Review

Cách trồng gừng cho năng suất cao lợi nhuận khủng, trồng gừng năng suất cao

Để áp dụng kỹ thuật trồng gừng đạt năng suất cao nhất các bạn cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch và trang bị những kỹ thuật trồng gừng đầy đủ.

Bạn đang xem: cách trồng gừng cho năng suất cao“>Cách trồng gừng cho năng suất cao

Hiện tại giá gừng giống giao động khoảng 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cây gừng thường rất bị các loại bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối củ (héo vàng) đây là loại bệnh rất khó phòng và trị. Do vậy, các bạn nên tìm hiểu kỹ những kỹ thuật trồng gừng để mang lại năng suất cao.

Gừng có vị cay, tính ấm, bổ tỳ vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Để có thể trồng được những củ gừng có tác dụng cao như vậy chúng ta phải có những kỹ thuật trồng gừng năng suất cao. Dưới đây là hướng dẫn các kỹ thuật trồng gừng năng suất cao.

 

*

Gừng cho năng suất rất cao, có thể đạt từ 40-80 tấn/ha

 

Thời vụ trồng gừng

Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1 – 2) đến cuối vụ xuân (tháng 4 – 5). Cuối năm khoảng từ tháng 10, 11, 12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.

Ươm giống gừng

Xem thêm :  10 kiểu trồng hoa mười giờ thú vị tại nhà • sài gòn hoa 2021

Nên chọn loại gừng già trên 8 tháng tuổi, sạch bệnh, gừng giống nên ủ nơi bóng râm, tưới nước cho nhú mầm (giống gừng sạch bệnh là một trong những khâu quan trọng quyết định năng suất của cây gừng).Số lượng giống: 1kg gừng giống có thể trồng được 15 – 20 bọc

Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, vì khi dùng dao thì mầm bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Hom giống phải to, nguyên vẹn (từ 40 – 60g) mới đủ sức nuôi cây con khoẻ mạnh, trên mỗi nhánh phải có ít nhất một mắt mầm.

 

 

*

Ươm giống gừng trước khi trồng.

 

 

Cách làm đất:

Đây là một khâu rất quan trọng trong kỹ thuật trồng gừng năng suất cao. Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. Đất được cày sâu 25 – 30cm, phơi ải, xới cho nhuyễn rồi lên luống. Đất trồng gừng phải xốp, ẩm và thoát nước tốt. Gừng là loại cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên nếu che ánh sáng nhiều quá (70 – 80%) thì năng suất giảm rõ rệt.

Nên trồng gừng xen với các cây trồng khác hoặc luân canh. Trước khi trồng nên gom và loại bỏ những cây bị bệnh của vụ trước, đất trồng cần cày xới, phơi khô, lên luống và bón lót vôi bột. Có thể tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, hoặc tro trấu.

Ngoài ra, cần phun xịt thuốc vi sinh Trichoderma lên mặt đất theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, cày ải đảo lại đất lần hai và tiến hành lên liếp.

Xem thêm :  Cách trồng đậu bắp tại nhà – dễ chăm, nhiều trái và nhanh thu

 

*Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt.

 

Kỹ thuật trồng gừng năng suất cao

Chú ý: nên đặt gừng giống trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh vì vi khuẩn gây ra bệnh thối củ có khuynh hướng di chuyển xuống dưới liếp trồng, nhất là tập trung tại các rãnh.

Do gừng nảy chồi ngang, bà con đặt củ xuôi theo hàng để chồi phát triển về bên hàng. Trong quá trình trồng và chăm sóc, không để gừng bị thiếu nước, gừng sẽ lớn chậm. Gừng là loại cây háo nước nhưng lại không chịu được úng, khi bị úng gừng dễ bị thối củ. Vì thế liếp cần phải thoát nước tốt trong mùa mưa.

Sau 2 tuần thì củ gừng bắt đầu mọc chồi và xuất hiện lá non, nếu hốc gừng nào không mọc thì cần trồng dặm thêm để gừng mọc đều. Sau khi trồng hom gừng cần tưới nước mỗi ngày để giữ ẩm cho đất.

 Kỹ thuật trồng gừng năng suất cao, cách chăm sóc sau trồng:

– Tưới nước: Cần giữ ẩm cho đất sau trồng, đặc biệt là tháng đầu tiên. Tuy nhiên không để gừng bị ngập úng sẽ gây thối, tỷ lệ chết cao.

– Bón thúc:

Sau trồng 30 ngày, kết hợp phun thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh, kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm

Dùng SP N200 để phòng trừ bệnh: Pha 40-50ml SP N200 với bình 15 lít phun đều một lượt lên lá, có thể áp dụng tưới gốc sau trồng 10 ngày và sau trồng 20 ngày.

Xem thêm :  #1 cá phát tài, đặc điểm cách nuôi ý nghĩa phong thủy và giá

 

*

Không để gừng bị úng ngập sẽ gây thối củ, tỷ lệ chết cao.

 

Thu hoạch và tồn trữ:

Tuỳ vào mục đích, mà ta có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng.

Dùng cuốc để thu hoạch củ gừng, tránh làm xây xác củ khó bảo quản, sau đó nhổ cả bụi, rũ sạch đất, chất thành khóm và tiến hành cắt lấy củ.

Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (tương tự như bảo quản các loại cây thân củ và rễ củ khác). Trong qúa trình tồn trữ và bảo quản, có thể sử dụng một số thuốc đặc hiệu để trị sâu bệnh.

Với những kỹ thuật trồng gừng năng suất cao trên đây thì bạn đã có thể tự tay trồng cho mình những cây gừng tốt cho ra củ gừng chất lượng cao.


Kỹ thuật trồng cây gừng cho nhiều củ, lãi cao | VTC16


VTC16 | Gừng là loại cây gia vị được thị trường ưa chuộng. Cây gừng dễ trồng, vốn đầu tư không lớn, mang lại lợi nhuận cao. Sau đây là hướng dẫn cách trồng gừng hiệu quả.

Kênh Nông nghiệp Nông thôn Nông dân (VTC16)
Đăng ký: https://www.youtube.com/channel/UCZnhEIF8a5Uv4GMPwT6KafQ?sub_confirmation=1
Facebook: https://www.facebook.com/kenhvtc16
Website: https://portal.vtc.gov.vn/kenh/vtc16
Tổng Đài: 1900.6145
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Back to top button