Tổng Hợp

Cách trồng ớt chuông trong chậu tại nhà bằng hạt cực dễ

Bạn đang xem: cách trồng ớt chuông trong chậu tại nhà bằng hạt cực dễ Tại Website nhahangcarnaval.com

Ớt là một loại rau gia vị được sử dụng hầu như trong tất cả mọi bữa ăn của các gia đình Việt Nam, được trồng rộng rãi khắp cả nước. Tuy nhiên, việc canh tác chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp. Do vậy để tăng năng suất trồng ớt, Nextfarm sẽ chia sẻ cho quý bà con cách trồng ớt cực đơn giản mang lại hiệu quả cao

cách trồng ớt

1. Chọn giống

Hiện nay giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…

Tuy nhiên để cho năng suất cao thìgiống phải có tính thích nghi cao với từng mùa vụ:

  • Vụ Hè Thu có thể chọn giống ớt lai Hai mũi tên đỏ số 207, giống CN 225 đề kháng khá tốt với bệnh thán
    thư – nổ trái,
  • Vụ Đông Xuân có thể chọn giống P22, P34 vỏ trái dầy, màu đẹp, năng suất 10 – 15 tấn/ha tùy vùng đất, tùy
    điều kiện canh tác.

Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

2. Thời vụ

  •  Vụ thu đông (vụ sớm): Gieo hạt T8 – T9 dương lịch, trồng vào T9 – T10, thu hoạch từ T12 -T1 đến T4 – T5 năm sau.
  • Vụ đông xuân (Vụ chính): Gieo hạt T10 – T11 dương lịch, trồng vào T11 – T12, thu hoạch từ T2 – T3 trở đi. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.
  • Vụ xuân: Gieo hạt giữa T1 dương lịch, trồng vào cuối T2, thu hoạch từ T4 – T7
  • Vụ hè thu: Gieo tháng 4 – 5, trồng T5 –  T6, thu hoạch từ T8 trở đi. Cách trồng ớt đơn giản ở mùa này là trồng trên đất thoát nước tốt, để tránh ngập úng và chọn các giống kháng bệnh thán thư.

3. Cách trồng ớt

kỹ thuật trồng ớt

Đất trồng

  • Đất được luân canh với các cây trồng nước như lúa, các cây vụ đông như ngô, đậu, lạc…Vụ trước không nên trồng các vây thuộc họ cà: cà chua, cà tím… để hạn chế mầm bệnh tồn tại trong tàn dư.
  • Đất được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.
  • Mùa mưa cần lên luống cao kích thước trung bình: rộng 1m, chiều cao luống 25 – 30 cm, và có mương thoát nước. Cách trồng ớt nên sử dụng ở đây là màng phủ nông nghiệp để trồng hiệu quả cao hạn chế cỏ dại và mất nước.
Xem thêm :  Gợi ý cách nấu các món ăn ngon từ tôm

Ngâm ủ hạt giống

Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào mùa vụ, giống, điều kiện thời tiết. Trung bình khoảng 150 – 200 g/ha.

  • Ngâm hạt giống trong nước sạch 6-8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút.
  • Vớt lên rửa sạch, để ráo nước, lấy 1 khăn ấm gói lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để hạn chế bốc hơi nước.
  • Đem gói giống ủ 27 – 28 độ trong khoảng 48 giờ.

Gieo hạt

Gieo hạt vào bầu, bầu thường làm bằng túi nylon.

Thành phần đất vô bầu thông thường với tỷ lệ: Đất tơi xốp: 60%, phân chuồng hoai mục 29%, tro bếp 10%, lân 0,5-1%, vôi 0,2-0,3%.

Lưu ý: Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ loại bỏ rác và cục đất to trước khi vô bầu.

Trồng cây

cây ớt

Khi cây có 5 – 6 lá thật thì chuyển cây con ra trồng. Cách trồng ớt hiệu quả là nên trồng vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Khoảng cách trồng: tùy từng giống nhưng thường trồng theo
khoảng cách:

  • Trồng hàng đơn: Cây cách cây 40 cm.
  • Trồng hàng đôi: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm.

Nên phủ bạt trước khi đặt cây để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ kết cấu đất luôn tơi xốp cho rễ mọc khỏe về sau.

4. Tưới nước

Tùy thuộc vào dạng đất, độ ẩm và
thời vụ

Tưới thấm là tốt nhất vì nước cũng có thể chứa nhiều mầm bệnh, bệnh truyền qua lá, do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp vào thân lá. Thời gian ra hoa và kết trái cần cung cấp đầy đủ nước để ngăn ngừa rụng bông, quả.

5. Chăm sóc ớt

Ngoài những cách trồng ớt đã nêu ra thì chăm sóc ớt sau khi đã trồng cũng là một phần cực kì quan trọng

  • Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
  • Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đổ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
  • Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.
Xem thêm :  Nhỏ nhen ích kỷ là gì

6. Bón phân

Phân bón gốc

  • Bón lót: 1 – 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg  Hợp Trí Super Humic
  • Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg Hợp Trí Super Humic
  • Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.
  • Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g  Hợp Trí Super Humic ngâm chung để tưới 5 – 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt)

Phân bón lá:

  • Ngoài các lần bón phân thúc chính thức thêm một cách trồng ớt nữa đó là nên dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao và trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.
  • Tránh lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng hoặc phân bón lá có chất kích thích tăng trưởng nhất là khi cây đang nuôi trái, vì cây sẽ dễ mẫn cảm với bệnh hại và làm giảm phẩm chất trái.
  • Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng: phun Hydrophos liều 80 ml/bình 25 lít, giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.
  • Ngày thứ 20 và ngày thứ 27 sau khi trồng ớt: phun Bud Booster, có chứa kẽm, ma-nhê, bo nhằm tăng khả năng quang hợp, thúc ra tược và dưỡng lá, cây có bộ tán sum suê nhưng cứng chắc, lá xanh bền, tăng đề kháng với bệnh hại. Liều lượng 30 g/bình 25 lít.
  • Ngày thứ 30 và 37 sau trồng: phun Bortrac(30 ml/bình 25 lít) giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.
  • Khi trái đang phát triển: cây cần rất nhiều can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái. Phun các loại phân bón lá Hợp Trí Casi+ Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE+ Hợp Trí Organo-TE ( 25 ml + 60 g+ 25 ml/bình 25 lít), 5 – 6 ngày/lần phun.
  • Phòng bệnh thán thư thối trái ớt:  Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) + Hợp trí Casi(35 g + 25ml/bình 25 lít).
Xem thêm :  25+ Ý Tưởng Tái Chế Độc Đáo Từ Vật Dụng Đơn Giản Nhất

Máy châm phân

Ngoài những cách trồng ớt đơn giản thì Nextfarm đã đưa ra giải pháp bón phân cực kí hiệu quả đó là bón phân cho ớt bằng máy châm phân dinh dưỡng tự động  Nextfarm Fertikit 4G, với những tính năng đặc biệt như:

  • Định lượng phân bón chính xác
  • 50 chương trình tưới, cài đặt tưới theo mùa vụ
  • Phù hợp với nhiều mô hình farm từ lớn tới nhỏ
  • Số khu vực tưới tối đa lên tới 20 khu vực
  • Kết hợp quan trắc, điều khiển vi khí hậu nhà màng
  • Tích hợp gói truy xuất nguồn gốc
  • Bảo hành 3 năm

máy châm phân

7. Thu hoạch

cách chăm sóc cây ớt

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu – trước khi chín, thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau.  Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.

Thông thường từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái có thể bắt đầu chín và thu hoạch được. Nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, ớt có thể cho nhiều đợt trái, năng suất có khả năng đạt trung bình từ 25 – 35 tấn/ha hoặc cao hơn.

Nguồn: kỹ thuật trồng ớt


Cách trồng ớt trong chậu có trái xum xuê


Mình chia sẻ chi tiết cách trồng ớt trong chậu tại nhà từ lúc gieo hạt cho đến khi cây có trái và thu hoạch. Thông thường trồng từ lúc ươm hạt ớt đến khi thu hoạch mất khoảng hai tháng rưỡi, nhưng do mình có trị xoăn lá xoăn ngọn nên cây ớt mất nhiều thời gian hơn mới có trái. Các bạn sẽ thu hoạch được rất nhiều đợt trái.
Ngoài ra mình có lưu ý thêm nhiều vấn đề khi trồng ớt trong chậu như diệt rầy rệp, xoăn lá xoăn ngọn hay hiện tượng cây ớt ra nhiều hoa mà không đậu trái. Các bạn trồng ớt vào mùa mưa cũng nên che mưa cho cây nhé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button