Review

Tìm hiểu cách nuôi chó poodle hiệu quả, hợp lý nhất

Nhiều bạn trẻ lựa chọn cho mình một chú Poodle để làm thú cưng, nhưng cũng nhiều bạn chưa biết được cách chăm, nuôi dạy đúng cách và hợp lý nhất. Hiểu được những thiếu sót, nhu cầu của một số bộ phận các bạn chủ chó Poodle hiện nay.  Hãy cùng Dogily.vn tìm hiểu về cách nuôi chó poodle đơn giản, hiệu quả và chi tiết nhé các bạn chủ chó!

Cách nuôi chó Poodle

1. Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle 2 tháng tuổi

Những chú Poodle 2 tháng tuổi còn rất nhỏ, các chú cún này chỉ vừa mới dứt sữa mẹ và đồng thời hệ tiêu hóa của Poodle còn rất yếu và đang trong giai đoạn phát triển. Nên việc có một chế độ dinh dưỡng, thực đơn hợp lý là một điều hết sức cần thiết. Các bạn chủ chó nên chú ý những chế độ dinh dưỡng, cũng như số bữa ăn trong ngày, lượng thức ăn cần thiết. Sau đây là một số thực đơn, chế độ dinh dưỡng cho các chú cún Poodle:

  • Các bạn nên cho các chú Poodle 2 tháng tuổi ăn các món dễ ăn như cháo loãng. Các bạn có thể nấu kết hợp nấu cháo cùng với nước hầm xương. Đồng thời các bạn cũng có thể bổ sung vào khẩu phần ăn những thức ăn khô, mềm ví dụ như thịt băm, thịt xé nhuyễn,…
  • Trong giai đoạn phát triển, Canxi là một chất dinh dưỡng rất cần thiết để giúp Poodle phát triển thể chất. Mỗi ngày các bạn nên cung cấp cho các chú cún Poodle nhà mình từ 200 đến 300 ml sữa.
  • Ngoài ra các bạn cũng nên bổ sung các chất tinh bột, chất xơ cho Poodle 2 tháng tuổi bằng những loại rau, củ, quả đã được xay nhuyễn.
  • Hệ tiêu hóa của các chú cún Poodle trong giai đoạn vừa dứt sữa còn rất yếu, nên các bạn chủ cần phải tránh cho các chú Poodle nhà mình ăn những món khó tiêu như thịt bò, gà, cá,… cũng như những loại hạt cứng như hạt bí, hạt dưa,… sẽ rất dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…

Những chú chó Poodle cần được chăm sóc kỹ càng.

Ngoài những món ăn nên cho ăn, cũng như các bạn nên tránh cho các Poodle cún con ăn ra thì sau đây là một số lưu ý mà các bạn cần phải biết:

  • Các bạn không nên cho Poodle uống sữa quá nhiều vì sẽ dễ gây ra bệnh tiêu chảy ở Poodle, đồng thời nếu có điều kiện hãy cho cún cưng của bạn uống sữa bột dành cho em bé.
  • Một chỉ nên cho các bé ăn 3 bữa vào khung giờ sáng, trưa, tối và phải có khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nước cũng phải được thay thường xuyên mỗi ngày 3 lần, không được để cho Poodle cún con uống phải nước bẩn
  • Mỗi ngày nên tập cho bé thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa, cùng lượng thức ăn vừa phải, phù hợp với thể chất của chú Poodle nhà bạn. Không nên để chúng ăn quá no. Dần dần tạo ra phản ứng tốt cho hệ tiêu hóa vào đúng những khung giờ ăn đó.
  • Các bạn chủ nên thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp, rửa sách các khay đựng thức ăn, nước uống cho các Poodle. Không nên để các bé ăn thức ăn, nước uống cũ, bị ôi thiu vì sẽ dễ làm các bé bị mắc bệnh về đường tiêu hóa.
  • Nếu gặp tình trạng các Poodle bị tiêu chảy, nôn mửa thì nên dọn dẹp ngay “bãi chiến trường” để tránh mầm bệnh lây lan. Và nhanh chóng đưa các chú Poodle đáng yêu của mình đến trung tâm chăm sóc thú y gần nhất để được chẩn đoán, chữa trị kịp thời.

2. Cách huấn luyện chó Poodle 2 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian các chú Poodle đạt độ tuổi là 2 tháng tuổi, thì đây chính là khoảng thời gian hợp lý nhất để huấn luyện, dạy dỗ các bé, tạo được nề nếp, nghe lời chủ nhân của mình hơn. Các bạn có thể huấn luyện chó Poodle của mình với những bài tập đơn giản như dạy cách đi vệ sinh đúng chỗ, những lệnh cơ bản, đơn giản như nằm, ngồi, đứng,… Dogily.vn sẽ chia sẻ chi tiết hơn.

Cách huấn luyện chó Poodle 2 tháng tuổi

2.1. Cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ

Giống chó Poodle rất thông minh nên những bài tập luyện như học cách đi vệ sinh đúng chỗ từ nhỏ sẽ rất dễ dàng với các bé, tạo được nề nếp trật tự trong việc sinh cá nhân. Các bạn chỉ cần kiên nhẫn, thực hiện bài luyện tập với những bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Hãy chọn một chỗ đi vệ sinh thoáng mát, cố định cho chú chó Poodle nhà mình và lưu ý là không được thay đổi chỗ đi vệ sinh tùy tiện nhé các bạn!
  • Bước 2: Các bạn cần phải để ý hành vi của Poodle  trong hoạt động hàng ngày. Nếu phát hiện các bé có hành vi đi vòng quanh như đang tìm kiếm gì, nhấc một chân sau lên, tự ngửi cơ thể thì đó là dấu hiệu của việc chú Poodle của bạn đang mắc vệ sinh. Khi gặp dấu hiệu này, bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến chỗ đi vệ sinh cố định đã chọn sẵn.
  • Bước 3: Hãy đợi chú Poodle tại chỗ đi vệ sinh cố định đến khi chú cún nhà bạn “đi” được thì thôi. Trong trường hợp quá lâu mà chú Poodle vẫn không chịu “đi” thì hãy ép chúng “đi” cho bằng được, hãy dùng tay nhấn mông các chú Poodle xuống tư thế để “đi” đến khi nào mọi việc xong xuôi thì thôi.
Xem thêm :  Cách làm chuồng gà thả vườn

Việc huấn luyện chó Poodle không phải lúc nào cũng dễ dàng nên các bạn chủ chó cần phải kiên nhẫn trong quá trình luyện tập, không được bỏ cuộc giữa chừng. Chỉ cần kiên trì huấn luyện các chú Poodle thì từ 10 đến 15 ngày các bạn sẽ nhận được “trái ngọt” ngay thôi.

2.2. Cách dạy chó Poodle ngồi

Cũng giống như cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ, dạy các Poodle các ngồi cũng cần phải có sự kiên trì. Động thời phải thực hiện theo đúng những bước huấn luyện sau đây:

  • Bước 1: Khi các chú Poodle thông minh nhà bạn đang trong tư thế đứng, hãy cho các chú một chút thức ăn yêu thích đặt ở dưới đất.
  • Bước 2: Các bạn hãy hô thật to, dõng dạc lệnh “ngồi”. Đồng thời hãy dùng tay để nhấn người các chú Poodle xuống, ép Poodle phải ngồi.
  • Bước 3: Nếu các chú Poodle ngồi xuống được theo lệnh của bạn thì hãy thưởng “nóng” cho Poodle một ít thức ăn yêu thích để khích lệ tinh thần.
  • Bước 4: Hãy thức hiện lại những bước trên từ 10 đến 15 lần một ngày. Nhưng đừng ép các chú Poodle phải quá sức, sau khi thức hiện đủ số lần luyện tập thì hãy cho các chú Poodle của mình nghỉ ngơi. Các bé Poodle rất thông minh và dễ tiếp thu, nhưng đừng để các Poodle cảm thấy căng thẳng vì điều này sẽ chỉ làm cản trở quá trình luyện tập mà thôi.

Nên kiên trì trong quá trình huấn luyện Poodle.

Các bạn nên thường xuyên thay đổi các bài luyện tập để giống chó cảnh Poodle không bị cảm thấy nhàm chán. Bài tập huấn luyện trên có thể áp dụng các bước đó cho những bài tập khác như nằm, đứng, chạy,… Nhưng hãy nhớ kỹ là phải kiên trì luyện tập, đừng vì gian nan mà bỏ cuộc giữa chúng các bạn ạ.

3. Cách tắm cho chó Poodle 2 tháng tuổi

Trong cách nuôi chó Poodle chuẩn nhất thì học cách tắm cho chó Poodle 2 tháng tuổi cũng là rất cần thiết. Bộ lông của chó Poodle chính là nhân tố tạo nên vẻ đẹp thuần túy, đáng yêu siêu cấp của các chú Poodle nên học cánh tắm, chăm sóc lông cho Poodle là không thể thiếu. Sau đây là các bước để tắm cho Poodle 2 tháng tuổi đúng cách nhất:

  • Bước 1: Các bạn hãy chuẩn bị cho mình một chai dầu gội chuyên dụng cho chó, nấu nước ấm và đặc biệt là phải có một chiếc máy sấy tóc. Nếu tình trạng sức khỏe, thể chất của các chú Poodle nhà bạn không tốt, hãy cho Poodle uống một viên thuốc trị cảm cúm 30 phút trước khi đi tắm.
  • Bước 2: Xả hết lớp bụi bẩn bám trên cơ thể chú Poodle bằng một lượt nước ấm. Sau đó mới từ từ thoa nhẹ xà phòng lên khắp cơ thể cún cưng của bạn, kết hợp với mát-xa cơ thể.
  • Bước 3: Gọi sạch cơ thể cho Poodle và xả thật kỹ hết phần xà phòng khắp cơ thể của Poodle bằng nước ấm. Sau đó các bạn cũng có thể dùng thêm các loại dầu xả để giúp cho phần lông của Poodle thêm suôn mượt, óng ả.
  • Bước 4: Sau đó hãy dùng một chiếc khăn bông lau khô người cho cún cưng của bạn để thấm hết phần nước đọng lại trên cơ thể của chú Poodle. Và sử dụng chiếc máy sấy tóc đã chuẩn bị sẵn để sấy khô toàn bộ cơ thể. Trong lúc sấy, các bạn có thể sử dụng lược chuyên dùng cho thú cưng để chải chuột cho Poodle.
  • Bước 5: Cuối cùng, khi thức hiện các bước tắm rửa trên xong. Các bạn có thể cho các chú Poodle uống một ít sữa nóng để làm ấm cơ thể, tránh việc các chú Poodle bị cảm lạnh.

Cách tắm cho Poodle đúng cách.

Một số lưu ý các bạn cần phải nhớ: không được chính chế độ của máy sấy tóc quá nóng, không được để gần sát lông vì sẽ làm lông bị khô, xơ, gãy rụng cũng như tổn thương da của Poodle. Không được để máy sấy ở một vị trí quá lâu, nên thay đổi nhiều vị trí liên tục để quá trình làm khô xong nhanh và tránh các Poodle bị cảm lạnh. Không nên tắm cho Poodle thường xuyên, một tháng chỉ nên tắm 2 hoặc 3 lần mà thôi.

Xem thêm :  Công thức mồi câu cá tai tượng – kinh nghiệm câu cá

4. Cách nuôi chó Poodle sinh sản

Không chỉ các chú cún Poodle mới có cách chăm sóc riêng, mà các bạn cũng cần phải học cách nuôi chó Poodle trong quá trình sinh sản sao cho thật hợp lý nữa.

Cách nuôi chó Poodle sinh sản

4.1. Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle thai sản

Các chú Poodle trong thời đầu của quá trình mang thai có những biểu hiện bất thường trong ăn uống như chán ăn, hay ói, mệt mỏi,… điều đó cũng khó có gì quá bất thường đâu các bạn ạ. Đó chỉ là những biết hiện ốm nghén sau sinh bình thường mà thôi, và hầu như không gây ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe của Poodle mẹ cả.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các bạn chủ cứ cho Poodle mẹ ăn theo chế độ dinh dưỡng bình thường. Những kể từ giai đoạn thứ 2 trở đi, đây cũng là giai đoạn thai kỳ phát triển mạnh mẽ, dữ dội nhất. Các bạn nên cho Poodle của mình ăn những món ăn giàu chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, canxi, và khoáng chất.

Các bạn chủ nhân có thể cho Poodle của mình uống thêm sữa để bổ sung canxi, tránh tình trạng bị thiếu hụt canxi ở Poodle mẹ làm dẫn đến hiện tượng co giật.

4.2. Chế độ tập luyện dành cho chó Poodle sinh sản

Một chế độ tập luyện dành cho chó Poodle sinh sản cũng rất cần thiết, việc cho các Poodle mẹ vận động cũng có thể giúp các thú cưng nhà bạn cảm thấy giải tỏa áp lực, thấy khỏe khoắn hơn, tốt cho cả thai kỳ nữa. Các bạn có thể đưa các bạn đi dạo mỗi ngày, nhưng phải tránh để các Poodle mẹ chạy nhảy, hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến thai kỳ.

Đưa các Poodle đang mang thai đi dạo thường xuyên.

Việc các bạn chủ chỉ chăm chỉ cho các Poodle ăn để cho những chú cún trong bụng được khỏe mạnh, nhưng lại không cho Poodle mẹ vận động sẽ dẫn đến bệnh béo phì. Nếu bị béo phì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản tự nhiên, phải sử dụng phương pháp dao kéo là đẻ mổ. Việc đẻ mổ cũng có nghĩa là các chú Poodle của bạn sẽ phải “nghỉ đẻ” từ 2 đến 3 năm. Những chú Poodle sau sinh sản nên được giữ trong nhà, tránh cho ra ngoài thường xuyên.

Để tránh gặp phải trường hợp Poodle sinh non hay sảy thai thì hãy lưu ý một số điều như sau:

  • Các bạn không nên đụng đến điều cấm kỵ, không được cho các chú Poodle nhà mình phối giống đồng huyết hay cận huyết.
  • Trong quá trình mang, nên tránh các Poodle đang mang thai chạy nhảy, đùa giỡn quá đà.
  • Một chế độ dinh dưỡng, ăn uống phải được thiết kế kỹ càng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho Poodle mẹ.
  • Phải tạo ra bầu không khí thoáng mát, rộng rãi cho các chú Poodle mang thai cảm thấy thoải mái, mát mẻ.
  • Chỉ nên cho Poodle phối giống khi đã đạt đủ độ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển toàn diện rồi.

Dogily.vn đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách nuôi chó Poodle cho các bạn mà chúng mình đã trôi dồi, kết tinh được. Mong rằng những thông minh mà Dogily chia sẻ có hữu ích cho các bạn. Hãy trân trọng, yêu quý, và nuôi dưỡng các Poodle cưng của mình thật tốt nhé các bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc, các bạn có thể ghé qua trang Dogily.vn hay đến trức tiếp Doigly Petshop để được tư vấn trực tiếp. Cảm ơn vì đã đọc bài viết này, thân chào và tạm biệt.

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/cach-nuoi-cho-poodle/ khi chia sẻ nha.

Phạm Hoàng Long, Dogily Petshop

Cảm ơn bạn!

Chúc bạn có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ bên chú chó Poodle của mình nha.


Hướng dẫn nuôi chó Poodle từ A đến Z – Nuôi chó Poodle có tốn kém không? Nuôi chó Poodle cho ăn gì?


Poodle được yêu thích và được chọn làm vật nuôi trong nhà bởi ngoại hình bên ngoài của các bé vô cùng đáng yêu và đặc biệt là cực kỳ ít rụng lông. Bên cạnh đó, giống chó poodle cũng vô cùng thông minh và sống rất tình cảm với chủ. Tuy nhiên, poodle lại rất khó nuôi khi chúng còn nhỏ cho nên dogily sẽ chia sẽ cho bạn cách chăm sóc chó poodle toàn diện từ a đến z trong clip này nha!
Cách nuôi chó poodle:
1. Nơi ở cho chó Poodle:
Poodle là loài không chịu được nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Vì vậy, khi nuôi poodle, bạn nên chú ý tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ để giúp chúng có điều kiện phát triển tốt nhất. Vào mùa đông, để phòng các bệnh về đường hô hấp cho poodle, bạn nên hạn chế cho chúng ra ngoài hoặc cần mặc thêm quần áo để giữ ấm.
Bên cạnh đó, một lưu ý trong cách nuôi chó poodle là giống chó này khá hiếu động. Vì vậy, bạn nên dành thời gian đưa chúng đi dạo từ 15 30 phút / ngày. Đồng thời, nên cho poodle tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao nhẹ nhàng, tránh để mất quá nhiều sức ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Nuôi chó poodle cho ăn gì?
2.1 Nuôi chó poodle 2 tháng tuổi:
Thức ăn cho chó poodle 2 tháng tuổi: ở độ tuổi này, bạn chủ yếu cho chúng ăn cháo loãng, có thể hầm lấy nước để nấu cháo. Thức ăn khô cho chó poodle nên ngâm mềm trước khi ăn. Ăn nhiều bữa trong ngày (45 bữa), cách đều nhau. Sữa cho chó ở nhiệt độ ấm cũng có thể được thêm vào giữa các bữa ăn. Nhưng cũng không nên uống quá nhiều. 200300ml mỗi ngày là đủ.
2.2 Chó poodle từ 36 tháng tuổi:
Giai đoạn này, bạn có thể cho poodle ăn cơm thay vì cháo như trước. Có thể thêm thịt, tôm, rau, củ nhưng tất cả phải được làm mềm hoặc xay nhuyễn trước khi dùng. Bạn có thể trộn cơm với thịt và rau. Đơn giản nhưng mang lại cho các bé rất nhiều chất.
Nếu cho poodle ăn thức ăn khô, bạn cũng nên ngâm chúng trong nước. Bạn có thể dùng nước nóng ngâm trong 5 phút, không nên ngâm quá mềm vì poodle giai đoạn này đã có thể ăn được thức ăn đặc một chút rồi.
Bạn có thể giảm khẩu phần ăn của poodle xuống còn 4 bữa một ngày, các bữa cách đều nhau. Bạn có thể thêm 300400ml sữa ấm mỗi ngày.
2.3 Chó poodle từ 6 tháng tuổi trở đi:
Ở độ tuổi này, bạn có thể cho chúng ăn 3 bữa / ngày. Đặc biệt, cần cung cấp đầy đủ các chất qua bữa ăn hàng ngày
Protein: có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, …
• Chất xơ: có trong rau cải, cà rốt, xà lách,… chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của poodle nên không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.
• Khoáng chất: thường có nhiều trong hải sản nhưng bạn chỉ nên cho tôm poodle ăn.
• Chất béo: thường có sẵn trong các loại thịt. Bạn cũng không nên cho ăn quá nhiều chất béo.
• Tinh bột: bạn có thể cung cấp các loại thực phẩm như cơm, cháo, khoai, sắn, …
Bạn có thể cho chó poodle ăn trứng vịt lộn để có bộ lông mượt mà hoặc bổ sung thêm sữa bổ sung canxi để xương chắc khỏe. Nếu bạn cho poodle ăn thức ăn viên thì không cần ngâm nước. Ở độ tuổi này nên nhai nhiều hơn để cơ hàm khỏe hơn.
3. Kinh nghiệm nuôi chó poodle: Dòng poodle rất dễ bị ho, cảm cho nên là các bé này bạn không được để bé lạnh quá, nhất là khi tắm là phải sáy thật khô.
4. Nuôi chó poodle có tốn kém không?
5. Chó poodle có dễ nuôi không?
6. Nuôi chó poodle cần những gì?
6.1. thức ăn cho chó poodle
6.2. Dây dắt
Đây chắc chắn là loại vật dụng cần thiết để kiểm soát chúng trong mỗi chuyến đi chơi. Chú ý không nên siết quá chặt sẽ gây ngạt thở cho poodle khi chúng chơi đùa.
6.3. Bát ăn
Cách tốt nhất để nuôi chó poodle là dùng bát kim loại khi cho chúng ăn.
6.4. Đồ chơi cho poodle
Bạn nên mua cho chúng một vài món đồ chơi để poodle có thể chơi khi ở một mình. Nên mua đồ chơi bằng cao su hoặc nhựa sẽ bền hơn.
6.5. Balo vận chuyển
túi, balo, yếm, lồng hàng không cho chó là vật dụng cần thiết để cho các em poodle di chuyển đến các địa điểm lân cận. Bạn nên sử dụng một chiếc ba lô dày và chắc chắn để chúng không bị xước hay nghịch phá.
4.6. Sữa tắm cho poodle
Phải sử dụng sữa tắm dành riêng cho cún nha. Không được dùng sữa tắm của người bé sẽ dễ bị các bệnh về da hoặc là rụng lông.
Xem thêm về:
Mua chó Poodle ở đâu: https://youtu.be/ItGe2zUbPBc
Đặc điểm, tính cách, giá thành của Poodle: https://youtu.be/uipWlOmcn8Y
​Hoặc trực tiếp liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
▪️ Dogily Petshop Nghi Tàm: 95 Nghi Tàm – P.Yên Phụ Q.Tây Hồ Hà Nội.
▪️Dogily Petshop Cộng Hòa: 391 Cộng Hòa – P13 – Q.Tân Bình – Tphcm.
▪️Dogily Petshop 3 Tháng 2: 606/121 Ba Tháng Hai P.14 Q.10 Tphcm.
▪️ Dogily Petshop Quang Trung: 171 Quang Trung, Phường 10, Gò Vấp, Tphcm.
☎️ Hotline: 0911.079.086 0965.086.079.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button