Review

Cách ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ vừa tốt vừa tiết kiệm

Ủ mùn cưa là việc sử dụng các phế phẩm như: gỗ, vỏ cây, lá cây, thân ngô, bã mía,… để làm phân bón hữu cơ. Mùn cưa rất tốt cho cây trồng và chi phí sản xuất lại thấp hơn so với các loại phân bón khác.

Nếu như trước đây, mùn cưa được phân loại là rác thải hữu cơ thì ngày nay chúng đang dần trở thành một nguyên liệu có ích với nhà nông. Nếu biết cách ủ mùn cưa, bạn có thể tự tạo ra một loại phân bón hữu cơ giúp cây trồng đạt năng suất, chất lượng cao. Hơn thế nữa, phân hữu cơ thì mùn cưa còn an toàn với môi trường, sức khỏe lại tiết kiệm được cả chi phí. Vì vậy mà qua bài viết này, chúng tôi muốn bật mí đến bạn cách ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ “siêu” hiệu quả.

Bật mí cách ủ mùn cưa thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng

  1. Mùn cưa là gì?

Đa số mọi người đã khá quen thuộc với mùn cưa, loại nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc từ gỗ, tre hay nứa,… Đặc điểm của mùn cưa là kích thước rất nhỏ, không đồng đều bởi chúng được tạo ra từ quá trình người ta bào mỏng, nghiền vụn gỗ, tre, nứa.

Ngoài ra, hiện nay theo kỹ thuật hiện đại, nhiều doanh nghiệp hay gia đình có nhu cầu cao còn sử dụng máy nghiền mùn cưa thay vì phương pháp thủ công. Các nguyên liệu gỗ, tre, nứa sẽ được cắt nhỏ ở kích thước khoảng 5 – 7mm rồi đưa vào máy nghiền nhỏ thành mùn cưa.

  1. Phân bón hữu cơ ủ từ mùn cưa mang đến lợi ích gì?

Đừng vội xem thường phân bón hữu cơ ủ từ mùn cơ vì nghĩ đó chỉ là loại nguyên liệu đơn giản, giá rẻ. Nếu được ủ đúng cách, phân hữu cơ từ mùn cơ mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời, đặc biệt là đối với ngành trồng trọt:

  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng bao gồm nhiều nguyên tố đa, trung, vi lượng, đạm, lân, chất khoáng và cả vitamin hỗ trợ cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt
  • Tham gia vào quá trình cân bằng độ pH cho đất trồng và cung cấp, giữ ẩm cho cây
  • Làm tăng chất mùn cho đất giúp đất thoát nước tốt, tránh tình trạng ngập úng gây hại đến cây
  • Cung cấp cả hệ sinh vật có lợi cho đất trồng, thúc đẩy nhanh quá trình phân giải và tổng hợp chất dinh dưỡng trong đất
  • An toàn cho sức khỏe con người và thân thiện cho môi trường, duy trì tác dụng lâu dài, không làm ảnh hưởng xấu đến đất trồng khi sử dụng thời gian dài
Xem thêm :  Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa thủy tiên ra hoa vào dịp tết

Mùn cưa ủ đúng cách giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng

  1. Cách ủ mùn cưa thành phân bón hữu cơ chất lượng

Dưới đây là các bước ủ mùn cưa thành phân hữu cơ “siêu” chất lượng bạn nên tham khảo:

Bước 1: Sàng lọc, chuẩn bị nguyên liệu

  • Có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn như mùn cưa từ gỗ, vỏ cây, lá cây, thân ngô, bã mía,…
  • Thu gom nguyên liệu nhiều hay ít tùy theo nhu cầu sử dụng phân hữu cơ
  • Nên cắt, nghiền nhỏ các nguyên liệu sao cho kích thước càng nhỏ càng tốt để quá trình ủ phân diễn ra nhanh chóng hơn
  • Nếu không có sẵn nguyên liệu tự nhiên tại nhà thì có thể liên hệ mua tại các điểm cung cấp mùn cưa đóng gói bán sẵn trên thị trường

Nguyên liệu mùn cưa có thể mua sẵn sản phẩm đóng gói bán trên thị trường

Bước 2: Làm ẩm nguyên liệu mùn cưa

  • Gom nguyên liệu lại thành đống rồi tưới nước vào, duy trì độ ẩm thích hợp nhất ở mức 60 – 65%
  • Tiến hành ủ mùn cưa ở độ ẩm này khoảng 12 tiếng cho nước thẩm thấu đều vào nguyên liệu
  • Có thể thêm vào các nguyên liệu khác như phân gà, phân bò, phân heo,… kết hợp cùng mùn cưa để ủ cho chất lượng tốt hơn

Bước 3: Tiến hành ủ mùn cưa thành đống

  • Dùng thêm men ủ vi sinh cho đống ủ mùn cưa để thúc đẩy quá trình lên men diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn, lượng men đề xuất là khoảng 1kg men cho 1 – 2 tấn nguyên liệu ủ
  • Chú ý trải nguyên vật liệu ủ mùn cưa thành các lớp đan xen rồi mới rải men vi sinh đều vào từng lớp, mỗi lớp nguyên liệu dày khoảng 10 – 20cm, nên nhớ cần dùng bạt che kín trong suốt quá trình ủ mùn cưa để hạn chế tối đa các tác động từ thời tiết bên ngoài và tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại
  • Khoảng 2 – 3 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ để tạo độ thoáng
  • Thời gian ủ khoảng 30 – 40 ngày khi thấy nguyên liệu chuyển sang màu nâu đen, không còn hôi thì sử dụng
  1. Cách sử dụng phân bón hữu cơ từ mùn cưa

Phân bón hữu cơ từ mùn cưa sau khi ủ thành công có thể sử dụng để bón lót cho cây trồng trước khi xuống hạt giống hay cây con. Bên cạnh đó, người ta cũng dùng phân mùn cưa kết hợp cùng các loại phân khác để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng. Ví dụ như trồng nấm Hương trên mùn cưa, đem lại hiệu quả cao.

Xem thêm :  Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn đạt hiệu quả cao

Phân hữu cơ ủ từ mùn cưa dễ sử dụng và đem lại lợi ích cao

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được công dụng và lợi ích của phân bón hữu cơ ủ từ mùn cưa. Quan trọng hơn, bạn có thể trải nghiệm ngay phương pháp ủ mùn cưa thành phân hữu cơ từ cách mà chúng tôi đã chia sẻ. Chúc bạn sớm thành công!


Xử lý mùn cưa trước khi vào bọc phôi! (Cách làm nấm bào ngư xám)


Chào các bạn, hôm nay mình lại chia sẻ khâu chuẩn bị xử lý mùn cưa trước khi vào bọc phôi!
Khâu này là một trong những khâu đầu tiên và rất quan trọng khi làm ra được cây nấm bào ngư nha các bạn!
Mời các bạn cùng xem và tham khảo!
https://www.facebook.com/profile.php?id=100008301615025
cáchlàmnấmbàongưxám, quy trình làm nấmbàongưxám, nấmbàongưxám

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button