Tổng Hợp

Cách xả stress toàn tập – xử lý stress tận gốc từ a→z

Bạn đang xem: cách xả stress toàn tập – xử lý stress tận gốc từ a→z Tại Website nhahangcarnaval.com

Nếu bạn đang đọc bài viết này, hẳn bạn đang tìm kiếm cách xả stress cho những căng thẳng của chính bạn ngay bây giờ hoặc bạn đang có điều gì đó rối bời trong cuộc sống, tôi đoán vậy có sai không nhỉ? 

Vậy trước khi bắt đầu tìm ra cách xả tress, hãy thẳng thắn trả lời câu hỏi!

Liệu có ai không bị stress?

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy bất an và lo âu. Có lẽ không ngày nào là chúng ta không gặp căng thẳng nào đó, tất nhiên mức độ lớn bé có thể khác nhau, đay cũng là lý do mà rất nhiều cách xả stress trên thị trường xuất hiện,.

cách xả stress triệt để

Trong một thế giới như vậy, chúng ta bắt đầu tìm kiếm các giải pháp xả stress. “Làm thế nào để loại bỏ stress?” “Làm thế nào để cân bằng cảm xúc?” “Làm thế nào để có một tinh thần mạnh mẽ?”

Tôi hiểu, bạn đọc bài viết này là để tìm kiếm thứ gì đó như vậy, và đưa ra được phương pháp hữu ích cũng là nhiệm vụ của tôi. Tôi không thể để bạn đọc đến cuối bài vẫn không thu lượm được “bí kíp” nào bổ ích mang về.

Cùng bắt đầu với những bước đầu trong Cách xả stress tận gốc nhé!

Cách xả stress tận gốc hiệu quả

Những phương pháp giải tỏa stress tôi đưa ra trong bài viết này dựa trên cơ sở khoa học đã được chứng minh bởi các trường Đại học hàng đầu thế giới là Harvard, Stanford và Cambridge. Vì vậy, bạn có thể yên tâm về tính hiệu quả của chúng, nếu bạn thực hành nghiêm túc tìm ra cách xả stress cho bản thân. Tuy nhiên, tôi sẽ không giới thiệu ngay cách xả stress tận gốc mà tôi đã nhắc đến, mà việc quan trọng đầu tiên chúng ta cần làm, đó là:

1. “Khám bệnh” – Nắm vững hiện trạng

Bạn hãy hình dung nếu bạn là bác sĩ, và một người đến phòng khám của bạn yêu cầu: “tôi đang không được khỏe, hãy cho tôi thuốc, ngay lập tức!”, thì bạn nghĩ thế nào? Tôi thì thấy thật manh động và đáng sợ. Hoặc ngược lại, bạn đang không được khỏe và bạn đến bệnh viện. Bác sĩ không hỏi han, thăm khám hay chụp chiếu, xét nghiệm gì mà ngay lập tức kê đơn và yêu cầu bạn mua thuốc uống, bạn có làm theo không?

Khám bệnh nắm hiện trạng stress

Xử lý stress cũng tương tự như vậy, bạn cần nắm rõ hiện tại bạn đang căng thẳng vì nguyên nhân gì, biểu hiện như thế nào, được bao lâu rồi? Lý do khiến stress ngày càng nặng đó là chúng ta chỉ chăm chăm tìm cách giải tỏa trong khi không xác định rõ ràng nguyên nhân. Để làm được điều này, bạn cần ghi chép và phân tích.

“Ghi chép và phân tích sao? Ôi sao phiền thế?” – rất có thể bạn đang bắt đầu nản chí, nhưng sức khỏe là thứ xứng đáng được bạn đầu tư thời gian (và cả tiền bạc). Thậm chí, nếu bạn đối diện và nắm rõ hiện trạng của mình càng sớm, bạn càng tiết kiệm được thời gian và tiền bạc về sau. Và bạn không cần phải đợi đến lúc nằm viện rồi mới tin điều này.

Đây sẽ là những bước đầu mà bạn buộc phải làm trong cách xả stress. Cách ghi chép và phân tích mà tôi giới thiệu ở đây vô cùng đơn giản. Chỉ cần làm được bước này thôi, bạn đã thấy nhẹ nhàng hơn rồi.

Bạn đừng nghĩ rằng bạn bị căng thẳng là do thiếu sức mạnh ý chí. Thứ bạn đang thiếu đó là “kiến thức về stress và cách để đối diện với nó”.

Hãy bắt đầu tìm hiểu nào.

  • Các loại stress

Có 3 loại stress: Short (stress ngắn), Loop (stress vòng lặp) và Long (stress lâu dài)

  • Short Stress (Stress ngắn)

Rất dễ hiểu, đây là những loại căng thẳng nhỏ, không kéo dài. Ví dụ: đau do vấp phải ghế, đánh rơi cốc, mai là hạn nộp bài, phải dọn nhà… Tóm lại là những căng thẳng ngắn hạn, sẽ qua đi nhanh.

  • Loop Stress (Stress vòng lặp)

Bạn rơi vào Loop Stress khi bạn cứ bị vướng mắc vào cùng một stress nhiều lần. Ví dụ: nhà bạn bừa bãi. Cứ mỗi lần về đến nhà bạn lại thở dài “bừa bãi quá ~”. Hoặc như ngày xưa đi học, bác bảo vệ trường tôi nổi tiếng “ghê gớm, khó tính”, cứ mỗi buổi sáng đi qua cổng trường là tôi lại thấy căng thẳng. Tóm lại, Loop Stress xảy ra khi tại những địa điểm bạn phải lui tới định kỳ (trường học, công ty, siêu thị, phòng gym…) có chứa yếu tố nào đó gây căng thẳng.

  • Long Stress (Stress lâu dài)
Xem thêm :  Cá đuối ó và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Đây là loại stress khiến chúng ta phiền não nhất và cần một cách xả stress đặc biệt. Long Stress xảy ra khi Loop Stress trở thành mạn tính, bạn tê liệt chấp nhận sống chung và bỏ mặc nó.

Ví dụ, bạn có một khoản nợ lớn, mãi không trả hết. Cục nợ treo trên đầu khiến bạn ngày nào cũng thấp thỏm không yên.

Ví dụ, bố bạn nghiện rượu. Hầu như ngày nào ông cũng say xỉn và chửi mắng mẹ con bạn.

Ví dụ, công ty cách xa nhà và cung đường đi làm ngày nào cũng ùn tắc kinh khủng.

Ví dụ, mất ngủ kéo dài.

Điều nguy hiểm ở những thứ mạn tính là nó khiến bạn tê liệt, chấp nhận chung sống và mặc kệ nó. Điều nguy hiểm khi bạn mặc kệ nó là cuối cùng đến một ngày, cơ thể bạn không thể chịu đựng nữa và “bùm!”, nó sẽ bùng nổ dưới hình thức là phát bệnh.

2. Xử lý stress

Hầu như chúng ta vẫn đang rất xem nhẹ stress và ít người thực sự nghiêm túc xử lý nó. Có rất ít chuyên gia nói cho bạn biết cách xả stress triệt để, thay vào đó bạn sẽ dùng những phương pháp “giải tỏa” như hát karaoke, shopping, ăn uống chỉ có tác dụng nhất thời và hiệu quả đối với stress ngắn.

Phương pháp xả stress tận gốc

Nếu như bạn đã phải google và đọc bài viết này đến tận đoạn này, tôi hiểu là bạn đang bị phiền não vì một stress lâu dài nào đó. Để giải quyết, có 2 cách tiếp cận.

Thói quen sinh hoạt

Để đối phó với stress, trước hết bạn cần xây dựng nền tảng thể lực vững vàng. Thói quen sinh hoạt gồm có 3 cột trụ quan trọng: dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ. Trên website này, tôi đã viết rất nhiều bài liên quan tới chế độ ăn bổ não và tác dụng của vận động, bạn hãy tìm đọc thêm, tôi sẽ không lặp lại ở đây.

Nắm rõ hiện trạng

Theo bạn, bạn bị căng thẳng là do ai? Kẻ thù bạn đang phải chiến đấu là ai? Sếp? Chính phủ? Chồng?

Không. BẠN. Chính là bạn.

Cái gì cơ? Không thể nào. Làm gì có chuyện tôi tự làm tổn thương mình mỗi ngày chứ? Rõ ràng là do những người xung quanh tôi.

Không. Chính vì bạn nghĩ như vậy nên bạn mới bị căng thẳng đấy. Kẻ thù bạn cần phải đối diện là “suy nghĩ quy chụp” của bạn.

Chúng ta là những sinh vật rất chủ quan. Kể cả bạn cho rằng bạn đang nhìn nhận sự việc hết sức khách quan rồi thì thực tế cũng chưa chắc đã như vậy. Khi ý nghĩ nào đó nảy ra, chúng ta thường bám riết lấy nó, dần dà nó trở thành “hiện thực” đối với chúng ta (điều này cũng đã được chứng minh trong khoa học thần kinh: hiện thực đối với não là cách bạn lý giải sự việc).

Suy nghĩ quy chụp này biểu hiện cụ thể và rõ ràng trong 3 trường hợp sau:

  • Luôn tự trách bản thân hoặc luôn trách người khác. Bạn có để ý là có những người luôn đổ lỗi cho bản thân hoặc luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh không? “Tại mình kém cỏi, tại mình non nớt”. “Các bác ở trên kém quá, chẳng giải quyết được vấn đề gì”… Tuy nhiên, những suy nghĩ này là sự thật hay là thói quen?
  • Đọc suy nghĩ người khác: Bạn cho rằng bạn hiểu được suy nghĩ của người khác. “Chắc chắn là anh ta không ưa mình” – suy nghĩ này rất phổ biến đúng không? Tại sao bạn có thể quy kết là anh ta ghét bạn? Nếu thử hỏi trực tiếp người ấy, phản ứng có thể là “Không, làm gì có chuyện đó? Sao cậu lại nghĩ vậy?” “Thì là vì lúc đó cậu đã abcxyz” “Ơ không, xin lỗi nha, mình không hề có ý đó” ??? Tình huống kiểu như vậy không hề hiếm đúng không? Ngoài ra còn có: “sếp không tin mình rồi”, “kế toán hôm nay lại khó ở rồi”… Rất nhiều trong số đó là hiểu lầm, là chúng ta tự quy chụp, là suy nghĩ chủ quan.
  • Đoán tính cách: có thể là tự đoán tính cách bản thân như “tôi hay xấu hổ, ngại giao tiếp”, hoặc đoán tính cách người khác như “chị ta khó tính lắm”. Nhưng “chị” mà bạn nghĩ là khó tính ấy lại rất dễ chịu và tạo điều kiện với người khác – trường hợp này cũng có đúng không? Tại sao vậy? Có phải bạn loại bỏ những yếu tố trái với suy nghĩ bản thân (dù những yếu tố đó là sự thật) để có thể nhanh chóng gán cho vấn đề một kết luận, và vì tính cách là thứ “khó đổi” nên bạn không cần cố gắng nữa.
Xem thêm :  Hướng Dẫn #4 Cách Làm Chuồng Bồ Câu Đơn Giản Tiết Kiệm Nhất

 

Ba trường hợp trên đều là suy nghĩ quy chụp. Và suy nghĩ quy chụp là nguyên nhân của mọi stress. Sự thật này có thể khiến bạn không thoải mái vì bạn cảm thấy như những căng thẳng của mình đều là “ảo”.

Hãy để tôi làm rõ ở đây: có những vấn đề là có thật và để giải quyết, chúng ta cần giành nguồn lực cho nó. Nhưng có những “vấn đề” là do bạn tự tạo ra một cách chủ quan. Và bạn cần xác định, phân biệt được.

Đây là những bước để bạn xác định xem mình có đang suy nghĩ quy chụp hay không (hãy chuẩn bị giấy bút để viết xuống nhé)

  • Viết ra tình huống (thực tế)

Ví dụ: Bạn nghe từ Hoa rằng Lan đã nói xấu bạn.

  • Viết ra cảm xúc  

Ví dụ: bực bội. Cho điểm mức độ cảm xúc từ 0->10 (10 là max, không thể chịu nổi, muốn bùng nổ luôn). ※Bước cho điểm này cực kỳ hiệu quả, bạn đừng bỏ qua. Tiếp theo, nếu tâm trạng lẫn lộn nhiều loại cảm xúc, hãy xác định % cho mỗi loại. Ví dụ: ghét 40%, thất vọng 30%, buồn 20%, giận 10%.

  • Viết ra suy nghĩ

Suy nghĩ của bạn về lý do, hoàn cảnh dẫn đến tình huống đó. Ví dụ, tại sao Lan lại nói xấu mình? Có phải bạn ấy ghen tỵ vì mình được sếp ưu ái hơn? Như vậy, bạn đã tìm ra được suy nghĩ là “vì Lan ghen tỵ nên đã nói xấu”.

  • Viết ra căn cứ

Bạn có căn cứ gì để suy nghĩ như vậy không? Ví dụ: vì Lan ghen tỵ nên đã nói xấu bạn. Bạn có căn cứ xác thực gì để nghĩ như vậy không? Hãy thử hỏi mình điều đó 1 lần. Có thể ở bước này bạn đã nhận ra rằng đó là suy nghĩ quy chụp chủ quan.

  • Đưa ra bằng chứng trái ngược với sự kiện đã xảy ra

Ví dụ: Lan vẫn hỗ trợ mình trong công việc bình thường. Bạn ấy cũng không phải là không bao giờ khen mình. Bạn ấy hay để ý nên giúp mình nhìn ra nhiều sai sót và chữa cháy kịp thời. Rất có thể việc bạn ấy nói xấu mình cũng chỉ là kết quả của thói quen để ý đó.

Để 5 bước này hiệu quả, bạn không nên thực hiện chúng trong đầu mà nên viết ra giấy từng bước.

Hai câu hỏi quan trọng bạn có thể rút ra ở đây, đó là: “Đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của mình có phải không?” và “Có căn cứ gì để suy nghĩ như vậy không?”

Khi bạn biến việc đặt câu hỏi này thành thói quen, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn rất nhiều vì phần lớn căng thẳng là do chúng ta xuyên tạc từ sự thật hoặc do chúng ta tưởng tượng ra những điều chưa xảy đến. Nếu bạn đạt được điều này thì bạn đã nắm được những nguyên tắc đầu tiên trong cách xả stress triệt để mà tôi muốn nhắc đến.

3. Vượt qua bi kịch

Phương pháp xả stress khoa học

Đến đây, hy vọng bạn đã nhẹ nhàng hơn rồi. Nhưng có thể, bạn vẫn đang băn khoăn: vậy còn những nỗi buồn lớn, những bi kịch thực sự đã xảy ra thì sao? Ví dụ, mất người thân yêu nhất, khuynh gia bại sản, gặp tai nạn thảm khốc, bị tấn công dã man… Từ kinh nghiệm của một người đã trị liệu sang chấn tâm lý cho hàng trăm người, kết luận của tôi là chỉ khi nào bạn dám đối diện và chấp nhận sự việc đã xảy ra, quá trình chữa lành mới thực sự bắt đầu.

Việc chấp nhận này có thể được thực hiện bằng phương pháp “AWARE”

A: Accept         Chấp nhận điều đã xảy ra là sự thật. Chấp nhận bi kịch, sự việc buồn thương đó là sự thật. Bạn càng tránh né, hoặc coi như nó đã không xảy ra, nó sẽ trở thành một khối đóng băng – tạo ra lỗ hổng khiến một phần tâm hồn bạn bị tê liệt – khiến cho sự tổn thương mãi mãi ở đó, không được thừa nhận, không được chạm đến, không được chữa lành. Gây ám ảnh và nhức nhối mãi mãi.

W: Watch         Quan sát điều đã xảy ra. Bạn không cần làm gì cả, chỉ quan sát thôi, như một người đứng ngoài.

A: Act              Hành động. Cụ thể là làm gì? Trước hết, hãy tiếp tục cuộc sống hàng ngày của bạn, một cách bình thường. Có thể, trước những biến cố lớn, tâm lý của bạn là “phải giải quyết như nào bây giờ?”, “xử lý thế nào đây?”, “làm sao để vượt qua được?”, nhưng trước mắt, bạn hãy hướng chú ý vào cuộc sống vẫn đang diễn ra và làm những gì cần làm.

Xem thêm :  7+ Máy Làm Bắp Rang Bơ Công Nghiệp Và Gia Đình Giá Rẻ

R: Repeat         Lặp lại chuỗi hành động trên. Chấp nhận điều đã xảy ra là sự thật. Chấp nhận rằng điều đó khiến bạn rất buồn nhưng nó đã xảy ra. Bạn đặt mình bên ngoài sự kiện và quan sát nó. Rồi bạn hướng sự tập trung vào cuộc sống hàng ngày và làm những việc bạn vẫn làm thường nhật.

E: Expect          Hy vọng. Vẫn giữ hy vọng vào tương lai nhưng đừng kỳ vọng quá nhiều. Hãy cứ bình thản tiếp tục cuộc sống.

 

Đức Phật có một câu nói: “Đừng nhận lấy mũi tên thứ hai”. Mũi tên thứ nhất chính là nỗi buồn, bi kịch, bất hạnh. Không ai có thể tránh được mũi tên thứ nhất. Nhưng điều quan trọng là bắt lấy mũi tên thứ hai. Mũi tên thứ hai là gì? Là việc bạn làm tổn thương mình bởi nỗi buồn đó. “Tại sao điều này lại xảy ra? Tại mình đúng không? Giá như mình không làm như vậy. Giá như mình đã làm như vậy.” – tự trách bản thân. “Anh ta thật tồi tệ” – đổ lỗi cho người khác. “Chắc người ta giận mình lắm” – đọc suy nghĩ của người khác. “Non sông khó đổi, bản tính khó dời. Con người này sẽ chẳng bao giờ khá lên được đâu” – quy chụp tính cách. Bạn tự giương tên bắn chính mình.

Bạn có thể không tránh được mũi tên thứ nhất. Nhưng bạn không cần phải làm mình đau thêm bằng mũi tên thứ hai.

Vì vậy, hãy dần dần chấp nhận. Từng chút, từng chút một khi áp dụng cách xả stress này.

Đây là một điều quá đỗi giản dị. Nó có thể khiến bạn càng cảm thấy mình bất lực. Hóa ra chúng ta chỉ có thể chấp nhận ư? Đúng vậy. Nhưng cảm giác bất lực và bé nhỏ này khiến chúng ta khiêm nhường hơn, trân trọng hơn những điều bé nhỏ khác. Chấp nhận cũng không có nghĩa là đớn hèn. Ngược lại, nó nuôi dưỡng sức mạnh nội tại của bạn.

Tôi tin những ai đã từng đi qua bi kịch lớn, đọc đến đây, sẽ hiểu.

Cuối cùng, vì bạn đã đọc đến tận đây (cảm ơn bạn), tôi sẽ dành cho bạn món quà đẹp nhất của bài này: “Death Writing”.

Đúng vậy, bạn không nghe (đọc) nhầm đâu. Hãy viết về cái chết, đúng hơn là viết về điều bạn muốn làm trước khi chết. Theo cấu trúc như sau:

“Nếu ngày mai tôi chết, tôi sẽ …”

“Nếu tuần sau tôi chết, tôi sẽ …”

“Nếu tháng sau tôi chết, tôi sẽ …”

Hãy dành ra 10 phút để viết, viết hết những gì nảy ra trong đầu bạn.

Bạn sẽ thấy là bạn muốn đi gặp A, muốn viết thư cho B, muốn tặng quà cho C, muốn ăn ở nhà hàng D, muốn đi du lịch ở E…

Chứ bạn sẽ không muốn trách móc mình hoặc ai đó vì những chuyện đã xảy ra.

Và hãy duy trì trong 3 ngày đến 1 tuần. Bạn sẽ thấy tâm trạng mình phấn khích hơn rất nhiều.

Nhưng cùng lắm chỉ 1 tuần thôi, đừng duy trì lâu hơn, nếu không bạn sẽ bị ám ảnh về việc bạn sẽ chết và điều này có thể làm bạn stress thêm (haha).

Lời kết

Phần lớn căng thẳng chúng ta có trong cuộc sống là do “ngộ nhận” và “tưởng tượng”. Chúng ta xuyên tạc những gì đã xảy ra và lo lắng những điều chưa tới (có thể là không bao giờ tới).

Ở đầu bài viết, tôi nói rằng chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy lo âu, nhưng đó là thế giới trong đầu chúng ta. Chỉ cần bước ra ngoài, đi dạo 30 phút, bạn sẽ thấy một thế giới khác. Chắc chắn, không ít lần trong cuộc đời, bạn cảm thấy thế giới thật đẹp, cuộc sống thật hào hứng. Chỉ là bạn quên mất thôi. 

Mong rằng những cách xả stress tận gốc chúng tôi chia sẻ với bạn có thể giúp bạn giải tỏa được phần lớn áp lực mà bạn đang gặp phải. Chúc bạn bình an.

Chúng tôi giới thiệu đến bạn Kỹ thuật Giải phóng Cảm xúc (Emotional Freedom Technique): Liệu pháp châm cứu cho cảm xúc mà không dùng tới kim châm. Phương pháp giải phóng cảm xúc tiêu cực, mang lại sự nhẹ nhõm, lạc quan cho tâm trí. Chat ngay để nhận được thông tin chi tiết nhé!

Xem thêm:


Cách Xả Stress Trong 5 Phút


? Trở thành fanVIP: https://www.youtube.com/channel/UCkgjUHB8sdWbmdp39swMrTg/join
Đăng ký theo dõi kênh: http://popsww.com/Web5Ngay
Radio chính thức của web5ngay: https://tamsukinhdoanh.com
Group chính thức của Web5ngay: https://w5n.co/fb
web5ngay kynang kinhdoanh baihockinhdoanh
bhth

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button