần tiên, ở đâu có hạc là ở đó có tiên, nên nhiều hoa văn, họa tiết trang trí thường có hình ảnh tiên cưỡi hạc.

Truyền Thuyết Chim Hạc Và Rùa

Theo truyền thuyết rùa và chim hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay.

Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước.

Điều này là tượng trưng cho một tình bạn trong sáng, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt

5 Ý Nghĩa Của Chim Hạc Trong Phong Thủy

5 Ý Nghĩa Của Chim Hạc Trong Phong Thủy 5 Ý Nghĩa Của Chim Hạc Trong Phong Thủy

Trong phong thủy, chim hạc mang nhiều ý nghĩa:

Hình ảnh chim hạc uốn lượn trên bầu trời tượng trưng cho một thế giới tốt đẹp, phiêu du ở phía bên kia vì khi ai đó mất đi thì linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường. Vì lẽ đó, trong đám tang của người Hoa, con hạc thường được đặt ở giữa nắp áo quan.

Ngoài ra, hình ảnh bóng chim hạc thấp thoáng giữa những đám mây lại tượng trưng cho tuổi thọ, sự uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả. Hình ảnh hạc phong thủy còn hàm ý chủ nhân đang vươn tới một vị trí cao, đầy quyền lực.

Chim Hạc Mang Ý Nghĩa Trường Thọ

Chim Hạc Mang Ý Nghĩa Trường Thọ Chim Hạc Mang Ý Nghĩa Trường Thọ

Ý nghĩa đầu tiên khi nhắc tới loài chim này là tuổi thọ bởi chim hạc thường sống rất lâu, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm).

Vì vậy người đời sau này sử dụng hình ảnh chim hạc để chúc phúc trường thọ, hay để mô phỏng cho sự bền vững.

Trong các vật phẩm phong thủy mang ý nghĩa tốt lành, hình ảnh chim hạc miệng ngậm Linh chi thường đứng cạnh Ông Thọ, hươu nai, hồ lô – những đại diện của sự trường thọ. Đầu hạc có màu đỏ đại diện cho hành hoả, nơi tập trung khí dương, tạo nên sự bền bỉ và sức sống dẻo dai.

Nếu bạn có ý định đặt quà mừng thọ thì còn gì ý nghĩa hơn là một bức tranh chim hạc cho ông bà hoặc cha mẹ với lời chúc sống lâu và khỏe cùng với con cháu

Đặt một bức tượng hạc nhỏ hoặc treo tranh hạc ở phía Tây Bắc để kích hoạt sự trường tồn cho cả dòng tộc nhà gia chủ, đặc biệt là tuổi thọ của tộc trưởng. 

Chim Hạc Là Hiện Thân Của Sự Quyền Quý, Thanh Cao 

Phẩm chất cao quý là một đức tính được con người sùng bái. Hình ảnh hoa mai, chim hạc chính là những hiện thân cho sự cao quý đó nên từ xưa tới nay vẫn rất được người đời coi trọng.

Sách cổ ghi lại, hạc mang rất nhiều đức tính thanh cao của người quân tử như không dâm, không dục, thuần khiết trong sạch, tiếng kêu thánh thót trong trẻo, tựa như nhân tài…
Chính vì những phẩm chất này nên chữ “hạc” cũng được sử dụng để gọi hoặc ví von với những người, những vật cao quý như: sắc lệnh chiêu mộ hiền sỹ được gọi là “hạc bản”, những điều trên “hạc bản” được gọi là “hạc thư” hoặc “hạc đầu thư”…
Người có tiếng tăm tốt, người tu hành đắc đạo được gọi là “hạc minh chi sĩ”.
Các vương hầu khi muốn tiến cống vật phẩm cho vua để thể hiện lòng kính trọng và lấy sự tin tưởng cũng sử dụng hình tượng chim hạc này.
Từ đó có thể thấy, các bức tranh có xuất hiện hình ảnh chim hạc để thể hiện sự thanh liêm, trí tuệ minh mẫn, không tham lam, không sa đọa vào những điều xấu.

Chim Hạc Là Con Vật Của Đạo Giáo

Chim Hạc Là Con Vật Của Đạo Giáo Chim Hạc Là Con Vật Của Đạo Giáo

Vì là loài chim tiên nên hạc có phong độ và khí phách của những bậc tiên nhân đạo sĩ.  Bởi vậy, chúng được cho là có quan hệ mật thiết với thần tiên trong Đạo gia.
 Tương truyền rằng, các tiên nhân thường cưỡi hạc khi di chuyển, được gọi là “hạc giá”, “hạc ngự”. Về sau, hai khái niệm này đều dùng để chỉ thần tiên, đạo sĩ tu tiên.

Ngoài ra, chim hạc còn ẩn dụ cho đạo cha – con: trong cuốn “Kinh dịch” có viết: “Hạc minh tại âm, kì tử hòa chi” (tức: Hạc kêu trong bóng râm, hạc con họa theo).

Hình tượng này ý muốn nói con cái phải nghe theo lời dạy của người cha, nghĩa rộng là nghe theo lời cha mẹ. Điều này rất phù hợp với đạo cha con trong luân lý truyền thống.

Hình ảnh này có nét tương đồng với hình ảnh con cò trong thơ “Con cò” của Chế Lan Viên:

” Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…”

Chim Hạc Biểu Tượng Của Gia Đình Ấm Êm Hạnh Phúc

Chim Hạc Biểu Tượng Của Gia Đình Ấm Êm Hạnh Phúc Chim Hạc Biểu Tượng Của Gia Đình Ấm Êm Hạnh Phúc

Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất trong các tác phẩm nghệ thuật về chim hạc chính là tranh vẽ đôi hạc hoặc bầy hạc bên gốc tùng.
Sự kết hợp giữa hạc với tùng là biểu tượng cho sự đoàn kết của cả gia đình, lứa đôi hạnh phúc, con đàn cháu đống, gia đình êm ấm sum vầy.

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cặp Biểu Tượng Tùng Hạc

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cặp Biểu Tượng Tùng Hạc Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cặp Biểu Tượng Tùng Hạc

Trong nghệ thuật chạm khắc, hạc cũng thường xuất hiện với gắn liền với cây tùng nên được gọi là tùng hạc

Tùng là một loài cây có sức sống mãnh liệt, người ta thường thấy nó uy nghiêm mọc trên mỏm đá vươn xa về phía trước, như một chí khí anh dũng, sức sống và sự vươn lên của một con người.

Khi người ta khắc họa tùng và hạc thì bức tranh lập tức minh chứng cho chí khí, cốt cách của một con người, là sự trường tồn bền vững, là khao khát sải cánh giữa không trung và là dũng khí đương đầu với mọi gian nan, thử thách…

Hoặc một hình ảnh khác chim hạc đứng trên mỏm đá với sự bề thế cùng cây tùng gọi là: hạc – thạch – tùng, cũng có ý nghĩa và biểu tượng của sự trường thọ, bền vững, dũng khí và bản lĩnh hay một tầng tượng trưng cho sự cao sang và an lạc.

Một Số Hình Ảnh Chim Hạc Khác Và Ý Nghĩa Của Nó

Một Số Hình Ảnh Chim Hạc Khác Và Ý Nghĩa Của Nó Một Số Hình Ảnh Chim Hạc Khác Và Ý Nghĩa Của Nó

Trong phong thủy, chim Hạc được mô tả theo nhiều tư thế khác nhau và mỗi tư thế lại biểu trưng một ý nghĩa đặc biệt.

– Hình ảnh con Hạc trắng có lông đỏ trên đỉnh đầu: Biểu tượng cho sự may mắn, mối quan hệ gia đình hòa thuận, vợ chồng yêu thương gần gũi, con cái hiếu thảo, học giỏi.

– Hình ảnh Hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều: Thể hiện sự mạnh mẽ, quyết tâm đối đầu với khó khăn, may mắn sẽ đến.

– Hình ảnh con Hạc nô đùa trong rừng thông: Tượng trưng cho sự dẻo dai và bền bỉ, hậu vận sung sướng,  giàu có, do sự nỗ lực của bản thân mà làm nên đại nghiệp.

– Hình ảnh hai chú Hạc trắng nép mình vào nhau giữa nhánh cây thông: Tượng trưng cho ước nguyện về một cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm, hạnh phúc tràn đầy.

– Hình ảnh một đôi Hạc đang quấn quýt bên nhau: Tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, thường được treo trong phòng ngủ của vợ chồng để kích hoạt may mắn. Hạc phong thủy giúp giữ nhà cửa yên ấm, gia đạo sum vầy.

– Hình ảnh Hạc đứng trên lưng rùa: Biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương, thể hiện sự chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

– Các bức tranh đá quý phong thủy về loài Hạc như Tranh đá quý Tùng Hạc Diên Niên, Tranh Đá Quý Tùng Hạc Tổ Ấm, Trang đá quý Song Hạc, Đào Hạc Xuân, Chim Hạc và Hồ Lô,…cũng được nhiều người dùng ưa chuộng, vì họ tin rằng nó mang may mắn và sự trường thọ đến cho gia đình.

Cách Bày Trí Tranh Và Tượng Chim Hạc Trong Phong Thủy Nhà Ở

Cách Bày Trí Tranh Và Tượng Chim Hạc Trong Phong Thủy Nhà Ở Cách Bày Trí Tranh Và Tượng Chim Hạc Trong Phong Thủy Nhà Ở

Nói đến bày trí trong phong thủy nhà ở là phải nói tới tứ tượng cũng như hướng của tranh và tượng chim hạc để mang lại những điều cát tường cho cả gia đình.

 Mỗi hướng đặt chim hạc khác nhau sẽ có ý nghĩa riêng khác nhau :

  •  Hướng Đông: Tốt cho con trai, cháu trai trong gia đình.
  •  Hướng Tây: Con cái gặp nhiều may mắn.
  •  Hướng Nam: Nhiều cơ hội tốt, có khả năng thăng tiến. Đây được coi là hướng bài trí hạc tốt nhất trong phong thủy.
  •  Hướng Bắc: Nếu gia đình bạn là trưởng họ thì nên chọn hướng này.

 Nếu muốn ngăn chặn sát khí vào nhà, bạn có thể sử dụng những tấm bình phong có in hoa văn hình chim hạc phong thủy bởi đây được coi là vật phẩm phong thủy có tác dụng trừ tà, bảo vệ cho ngôi nhà và giúp cho vận số các thành viên ngày càng tốt đẹp hơn.
Nên đặt tượng hạc phong thủy ở những nơi đắc địa trong nhà như phòng khách, phòng làm việc. Tuyệt đối không đặt hạc ở những khu vực nhiều âm khí như phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.

Một Số Lưu Ý Về Chim Hạc Trong Phong Thủy

Một Số Lưu Ý Về Chim Hạc Trong Phong Thủy Một Số Lưu Ý Về Chim Hạc Trong Phong Thủy

Khi muốn sử dụng chim hạc như một vật phẩm phong thủy để cầu nguyện sự may mắn, trường thọ cho cả gia đình, bạn nên chú ý một số vấn đề sau để phát huy được hết công dụng cũng như không phạm phải đại kỵ nào trong phong thủy:

Chúng ta có thể chọn bức tranh hoặc vật phẩm chim Hạc phong thủy để làm quà tặng, biếu, chúc thọ, mừng đám cưới, mừng tân gia, và mừng khánh thành phù hợp với tuổi cũng như sở thích của gia chủ.

– Tranh phong thủy về loài Hạc rất thích hợp cho những người tuổi Tỵ và tuổi Thân:

  • Những người tuổi Tỵ khi treo tranh Tranh tùng Hạc diên niên thì may mắn sẽ tăng gấp bội.
  • Tuổi Thân nên treo tranh hoặc đặt vật phẩm chim Hạc phong thủy ở gian chính, phòng khách, phía Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam hoặc theo hướng nhà.
    Như vậy người già được bình an, thiên quan tứ phúc, ngũ phúc vượng (Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh). Những vật phẩm này giúp tăng khả năng giao tiếp, quan hệ trong công việc, buôn bán, sản xuất kinh doanh đều thuận lợi.

Chú ý nên lau rửa thường xuyên để phát huy hết tác dụng tích cực mà những vật phẩm này đem lại.

Chia sẻ bài viết ngay


Sự Thật Chim Hồng Hạc nuôi con bằng Máu gây sốt mạng xã hội| Hóng Khám Phá


Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với kênh Hóng Khám Phá, kênh học tập giải trí và tìm hiểu những điều thú vị về thế giới động vật hoang dã, giải mã mọi điều về cuộc sống xung quanh chúng ta… Hi vọng những kiến thức bổ ích mà chúng mình mang tới sẽ thỏa mãn phần nào niềm đam mê học tập và giải trí bất tận của mọi người.
HóngKhámPhá​
★★★★★
Đừng quên theo dõi Khám Phá Lạ Kỳ để cùng hiểu biết hơn mỗi ngày nhé:
?Đăng Ký miễn phí tại đây: https://bit.ly/2PoimMO​
? Xem thêm video mới nhất:

? Khám Phá Động Vật:

Đừng quên Follow chúng mình qua:
? Youtube: https://www.youtube.com/hongkhampha​
? Facebook: https://www.facebook.com/hongkhampha​
? Twitter: https://wwww.twitter.com/hongkhampha​
? Website: https://wwww.khamphalaky.com​
kplk​,khamphalaky​,thegioidongvat​
★★★★★
Tất cả video trên kênh Khám Phá Lạ Kỳ đều làm việc theo:
Chính sách Youtube (https://www.youtube.com/static?templa​…)
Luật bản quyền (https://www.youtube.com/intl/vi/yt/ab​…)
Sử dụng hợp lý (https://www.youtube.com/intl/vi/yt/ab​…)
Khám Phá Lạ Kỳ không sở hữu tất cả tư liệu được sử dụng trong video này. Mọi thắc mắc về bản quyền, tài trợ, quảng cáo, cộng tác vui lòng liên hệ email: minhnguyen.ytb@gmail.com
We do NOT own all the materials as well as footages used in this video. Please contact for copyright matters via email: minhnguyen.ytb@gmail.com. Thank you! Sự Thật Chim Hồng Hạc nuôi con bằng Máu gây sốt mạng xã hội
Mới đây, có một đoạn clip cũng mang lại cho cộng đồng mạng cảm giác như vậy, thậm chí nhiều người còn thấy… rùng rợn. Đó là cảnh tượng về 2 con hồng hạc, trong đó một con dường như đang… mổ vào đầu con còn lại, để dòng máu đỏ tươi chảy ra rơi xuống miệng chim non bên dưới. Vậy có thật sự là loài chim xinh đẹp lãng mạn này dùng máu đồng loại để nuôi con hay không chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong video ngày hôm nay nhé.
Đừng quên theo dõi Hóng Khám Phá để cùng hiểu biết hơn mỗi ngày nhé:
?Đăng Ký miễn phí tại đây: https://bit.ly/2PoimMO
? Xem thêm video mới nhất:
► https://www.youtube.com/watch?v=CRK9zEWe0js\u0026list=UUmYIfBIYAyB7l7WVAdBKJYw
? Khám Phá Động Vật:
► https://www.youtube.com/watch?v=CRK9zEWe0js\u0026list=PLyKQ2AxyWYgoq0UzI25mVRc6ZndajTANZ
Đừng quên Follow chúng mình qua:
? Youtube: https://www.youtube.com/hongkhampha
? Facebook: https://www.facebook.com/hongkhampha
? Twitter: https://wwww.twitter.com/hongkhampha
? Website: https://wwww.khamphalaky.com
hóngkhámphá, thegioidongvat , hkp
★★★★★
Tất cả video trên kênh Hóng Khám Phá đều làm việc theo:
Chính sách Youtube (https://www.youtube.com/static?templa…)
Luật bản quyền (https://www.youtube.com/intl/vi/yt/ab…)
Sử dụng hợp lý (https://www.youtube.com/intl/vi/yt/ab…)

Link nhạc nền cho bạn nào cần: https://www.youtube.com/watch?v=wNf20kRfGVI

Hóng Khám Phá không sở hữu tất cả tư liệu được sử dụng trong video này. Mọi thắc mắc về bản quyền, tài trợ, quảng cáo, cộng tác vui lòng liên hệ : https://www.facebook.com/hongkhampha/inbox
We do NOT own all the materials as well as footages used in this video. Please contact for copyright matters via : https://www.facebook.com/hongkhampha/inbox
. Thank you!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh
Xem thêm :  Khám phá đèo mã pí lèng huyền thoại của vùng núi hà giang

Related Articles

Back to top button