Tổng Hợp

Cây hoa ngũ sắc và những bài thuốc hay

Qua tên gọi, chúng ta có thể hình dung loài thảo mộc mày mang một vẻ đẹp rực rỡ và rạng ngời. Là loài cây có sự sống tốt, luôn vươn lên trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bên cạnh sự rực rỡ về màu sắc, cây hoa ngũ sắc còn chứa dược tính cực kỳ tốt. Để tìm hiểu các thông tin về loài hoa này cùng công dụng của nó, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cây ngũ sắc và những công dụng tuyệt vời

Hiểu hơn về cây hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc hay còn gọi bông ổi là loài cây thân thảo, mọc thành từng cụm, từng bụi nhỏ. Cây có thể cao từ 1, 5 đến 2 m. Đặc điểm nhận diện loài cây này như sau:

Cây bông ổi có lá mỏng, màu xanh nhạt và có nhiều răng cưa

  • Loại cây này lá mỏng, màu xanh nhạt và có nhiều răng cưa, mặt trên của lá có những lông nhỏ sờ vào cho cảm giác ram ráp bàn tay.

  • Hoa của cây ngũ sắc nở thành từng chùm, màu sắc hoa có tới năm màu, những màu thường thấy đó là màu cam, tím, trắng, hường và màu đỏ,…

  • Quả của hoa ngũ sắc rất mềm khi còn xanh, hình bầu dục, khi quả chín sẽ chuyển thành màu đen, vỏ của loại quả này rất cứng và xù xì, có hương thơm của ổi.

Cây hoa ngũ sắc được trồng khá phổ biến tại các khu vực công cộng, vườn sinh thái, hay những khuôn viên có diện tích tích nhỏ. Ở một số nước trên thế giới, loài cây này bị coi là một loài cây có hại bởi chúng có tồn tại độc tố. Tuy nhiên với nước ta, cây hoa ngũ sắc này được xem như một loài thảo dược có dược tính rất tốt trong đông y.

Dược tính của cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc hay bông ổi là một loài thảo dược, có chứa độc tính nhẹ. Trong đông y người ta sử dụng loại cây này để trị những bệnh ngoài da, cầm máu hay xương khớp. Không chỉ riêng lá mà hoa và rễ của cây đều có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Dược tính của cây ngũ sắc được thể hiện như:

Xem thêm :  Hướng dẫn cách nấu cháo bồ câu ngon, bổ dưỡng

Cây hoa ngũ sắc có nhiều dược tính tốt trong Đông y

  • Lá cây có tính mát, độc chất nhẹ, mùi hôi, hơi hắc, có khả năng tiêu viêm, giảm sưng rất tốt, cầm máu, điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hoá, tiểu đường, phế quản cực kỳ hiệu quả.

  • Hoa ngũ sắc có vị ngọt nhạt, mát, cầm máu rất tốt, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc trị các bệnh huyết áp cao, ho ra máu,…

  • Rễ cây ngũ sắc hay bông ổi có, vị ngọt, có tác dụng cầm máu, giảm đau và trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp rất tốt.

Lưu ý: Bông ổi khác với cây cứt lợn. Một số vùng miền gọi cây cứt lợn là hoa ngũ sắc, nhưng dược tính của cây này hoàn toàn khác. Nếu nhầm lẫn hai loại cây này, tác dụng điều trị sẽ không như mong muốn, có thể gây nguy hiểm. 

Những bài thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Chúng ta có thể tham khảo một vài bài thuốc dân gian dưới đây:

Những bài thuốc hay từ cây ngũ sắc

Điều trị ho ra máu: Hoa ngũ sắc đem làm sạch và phơi khô. Sau đó lấy 6g đến 10g hoa khô đem đun thành nước. Sử dụng nước trà này thay nước uống hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc trị ho do cảm lạnh: Dùng bông ổi khô hay tươi đều được. Đem 20g bông ổi tưới (hoặc 10g bông ổi khổ) nấu với 500ml nước. Đun sôi cho đến khi nước thuốc còn lại 100ml thì dùng để uống, nên uống lúc thuốc còn ấm để trừ lạnh và để thuốc phát huy một cách hiệu quả nhất.

Điều trị táo bón và huyết áp cao: Sử dụng lá và các ngọn của cây hoa ngũ sắc. Dùng lá tươi hay phơi khô đều được. Lấy 15 gram ngọn và lá khô hoặc 30 gram ngọn và lá tươi đem sắc lên với nước, uống hàng ngày. Thức uống này giúp nhuận tràng, hạ huyết áp rất hiệu quả.

Xem thêm :  Cách làm mẻ chua nhanh, không bị mốc và cách nuôi mẻ lâu

Chữa các chứng bệnh viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở: Dùng lá cây hoa ngũ sắc tươi, đem rửa sạch và để khô. Sau đó đem giã nhỏ, lấy bã và nước đắp lên vùng da bị viêm, mụn nhọt. Hoặc có thể dùng lá tươi đem nấu thành nước, rửa ngày 2 lần. Sau một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm.

Cầm máu vết thương hở: Cầm máu ở vết thương hở, dùng lá cây tươi làm sạch và để ráo. Giã nhỏ, lấy bã lá đắp lên chỗ bị thương, miệng vết thương sẽ được cầm máu nhanh chóng. Hoặc dùng 30g lá ngũ sắc phơi khô cùng với 10g bột gừng khô, trộn đều và rắc lên miệng vết thương. Liều dụng 1 ngày rắc lên một lần, lưu ý không để miệng vết thương tiếp xúc với nước để nhanh lành.

Sát khuẩn, cầm màu: Để sát khuẩn, chúng ta dùng đến lá cùng bông hoa ngũ sắc. Sử dụng 30g lá và hoa, 10g gừng tươi tất cả đem phơi khô. Tiếp đó tán nhỏ 2 loại nguyên liệu trên và trộn đều cùng nhau. Rắc và vết thương hở ngày 1 lần. Để không nhiễm trùng, đoàn bộ nguyên liệu đều phải được làm sạch, chú ý thay băng hàng ngày, không đụng nước. 

Điều trị các bệnh thấp khớp: Sử dụng phần rễ cây đem sắc lên với nước để làm nước uống, lấy 25 gam rễ khô hoặc 40 gam rễ tươi. Hoặc sử dụng rễ cây đem ngâm rượu để làm thuốc. Đối với bệnh thấp khớp, dùng lá tươi đem hơ trên ngọn lửa nóng rồi chườm lên chân. thường xuyên sử dụng sẽ mang đến hiệu quả cải thiện bất ngờ.

Đau khớp chân tay: Chọn 1 quả trứng vịt có vỏ màu xanh, 15g rễ cây ngũ hoa, một bát nước, một bát rượu. Cho tất cả các nguyên liệu vào một cái nồi, đun nhỏ lửa trong 1 giờ. Sau đó, phân trứng chúng ta ăn bình thường, nước giữ lại để uống. 

Xem thêm :  Cách làm món thịt trâu hấp

Lá cây ngũ sắc có thể điều trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thấp khớp

Trị bệnh tiểu đường: Sử dụng phần lá và thân cây phơi khô. Lấy 20 gam thân và lá cây khô đem nấu với nước. Sử dụng như một loại nước uống hàng ngày.

Trị chứng tiêu khát (bệnh lý đái tháo đường): Đem cây ngũ sắc làm sạch phơi khô. Sau khi đã khô chúng ta phân thành từng khúc chờ cho một chiếc bình thuỷ tinh đậy kín lại. Hàng ngày lấy tầm 30gram thuốc, cho vào 500ml nước, đun cạn còn 150ml thì bắc ra, uống hàng ngày.

Mẩn ngứaNếu bị mẩn ngứa, sử dụng cây bông ổi này là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Dùng phần lá và hoa tầm 30gram, làm sạch và cho nào nồi để đun. Lưu ý đun cho đến khi dung dịch trong nồi đặc lại thì cho ra chậu để hạ về khoảng 45- 50 độ C. Dùng nước này để rửa là nhất là những chỗ bị nổi mẩn, ngứa hàng ngày để nhận thấy sự thay đổi.

Đau bụng thổ tả: Nếu đau bụng thổ tả, hãy lấy phần hoa ngũ sắc đem làm sạch và để thật ráo. Cho tầm 15 hoa vào nồi đun với nước, cho thêm một chút muối trắng. Dung dịch thu được chia làm 2 lần để uống, sáng chiều và uống sau ăn.

Lưu ý:  đối với tất cả các bài thuốc trên kể trên, sau khi được chế biến thành các vị thuốc khác nhau, sử không không quá 30g mỗi ngày. Bởi trong cây hoa ngũ sắc có chứa thành phần của Lantamin và Lentaden A, đây là hai độc tính nhẹ, nếu dùng thường xuyên sẽ gây ngộ độc.  

Trên đây là tất cả các thông tin cơ bản về cây hoa ngũ sắc. Hy vọng các thông tin trong bài viết trên mà chúng tôi chia sẻ sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích.


500k cũng có một em hoa ngũ sắc rất đẹp nhé 0978396477


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button