Review

Kỹ thuật chăn nuôi ếch không phải ai cũng biết

Nuôi ếch trong bể xi măng là mô hình còn khá xa lạ với bà con. Tuy nhiên hình thức nuôi trồng này có lợi thế là không yêu cầu diện tích ao nuôi rộng, dễ quản lý, chăm sóc, hạn chế mầm bệnh và dễ thu hoạch do ếch không chui rúc vào bùn… Để giúp bà con ở các vùng miền nhân rộng quy mô nuôi ếch thịt này, Agri cung cấp đến bà con kỹ thuật chăn nuôi ếch không phải ai cũng biết vừa đơn giản lại hiệu quả cao.

Cách xây bể xi măng nuôi ếch

Vị trí xây bể xi măng nuôi ếch cần thoáng mát. Tuy nhiên ếch rất nhát và sợ va chạm nên vị trí đó cần yên tĩnh, tách biệt, tránh xa tiếng ồn. Xung quanh khu vực xây bể có thể trồng một số cây xanh để che bớt ánh sáng mặt trời hoặc dùng lưới nilon phủ lên trên nhưng vẫn nên để một ít ánh sáng tự nhiên từ mặt trời.

Xây bể hình chữ nhật có diện tích từ 6 – 10m2, phần tường bao quanh cao từ 1,2 – 1,5m. Chia bể nuôi thành nhiều ô liền kề nhau, ở giữa nên có lối đi thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng.

Phía bên ngoài khu vực nuôi có thể dùng lưới thép để quây cao lên tránh trộm cắp, rắn, chuột, chim cú gây hại.

Xem thêm :  Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà ( leucocytozoonosis in chickens)

Đáy bể láng xi măng, xây với độ nghiêng từ 3 – 5% về phía ống thoát nước để tiện cho việc thay nước thường xuyên trong quá trình nuôi.

Bên trong, bà con có thể thiết kế thêm bè nuôi bằng tre, nứa, gỗ cao hơn đáy khoảng từ 15 – 20cm để ánh trú ngụ.
Ở vị trí cống thoát nước, đặt một ống bằng nhựa vừa với đường kính của cống để dẫn nước từ trong ra ngoài. Ở vị trí phía dưới ống nhựa, chọc nhiều lỗ nhỏ thoát nước. Mặt xả nước bên ngoài làm một nắp bịt, khi muốn thay nước chỉ cần mở nắp bịt ra.

Cách xử lý bể nước mới xây

Sau khi bơm nước vào đầy bể thì bạn dùng thuốc tím 5g/m3 cho vào để để khử nước xi măng. Sau 15 đến 20 ngày bạn bắt đầu tháo hết nước và đánh rửa lại bể cho sạch sẽ. Rồi tiếp tục bơm nước cao chừng 40 đến 50cm vào bể. Cho muối ăn với tỷ lệ 20 – 30g/1m2 nước. Sau 2 ngày thì tháo hết nước này đi và cho nước sạch vào. Lúc này mới thả ếch giống vào nuôi.

Độ pH của nước để duy trì từ 6,5 – 7.

Nhiệt độ nước: 22 – 28 độ C

Độ sâu của nước đạt khoảng 30cm

Giá thể trong môi trường nuôi ếch

Trong nuôi ếch thì bạn cần phải chuẩn bị một số giá thể khác như: lục bình, bèo, tấm nhựa, tấm nilon đục lỗ,…

Xem thêm :  Cây bonsai là gì? phân loại, ý nghĩa và những sự thật thú vị

Việc này giúp ếch mau chóng tìm được chỗ trú ẩn và thức ăn trong môi trường mới và không khiến chúng nhảy lên bờ tìm kiếm thức ăn. Diện tích các giá thể không vượt quá 1/3 – 1/2 hệ thống nuôi ếch.

Chọn giống ếch trước khi thả

Chọn những con to khỏe và kích cỡ đều nhau.
Chọn những con hoạt động nhanh nhẹn, hoạt bát.
Màu sắc phải tươi sáng, sắc nét.
Không có dị tật, dị hình.

Trước thả giống thì bạn cần phải quan sát ngày nào trời mát dưới 30 độ thì mới thả. Ếch giống khi được mang đi thả cần phải được vận chuyển bằng sọt tre, rổ tre (có lót nilon) hoặc thùng, túi, vải có 1 ít bèo và rong.

xem thêm: https://agri.vn/tim-hieu-ky-thuat-nuoi-ca-chep-giong/


kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt


kythuatnuoiech nuoiech trainghiemsanbat nuoiechbelotbat
Chia sẻ chút kinh nghiệm nuôi và trị bệnh cho ếch. Kỹ thuật nuôi ếch bể lót bạt. Nuôi trong vèo. Nuôi trong bể xi măng .ky thuat nuoi ech .ky thuat nuoi ech trong veo

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Back to top button