Tổng Hợp

Chi phí trồng rau thủy canh

Bài viết này nhằm giúp bạn có một cái nhìn tổng thể về chi phí trồng rau thủy canh, để bạn cân nhắc việc trồng rau và kinh nghiệm khi chuẩn bị để trồng rau thủy canh, đỡ tốn nhiều công sức mà lại phù hợp với việc trồng trọt tại nhà.

Chi phí ban đầu

Xác định chi phí cho mô hình trồng rau thủy canh thì trước hết bạn phải lên được kế hoạch: Quy mô lớn như thế nào, rau mấy tầng, khoảng bao nhiêu rổ trồng rau thủy canh,… Bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trồng rau thủy canh.

Chi phí của hệ thống thủy canh tùy thuộc vào mô hình của bạn có những mô hình giá khoảng 6 triệu, cũng có nhiều mô hình giá khoảng 15, 20 triệu.  

Tuy nhiên nếu bạn chỉ định trồng tại nhà thì có thể tận dụng rất nhiều thứ giúp tiết kiệm được 1 khoảng tiền, nếu biết cách sử dụng và nhà có vật dụng phù hợp thì chi phí xây dựng mô hình ban đầu cho mô hình trồng rau thủy canh tại nhà chỉ mất vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng.

Rau thủy canh và những điều bạn cần biết

Chi phí phát sinh hàng tháng

Bao gồm: Chi phí mua hạt giống, và dung dịch dinh dưỡng thủy canh cần bổ sung cho cây. Chi phí này tùy thuộc vào loại bạn muốn mua và quy mô giàn rau sạch của mình. Ví dụ: Bạn có khoảng 88 rọ rau sạch vậy chi phí trung bình của cây giống là 100.000 đồng, Dinh dưỡng nuôi cây vô cơ có giá khoảng 35.000 đồng/ tháng. dinh dưỡng hữu cơ bổ sung cho cây khoảng 200.000 đồng/tháng.

Xem thêm :  Cách xóa số điện thoại trên iphone nhanh nhất, cách xóa nhiều số điện thoại trên iphone cùng lúc

Bạn có thể tính được trung bình 1 tháng bán sẽ tốn bao nhiêu tiền rau sạch cho bữa ăn hàng ngày.

Giá rau sạch ngoài thị trường có mức giá từ 30.000 – 60.000 đồng/kg tùy loại. Trung bình gia đình có 3 – 4 người sẽ tiêu thụ trung bình khoảng 1kg rau/ngày vì thế một tháng chi phí đã lên đến khoảng 1.000.000 đồng với rau sạch và 3.600.000 đồng với rau hữu cơ.

Từ đây bạn cũng có thể nhận thấy mức chênh lệch giữa rau từ trồng và rau mua. Việc tự trồng rau sạch tại nhà xét về lâu về dài rất lợi nhuận và điều quan trọng là an toàn cho sức khỏe. Rau bán ngoài thị trường mặc dù được gắn mác rau sạch, rau hữu cơ cũng chưa chắc là rau thật sự sạch và đúng 100% hữu cơ. Chính vì thế, tự trồng rau sạch và hữu cơ tại nhà vẫn là lựa chọn sáng suốt nhất.

Những điều cần làm trước và sau khi thu hoạch rau thủy canh

Tùy theo thời gian phát triển của mỗi loại rau mà bạn sẽ có kế hoạch thu hoạch rau cụ thể.

Đối với rau ăn lá: Thì ta sẽ hái ngọn ăn dần theo từng đợt. Còn đối với rau cải thì ta cũng nhổ tỉa cây để ăn dần.

Với các loại rau ăn củ, ăn quả: Có thể thu hoạch 1 lần hoặc chín đến đâu thu hoạch đến đó.

Bạn nên thu hoạch theo từng loại rau để thuận tiện hơn, Mỗi loại sẽ có thời gian phát triển là khác nhau, nên bạn cũng cần nên kế hoạch gieo trồng và thu hoạch để đem lại hiệu quả cao.

Xem thêm :  Ai mua trăng tôi bán trăng cho?

– Thời điểm thích hợp để thu hoạch: lúc không khí mát mẻ có thể chọn thời điểm trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều để cho rau không bị héo do nhiệt độ cao.

– Cần thao tác nhẹ nhàng tránh cho cây dập nát, kể cả khi vận chuyển.

– Cách thực hiện: Lấy rọ rau cần thu hoạch ra khỏi hệ thống, sau đó cắt ngang gốc từng cây.

– Cần đặt rau những vị trí râm mát có mái che chắn, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

– Nếu cần vận chuyển rau đến nơi lưu trữ xa, cần sử dụng vải để che cho rau và di chuyển đi nhanh nếu xe không làm lạnh.

Lưu ý: khi bảo quản rau thủy canh: Với những loại rau lấy rễ, ăn củ, bạn không cần rửa sạch cho đến khi ăn vì rửa sạch sẽ có thể khiến rau ra mầm và bị hỏng. Khi rau vẫn còn ẩm, không nên đóng gói rau vì sẽ dễ khiến vi sinh vật sinh sôi nhanh khi trời nóng, dễ làm hỏng rau, ảnh hưởng đến độ tươi ngon.

Sau thu hoạch cần vệ sinh rọ trồng rau thủy canh

Việc bạn bỏ qua việc vệ sinh rổ trồng rau sạch thủy canh sau thu hoạch là 1 sai lầm lớn chúng gây ảnh hưởng không tốt đến các cây rau khác trong hệ thống.

Chính vì điều này bạn cần vệ sinh rổ thủy canh ngay khi thu hoạch đúng cách: Bỏ giá thể ra khỏi rọ và dùng nước sạch rửa hết các rễ và giá thể còn bám trên rọ, cất giữ rọ nơi khô ráo, thoáng mát.

Xem thêm :  100 hình ảnh đam mỹ đẹp nhất

Và sau mỗi vụ thu hoạch hết vườn thì bạn phải vệ sinh toàn bộ hệ thống trồng rau thủy canh để đảm bảo cho vụ tiếp theo thành công. Cụ thể:

✔ Bạn vệ sinh sạch sẽ cả trong và ngoài ống thủy canh, thùng thủy canh,….

✔ Thay mới nước và dung dịch thủy canh để cây không bị lây lan mầm bệnh từ dung dịch cũ.

✔ Rọ trồng rau nếu có điều kiện thì thay mới hoàn toàn còn không nếu muốn tiết kiệm chi phí thì bạn có thể tận dụng rọ cũ đã vệ sinh để trồng rau.

Hy vọng bạn thành công với những mẹo trên khi trồng rau thủy canh tại nhà!

-> Xem thêm Những điều bạn phải biết trước khi bắt đầu trồng rau sạch


Trồng rau thủy canh: Đầu tư nhiều, thu lãi lớn | VTC16


VTC16 | Làm nhà kính trồng rau thủy canh tuy chi phí đầu tư lớn, tốn nhiều công sức nhưng theo anh Lâm Văn Lưu, đây là xu hướng của nền nông nghiệp hiện đại. Mô hình này cho thu hoạch quanh năm, sản phẩm an toàn, lợi nhuận lên đến 40 triệu đồng/ tháng.

Kênh Nông nghiệp Nông thôn Nông dân (VTC16)
Đăng ký: https://www.youtube.com/channel/UCZnhEIF8a5Uv4GMPwT6KafQ?sub_confirmation=1
Facebook: https://www.facebook.com/kenhvtc16
Website: https://portal.vtc.gov.vn/kenh/vtc16
Tổng Đài: 1900.6145
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button