Tổng Hợp

Đi tìm chất lượng cuộc sống

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước có tỷ lệ thuận với việc nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) của người dân hay không là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Đó cũng là nội dung chính của buổi tọa đàm do Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần tổ chức cuối tháng 11 này.

Phân biệt chất lượng cuộc sống và chất lượng sống. yếu kém trong quản lý đô thị, bất cập trong đầu tư công, môi trường sống không an toàn là những yếu tố làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng nên có vẻ như không ai muốn nói trước. Vài người tham dự tọa đàm tranh thủ đọc lướt bài viết về CLCS dài gần ba trang giấy khổ A4 của tác giả Nguyễn Văn Sơn – cũng là một trong những khách mời của buổi tọa đàm này – như chờ đợi. Dù thừa nhận rằng “không biết sẽ bàn thế nào trước khi đến dự” nhưng kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn lại là người đầu tiên mở lời. Ông tỏ ra khá thận trọng khi đề nghị phân định rạch ròi hai khái niệm chất lượng sống (CLS) và CLCS:

IjOsORY1.jpgPhóng toHuỳnh Bửu Sơn: Khoảng cách giàu nghèo là khoảng cách về tri thức

– Chất lượng sống là vấn đề hoàn toàn mang tính chủ quan. Theo đó, mỗi người có quyền lựa chọn một thái độ sống phù hợp nhất với bản thân mình. Chẳng hạn như trường hợp của thầy giáo Ung Thanh Hải – người được xem là một trong tứ trụ về giảng dạy môn Hóa học ở TP. Hồ Chí Minh – mà báo Tuổi Trẻ có bài viết giới thiệu. Gia đình thầy giáo này đã định cư ở nước ngoài nhưng ông vẫn quyết định ở lại. Ông không màng danh lợi, nhiều lần khước từ những danh hiệu mà người ta đề nghị phong tặng, chấp nhận sống trong một căn hộ 30m2.

Hạnh phúc của thầy giáo Ung Thanh Hải là dạy học trò giỏi giang. Ngược lại, CLCS là vấn đề khách quan, chịu sự chi phối của cộng đồng. Nói cách khác là chúng ta lệ thuộc vào những người chịu trách nhiệm tổ chức xã hội. Ô nhiễm, kẹt xe, tệ nạn xã hội… là hệ quả của sự rối loạn trong công tác quản lý đô thị.

Chờ cho “người phát pháo” ngừng lời, chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn chậm rãi nhập cuộc. Ông nhắc lại hình ảnh thi sĩ Bùi Giáng trang phục xộc xệch, đi nghênh ngang ngoài đường với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Vì lựa chọn cách sống là vấn đề cá nhân của mỗi người nên không thể xem đó là chuẩn mực. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, CLCS cần được đánh giá một cách khách quan qua trật tự của môi trường sống. Ông dẫn chứng:

– Thành phố Thượng Hải tổ chức cuộc sống rất hay và có văn hóa. Xếp hàng vào nhà hát trật tự, ngoài đường xe nối đuôi nhau thành hàng dài nhưng không bóp kèn inh ỏi, xảy ra va quệt cũng không gây lộn… nói chung là họ hành xử rất văn hóa. Đường sá không kẹt xe, ít khói bụi, ít rác rưởi sẽ khiến người ta cảm thấy cuộc sống ở đô thị tốt hơn. Nếu chúng ta dẹp lòng lề đường thì những người bán rong ở vỉa hè chắc chắn sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Thực tế, ở các nước phát triển, lòng lề đường được tận dụng để buôn bán nhưng vệ sinh vẫn rất sạch sẽ. Như vậy, vấn đề tùy thuộc vào cách chúng ta sắp xếp lại cuộc sống.

79Qyqfki.jpgPhóng toHoàng Anh: Chất lượng cuộc sống được nhắc đến trong nhà chùa từ rất lâu và được gói gọn trong bốn chữ: Thân tâm an lạcNhư anh Huấn đề cập ở trên, chúng ta đã bỏ bê vấn đề quản lý đô thị và tổ chức cuộc sống xã hội trong một thời gian dài, khiến vấn đề ngày càng trở nên nan giải. Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số 225 có đăng bài báo đề nghị TP. Hồ Chí Minh xây dựng một thành phố mới thay vì bỏ ra 30 tỉ USD để chống ngập nước. Rõ ràng chúng ta cần phải tổ chức lại cuộc sống đô thị bằng cách mở thêm không gian sống để giảm bớt áp lực dân cư ở nội đô. Khi dân đã giãn ra rồi thì mới quay trở lại giải quyết vấn đề ngập nước.

Như anh Huấn đề cập ở trên, chúng ta đã bỏ bê vấn đề quản lý đô thị và tổ chức cuộc sống xã hội trong một thời gian dài, khiến vấn đề ngày càng trở nên nan giải. Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số 225 có đăng bài báo đề nghị TP. Hồ Chí Minh xây dựng một thành phố mới thay vì bỏ ra 30 tỉ USD để chống ngập nước. Rõ ràng chúng ta cần phải tổ chức lại cuộc sống đô thị bằng cách mở thêm không gian sống để giảm bớt áp lực dân cư ở nội đô. Khi dân đã giãn ra rồi thì mới quay trở lại giải quyết vấn đề ngập nước.

Rõ ràng tổ chức lại xã hội để nâng cao CLCS cộng đồng là trách nhiệm của bộ máy quản lý Nhà nước. Chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn – người khá thân thuộc với Đồng bằng sông Cửu Long – lên tiếng:

– Năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước theo tôi thể hiện qua cách phân bổ các nguồn lực, tức là đầu tư công. Trong tám nhu cầu căn bản của con người, ngoài làm việc thuộc phạm trù kinh tế thì ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí, trị bệnh bị chi phối bởi cách tổ chức sinh hoạt xã hội. Các chỉ số tôi đưa ra trong bài viết mà mọi người đang có trong tay cũng không nằm ngoài tám nhu cầu căn bản này. Mỗi người đều có quyền lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất để đạt được mức thu nhập tối đa và hợp pháp.

Trong các thành phần kinh tế, nông nghiệp phát triển chậm hơn so với công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thu nhập thấp nên người nông dân cải thiện cuộc sống chậm hơn. Thu nhập đầu người tăng lên nhưng nhiệm vụ của Nhà nước là làm sao khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo không chênh lệch quá xa, đảm bảo người nghèo được thụ hưởng những nhu cầu căn bản như người giàu. Nhà nước quy định tiêu chuẩn nghèo ở nông thôn là những người có thu nhập 200.000 đồng/tháng (2,4 triệu đồng/năm), còn ở đô thị là 260 ngàn đồng/tháng (3.120.000 đồng/năm), tiêu chuẩn này quá thấp so với thực tế cuộc sống và quá thấp so với tiêu chuẩn của thế giới.

Xem thêm :  Ảnh rubik đẹp, ngầu, ấn tượng nhất làm hình nền

YK3efYlp.jpgPhóng toNguyễn VănSơn: Năng lực quản lý của Nhà nước thể hiện qua cách phân bổ các nguồn nhân lực.ĐBSCL có đất đai trù phú do liên tục được bồi đắp bởi lượng phù sa đổ về từ thượng nguồn sông Mêkông nhưng theo tiêu chuẩn này, 20% dân số của vựa lúa lớn nhất cả nước vẫn thuộc diện nghèo (năm 2005). Tôi không biết số lượng người nghèo trên cả nước là bao nhiêu nhưng cách nay ít hôm, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói thời hậu “đại công trường”, nhiều người dân Hà Giang phải vác đất lên núi trồng bắp. Trong khi đó, luật thuế thu nhập cá nhân quy định những người độc thân có thu nhập trên 4.000.000 đồng/tháng, cao hơn thu nhập cả năm của những người thuộc chuẩn nghèo thì mới phải đóng thuế thu nhập.

ĐBSCL có đất đai trù phú do liên tục được bồi đắp bởi lượng phù sa đổ về từ thượng nguồn sông Mêkông nhưng theo tiêu chuẩn này, 20% dân số của vựa lúa lớn nhất cả nước vẫn thuộc diện nghèo (năm 2005). Tôi không biết số lượng người nghèo trên cả nước là bao nhiêu nhưng cách nay ít hôm, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói thời hậu “đại công trường”, nhiều người dân Hà Giang phải vác đất lên núi trồng bắp. Trong khi đó, luật thuế thu nhập cá nhân quy định những người độc thân có thu nhập trên 4.000.000 đồng/tháng, cao hơn thu nhập cả năm của những người thuộc chuẩn nghèo thì mới phải đóng thuế thu nhập.

Nhìn vào những con số này tôi thấy có cái gì đó không bình thường. Tôi cũng đã đề nghị một số thân hữu tại các tỉnh ĐBSCL gửi báo cáo để tính toán học sinh tiểu học, trung học cơ sở hiện đang phải đóng bao nhiêu loại tiền trong một niên học, sau đó gộp tất cả lại thì chiếm bao nhiêu phần trăm trong con số thu nhập 2,4 triệu đồng/năm của người nghèo. Giáo sư Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói rằng thế giới không hiểu nổi chuyện tăng học phí. Đây là điều đương nhiên, bởi ngay bản thân chúng ta cũng không thể hiểu được.

Về vấn đề đô thị hóa, cách nay 10 năm tôi đã đề nghị nên quan niệm TP. Hồ Chí Minh như một siêu đô thị, bởi dân số thành phố này sẽ chạm mốc 10 triệu người rất nhanh. Tuy nhiên, có người nói làm như vậy là qua mặt Hà Nội – đô thị loại 1. Giải pháp đưa ra là xem Hà Nội là đô thị đặc biệt về mặt hành chính kiểu như Washington DC của Mỹ nhưng vẫn không được chấp nhận. Quan điểm về đô thị hóa cần phải xem lại. Gia đình có mười đứa con đương nhiên sẽ phải chi phí nhiều hơn so với gia đình có vài ba đứa con. TP. Hồ Chí Minh dân số khoảng tám triệu người hiện đang được quản lý sắp xếp tổ chức ăn, ở, học hành, giải trí, đi lại, môi trường như một thành phố 2,5 triệu dân.

Những con số mà ông Nguyễn Văn Sơn công bố khiến không khí buổi tọa đàm đột nhiên chùng lại. Dường như mỗi người đều theo đuổi những suy nghĩ riêng. Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng trường Nghiệp vụ – Du lịch TP. Hồ Chí Minh mở lời như muốn xua tan bầu không khí im lặng:

CJurjtfz.jpgPhóng toBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: Nhiều ngành chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua chất lượng cuộc sống- Tôi nghĩ rằng những gì các anh vừa nêu đều hướng đến chuyện sống hạnh phúc. Theo tôi, hiện chúng ta vẫn nhập nhằng giữa hai khái niệm văn hóa và văn minh. Yếu tố thứ nhất là chuyện riêng của mỗi quốc gia, dân tộc ráng gìn giữ và bảo tồn là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, đặt những con số mà anh Nguyễn Văn Sơn vừa nêu vào bối cảnh văn minh toàn cầu thì đúng là chúng ta chưa hài lòng. Đã đến lúc chúng ta cần phải có sự phát triển theo kiểu véctơ. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước phải làm tốt vai trò người cầm cương để người dân tin rằng ngày hôm nay tốt hơn hôm qua và còn kém ngày mai.

– Tôi nghĩ rằng những gì các anh vừa nêu đều hướng đến chuyện sống hạnh phúc. Theo tôi, hiện chúng ta vẫn nhập nhằng giữa hai khái niệm văn hóa và văn minh. Yếu tố thứ nhất là chuyện riêng của mỗi quốc gia, dân tộc ráng gìn giữ và bảo tồn là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, đặt những con số mà anh Nguyễn Văn Sơn vừa nêu vào bối cảnh văn minh toàn cầu thì đúng là chúng ta chưa hài lòng. Đã đến lúc chúng ta cần phải có sự phát triển theo kiểu véctơ. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước phải làm tốt vai trò người cầm cương để người dân tin rằng ngày hôm nay tốt hơn hôm qua và còn kém ngày mai.

Ngày 15/12 tới đây, tất cả mọi người đều bắt buộc phải đội nón bảo hiểm khi chạy xe gắn máy. Năm 1988 có dịp sang Philippines, tôi thấy người ta đã đội nón bảo hiểm. Thái Lan cũng vậy, xe ôm ở đất nước Phật giáo này luôn mang theo người hai cái nón, một dành cho mình, một dành cho khách. Tôi thấy họ văn minh rất sớm, giải quyết xong chủ trương đúng mà 20 năm sau Việt Nam vẫn còn đang loay hoay.

Chúng ta thua họ ngay cả những chuyện không đáng thua, một phần có lẽ bởi cộng đồng chúng ta chín người mười ý. Tuy nhiên, càng nhiều ý kiến thì Chính phủ càng phải quyết liệt, làm thật nhanh, làm đến đâu “gạch đít” đến đó để lấp đầy “lỗ hổng văn minh”. Với tôi, trước khi nghĩ đến việc nâng cao CLCS cộng đồng thì an toàn vẫn là ưu tiên số một. Vấn đề toàn cầu hiện nay là ô nhiễm môi trường, tuy nhiên phát triển phải có trình tự. Khi chúng ta coi an toàn là nhẹ thì không thể nói chuyện vệ sinh (mất vệ sinh chết chậm hơn), nhà dọn chưa sạch thì không thể nói chuyện môi trường.

Chất lượng sống và chất lượng cuộc sống có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và ngược lại.

Xem thêm :  Chuyên gia mách chị em cách làm thế nào để có thai nhanh nhất

Chăm chú lắng nghe suốt từ đầu buổi tọa đàm, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc bây giờ mới mở lời. Ông cho rằng cần quan tâm đến CLS của cá nhân bởi CLS tốt sẽ giúp hoàn thiện CLCS. Giọng nhỏ nhẹ, ông nói:

– Con người biết đến bệnh tật hàng ngàn năm nay nhưng sức khỏe là gì thì nhiều người vẫn chưa biết. Năm 1946, lần đầu tiên sức khỏe được định nghĩa bởi tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) là sự sảng khoái (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật. Nhiều người có tật nguyền nhưng lại sống rất hạnh phúc trong khi có những người khỏe mạnh lại trở thành tác nhân gây bất ổn cho xã hội.

Tuy nhiên, mãi đến gần đây WHO mới đưa ra khái niệm CLCS (Quality of life-100) gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo mức độ sảng khoái trên sáu đề mục: về thể chất, ăn uống, ngủ nghỉ, cả việc lệ thuộc chuyện đi lại, thuốc men; về tâm thần thì gồm cả yếu tố tâm lý và yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo), về xã hội gồm các mối quan hệ xã hội kể cả tình dục và môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa… và môi trường thiên nhiên).

CLCS được định nghĩa như một cảm nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên. Họ sử dụng bảng câu hỏi này để khảo sát trên từng cá nhân, tổng hợp phân loại rồi làm so sánh dựa trên tuổi tác, giới tính, khu vực địa lý… rồi dần dần cụ thể hóa CLCS. Cách làm này ít nhiều vẫn còn chủ quan nhưng điều quan trọng là vẫn có barem để đo.

EOjmmjvV.jpgPhóng toPhạm Thị Mỹ Lệ: Những mảng Nhà nước nếu làm chưa tốt thì nên mạnh dạn giao bớt việc cho người dân

Sức khỏe, một yếu tố quan trọng của CLCS thì lâu nay thể chất được biết đến nhiều nhất, tâm thần biết ít hơn còn môi trường sống (xã hội và thiên nhiên) thì chẳng được quan tâm trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, đó là một thiếu sót lớn. Bhutan là quốc gia duy nhất dám đề ra tiêu chí phấn đấu vì CLCS của người dân bằng khái niệm GNH (Gross National Happiness) thay cho GNP, GDP.

Việc môi trường thiên nhiên bị phá vỡ đã trở thành vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến CLCS của nhiều người. Chẳng hạn như việc người ta ngăn đập làm thủy điện trên thượng lưu sông Mêkông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người ở hạ lưu. Ở giác độ môi trường xã hội, Nhà nước cần phải mạnh tay để gìn giữ kỷ cương, đưa sinh hoạt người dân vào nề nếp. Nhiều ngành chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua CLCS. Đành rằng thuốc lá đóng góp cho ngân sách hàng năm khá cao, khoảng 6.000 tỉ đồng nhưng chi phí để giải quyết những hệ lụy của nó để lại có khi còn gấp ba lần.

Bên cạnh đòi hỏi về một môi trường xã hội công bằng và văn minh, bản thân mỗi cá nhân cũng phải tự quản lấy mình, nâng cao tri thức, rèn luyện sức khỏe, góp phần vào nếp sống văn minh để nâng cao CLCS.

Bà Hoàng Anh – chủ nhà hàng Phú Xuân nổi tiếng với các món ăn Huế – tỏ ra khá tâm đắc với cách đặt vấn đề của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc:

– Thời gian gần đây cụm từ CLCS được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Có lẽ là vì người ta khao khát nó nhiều. Thế nhưng, vấn đề này đã được nhắc đến trong nhà chùa từ rất lâu và được gói gọn trong bốn chữ: Thân tâm an lạc. Đó cũng chính là đỉnh cao cuộc sống mà mọi người đều muốn hướng tới. Mục đích của nâng cao CLCS là hướng đến con người, vì vậy, tôi nghĩ những chính sách cụ thể của Nhà nước nên bắt đầu xuất phát từ con người. Muốn phát triển bền vững, phải dựa trên trên nền tảng có tính nhân bản.

Bên cạnh môi trường khách quan, thái độ sống cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao CLCS của mọi người. Mỗi cá nhân sẽ tự lựa chọn cho mình một cách sống chủ quan để cảm thấy hạnh phúc nhất. Yếu tố tinh thần này hàm chứa tự do tín ngưỡng hoặc theo đuổi lý tưởng thời đại. Cuộc sống vật chất đủ đầy mà không tự do tư duy thì cũng không thể hạnh phúc. Như vậy, môi trường bên ngoài và đời sống nội tâm có sự tương tác, hỗ trợ cho nhau trong quá trình nâng cao CLCS.

Quay trở lại buổi tọa đàm, ông Huỳnh Bửu Sơn tỏ ra rất trăn trở với vấn đề giáo dục và y tế. Ông Sơn xem đây là hai mảng quan trọng để nâng cao CLCS, mang lại cho người nghèo cơ hội được đối xử công bằng và bình đẳng hơn, khiến họ cảm thấy được xã hội san sẻ, trở thành động lực để họ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Ông quan niệm việc được thụ hưởng CLCS tốt sẽ tạo điều kiện để nâng cao CLS của mỗi cá nhân.

9wOoTjOl.jpgPhóng toNguyễn Thanh Phong: Trước khi nghĩ đến việc nâng cao, chất lượng cuộc sống cộng đồng, an toàn vẫn là ưu tiên số một

– Khi đặt vấn đề tăng trưởng của Việt Nam cách nay một hai năm, nhiều ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng của chúng ta còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người và cũng không tương xứng với tiềm năng. Có người lại cho rằng không cần tăng trưởng nhanh mà vấn đề là tăng trưởng có chất lượng. Tôi nghĩ rằng CLCS và tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, CLCS là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu lao động có chuyên môn ngày càng cao.

Tay nghề càng cao, lương càng cao. Chúng ta liệu có thể phát triển nhanh nếu không giải quyết rốt ráo bài toán lao động. Khi nguồn nhân lực trong nước không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, chắc chắn chúng ta sẽ phải nhập khẩu lao động. Hệ quả là một bộ phận khá lớn lao động tay nghề thấp sẽ không được thuê mướn, tình trạng thất nghiệp tăng lên, trở thành gánh nặng cho xã hội.

Xem thêm :  Top 8 app tìm người yêu giúp bạn kiếm gấu hot nhất năm 2022

Mặt khác, để tham gia vào hoạt động kinh tế, những người nghèo cần phải được chăm sóc chu đáo về mặt sức khỏe. Điều kiện sống thấp nên nguy cơ mắc bệnh của họ cao hơn. Thất học, bệnh tật sẽ khiến người nghèo càng nghèo thêm. Những người có chuyên môn sẽ làm giàu nhanh hơn. Hố ngăn cách giữa người giàu và và người nghèo ngày càng sâu thêm. Tôi cho rằng khoảng cách giáo dục giữa người giàu và người nghèo chính là khoảng cách về tri thức giữa nông thôn và đô thị. Nếu không giải quyết bài toán giáo dục ngay từ bây giờ, trang bị cho lực lượng lao động đủ khả năng đón đầu nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước trong mười năm tới sẽ phải ngưng lại, kéo theo những xáo trộn lớn về mặt xã hội. Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ dẫn đến sự suy giảm CLCS.

Cần biết mình là ai và muốn gì. xã hội hóa những vấn đề nhà Nước giải quyết chưa tốt.

Tổng hợp ý kiến của các khách mời, rõ ràng CLCS bị chi phối bởi hai yếu tố chủ quan và khách quan. Ở vế thứ nhất, đành rằng mỗi người đều có thể chủ động lựa chọn một cách sống hạnh phúc nhất tùy theo khả năng của mình, thế nhưng, cho dù CLS có được tổ chức tốt đến đâu chăng nữa thì con người vẫn không thể thoát ly hoàn toàn môi trường mà họ đang vận động. Có lẽ vì vậy mà trong một chừng mực nào đó, các khách mời chỉ mới thống nhất với nhau về tầm quan trọng của Nhà nước trong tổ chức cuộc sống xã hội. Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn nói:

DZ5gVKB2.jpgPhóng toKTS Nguyễn Trọng Huấn: Để lựa chọn một cái véctơ phát triển, chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại mình, xem mình là ai và mình muốn gì?

– Tôi thấy chủ đề mà Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần lựa chọn kỳ này khá rộng. CLCS là một khái niệm khá mênh mông, vừa là chuyện tổ chức xã hội – phạm trù chung nhưng vẫn rất riêng bởi tính chất cá nhân chi phối. CLS không có mẫu số chung bởi mỗi cá nhân sẽ tự điều tiết, nhưng CLCS là vấn đề khách quan, theo tôi hiểu là CLCS quốc gia.

Để lựa chọn một cái véctơ phát triển như lời của anh Nguyễn Thanh Phong, tôi nghĩ trước hết chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại mình, xem mình là ai và mình muốn gì? Xác định đúng mục tiêu sẽ giúp mình tìm ra được con đường đi thích hợp cho mình, chứ không nên so sánh với người khác. Thử nhìn vào trường hợp của các vận động viên thể hình. Họ tập luyện miệt mài để đi thi đấu nên dùng tạ lớn, còn mục tiêu của chúng ta là rèn luyện sức khỏe thì chơi tạ be bé thôi.

Nói chung, mọi người vẫn chưa bằng lòng với cuộc sống hiện nay mặc dù so với cách nay hai mươi năm, cuộc sống của chúng ta có khá hơn. Tôi nghĩ CLCS là vấn đề muôn thuở. Giả sử thu nhập bình quân của chúng ta có tăng lên gấp đôi chăng nữa thì nhiều người vẫn chưa bằng lòng. Bởi đó là lý do để chúng ta tồn tại, tiếp tục vươn lên cao hơn nữa…

Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Giám đốc Công ty Le & Associates tiếp lời:

– Năm 1992, khi qua Việt Nam làm việc, trong hành lý của bạn tôi có mang theo kem đánh răng, bàn chải… những vật dụng tối thiểu trong đời sống hàng ngày. Ba năm sau quay lại, ông ấy rất ngạc nhiên vì chúng được bày bán ê hề ngoài chợ. Bàn về CLCS, hãy tạm bỏ qua vấn đề cá nhân, bởi tôi nghĩ việc mọi người đều muốn hạnh phúc hơn là ước vọng có thể hiểu được. Tôi cũng đồng ý với anh Huấn rằng chúng ta không nên so sánh với người khác. Mỹ là nước có môi trường khá minh bạch và văn minh nhưng nhiều người dân Mỹ cũng chưa bằng lòng.

Các quốc gia Bắc Âu đứng nhất thế giới về phúc lợi xã hội nhưng đâu phải tất cả người dân hài lòng. Còn so mình với mình, tôi nghĩ rằng không phải chúng ta không có tiến bộ, nhưng rõ ràng tiến bộ đó còn chưa tương xứng với kỳ vọng của nhân dân. Tôi có thói quen đặt bài toán ngược, cụ thể là xuất phát từ mục tiêu đặt ra, đương nhiên phải có tính khả thi, chúng ta sẽ tính toán các công cụ cần thiết để thực hiện. Không biết có phải vì bệnh nghề nghiệp hay không nhưng làm việc trong ngành cung ứng nhân sự, tôi thấy vấn đề khá bức xúc hiện nay là thiếu người biết làm việc. Có ý tưởng hay mà không có người thực hiện kể cũng bằng không.

Nghĩa là lại quay trở về vấn đề giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân thời gian qua đã làm khá nhiều chuyện cho ngành mình phụ trách nhưng có lẽ không chỉ riêng tôi, nhiều người vẫn rất sốt ruột. Tôi nghĩ Nhà nước bây giờ vẫn còn ôm đồm hơi nhiều. Tôi nghĩ trừ những ngành liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia, thì những mảng nào Nhà nước làm chưa tốt thì nên mạnh dạn giao bớt cho người dân. Tôi tin rằng có rất nhiều người hội đủ tâm và tài sẵn sàng đứng ra gánh vác. Điều này cũng phù hợp với chủ trương xã hội hóa.

Ý kiến của chị Lệ đã khép lại buổi tọa đàm. Sau gần hai giờ đồng hồ trao đổi, các khách mời đã phác họa nên những vấn đề làm suy giảm CLCS. Giải quyết vấn đề này rõ ràng có vai trò rất lớn của việc tổ chức xã hội. Mặc dù vậy, có vẻ như các khách mời đều đã tìm thấy cho riêng mình một thái độ sống phù hợp. Ông Huỳnh Bửu Sơn bình luận rằng mọi khách mời đều có vẻ rất hạnh phúc nhưng dường như lại không hạnh phúc khi bàn về hạnh phúc của những người khác.


VTV2 Khám Phá Thế Giới – Vùng biển CA-RI-BÊ hoang Dã -Tập 1 [ Thuyết Minh ]


VTV2 Khám Phá Thế Giới Vùng biển CARIBÊ hoang Dã Tập 1 [ Thuyết Minh ]
©Facebook VTV
https://www.facebook.com/TheGioiDongVatVTV2
VTV2 khamphathegioi​ CARIBÊ
✡️ Liên hệ hợp tác qua Fanpage
© Bản quyền thuộc về VTV Thế Giới Động Vật
© Copyright by VTV Thế Giới Động Vật l ☞ Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button