Tổng Hợp

Cách làm bánh ú bá trạng của người hoa ăn tết đoan ngọ 5/5

Bạn đang xem: cách làm bánh ú bá trạng của người hoa ăn tết đoan ngọ 5/5 Tại Website nhahangcarnaval.com

Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. Cách làm bánh ú tro (bánh nẳng) thơm ngon, hấp dẫn, đơn giản ngay tại nhà

Bánh ú tro hay có nhiều nơi còn gọi là bánh gio là một món ăn rất giản dị và dễ làm. Bánh tro có vị thanh mát rất dễ ăn, thơm ngon là món ăn thanh đạm và cách làm bánh ú tro rất đơn giản, đặc biệt bánh gio được mọi người làm rất nhiều vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Vì bánh tro có ý nghĩa rất sâu sắc trong ngày này lên thay vì việc ra ngoài mua về bạn có thể dễ dàng tự làm được những chiếc bánh tro thơm ngon này cực kì đơn giản. Các bạn hãy cùng Massageishealthy vào bếp thực hiện cách làm bánh tro luôn nhé!

2 cách làm bánh ú tro mật (bánh gio, bánh nẳng) nhân đậu xanh, bánh tro chấm mật bằng lá dong ngày Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc của bánh ú, bánh tro (bánh nẳng) ngày Tết Đoan Ngọ

Thành phần nguyên liệu làm nên bánh ú gồm những gì?

Bánh tro, bánh gio, bánh ú tro hay bánh nẳng là một loại bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi. Phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam tới mức có bài báo cho rằng bánh truyền thống độc đáo và “thuần Việt”, nhưng cũng thường thấy những sản phẩm ít nhiều tương đồng tại các vùng miền châu Á khác như Đài Loan, Trung Quốc.

Bánh ú thường xuất hiện trong những dịp nào?

Loại bánh này trước kia thường xuất hiện trong lễ cúng gia tiên của người Việt vào ngày Tết Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch bên cạnh các loại trái cây khác và thịt, xôi, chè. Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước.

Loại bánh này trước kia thường xuất hiện trong lễ cúng gia tiên của người Việt

Tên gọi bánh tro (hay gio), bánh nẳng xuất phát từ phụ liệu cốt yếu nhất làm nên đặc trưng của bánh là nước tro (còn gọi là nước nẳng) pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu. Bánh ú tro là tên gọi còn gợi tả cả hình dạng của bánh, do bánh thường được gói theo hình ú, vồm cao như bàn tay khi nắm lại.

Bánh tro làm từ hai nguyên liệu chính gạo nếp và nước tro (hoặc nước tro Tàu). Bánh tro được biết theo cổ truyền thường là không có nhân.

Thành phẩm chỉ là một khối bột trong, rất lạt, tùy thích dùng chấm với mật ong, mật đường hay đường cát. Phần nhân sau này là do tùy vùng miền và tùy người làm bánh, nhưng thường được làm với hai loại: hoặc đậu xanh đãi vỏ nấu chín tán mịn với đường, hoặc dừa già nạo nhuyễn thành cơm dừa nhồi với nước đường.

Bánh thường được gói với lá tre bương hay còn gọi là tre lồ ô, loại tre có lóng dài, ống lớn và lá to bản chừng 5–6 cm và dài chừng 30 cm. Ngoài ra tùy địa phương, các loại lá như lá đót, hoặc lá dong, lá chuối cũng được sử dụng. Lạt buộc bánh được làm từ bẹ thân cây chuối phơi khô tước sợi hoặc ống giang chẻ sợi.

Gạo nếp được chọn làm bánh tro thường là gạo nếp ngon để thành phẩm được mềm mượt mịn màng, không sượng cứng, trong đó nếp nhung hay nếp cái hoa vàng đều hạt là những lựa chọn tốt nhất.

Gạo nếp được chọn làm bánh tro thường là gạo nếp ngon

Nước tro, nước nẳng là thành phần cốt yếu tạo nên hương vị và màu sắc của bánh tro khác biệt với những loại bánh khác. Nước tro thường được làm bằng cách đánh nước vôi với tro, một sản phẩm thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn một số loại thảo dược, dược liệu.

Tùy vùng miền và thậm chí tùy gia truyền của người làm bánh mà các loại cây, quả được đốt cháy làm thành tro sẽ có những dị biệt. Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ thường làm nước nẳng bằng cây mận, cây đu đủ rừng, lá trầu không, vỏ chuối tiêu hoặc lá mua và vôi.

Xem thêm :  50 kiểu áo khoác phao nữ đẹp nhất thu đông 2021 – 2022 ấm áp không lạnh • adayne.vn

Vai trò của bánh ú trong nền văn hóa các dân tộc Việt

Người Kinh thường chưng nấu nước nẳng bằng vỏ quả sở, cây rừng, măng khô và vôị. Bánh nẳng nổi tiếng đã đi vào ngạn ngữ “bánh nẳng chợ Tràng, gạo rang Tiên Lữ” ở Lập Thạch Vĩnh Phúc lại được làm với nước nẳng vốn là tro của các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng, lá si, tầm gửi cây dọc.

Ở Đắc Sở huyện Hoài Đức, Hà Nội người dân thường dùng cây dền gai, rơm nếp, vỏ bưởi; ở Phú Yên là cây tầm gửi (trên loại cây lành như dâu, bưởi), cây mè (vừng) còn ở Yên Lãng là rơm nếp, bẹ cau nếp, quả vừng và măng tre.

Các nguyên liệu phơi khô rồi đốt thành tro, rây cho mịn đem hòa với nước vôi theo một tỷ lệ nhất định, gạn lấy nước thật trong. Để xem nước có đạt yêu cầu hay không các nhà làm bánh thường dùng lá trầu không nhúng vào khoảng 15-20 giây, vớt ra và bỏ vào miệng nhai mà thấy nước bọt đỏ như nước quết trầu là được.

Tùy vùng miền và thậm chí tùy gia truyền của người làm bánh mà các loại cây

Ngoài một số loại cây cỏ được dùng đốt thành tro nói trên, cũng có những phụ phẩm khác được bổ sung vào nồi luộc bánh nhằm làm thay đổi màu sắc của bánh như măng tre cho màu đỏ, măng vòi cho màu hổ phách (vàng nâu), lá sậy cho màu vàng nhạt.

Nguyên liệu làm bánh ú nhân đậu xanh

  • Đỗ xanh đã bóc vỏ: 100g
  • Gạo nếp chọn kĩ: 500g
  • Nước tro mua ở chợ hoặc tự làm
  • Lá chuối hoặc lá tre
  • Đường, muối, gia vị, dây nạt buộc

Sơ chế và tiến hành thực hiện cách làm bánh tro

  • Bước 1: Sơ chế gạo nếp

Để làm ra được những chiếc bánh tro thơm ngon thì khâu chọ gạo nếp là rất quan trọng các bạn nhé: các bạn lên chọn loại gạo nếp ngon, mẩy, hạt to đều.

Sau đó các bạn vo gạo nếp cho thật sạch nhặt đi các hạt sỏi nếu có, tiếp theo cho gạo nếp vào nồi ngâm cùng một ít muối khoảng 6 tiếng là được.

  • Bước 2: Cách làm nước tro

Các bạn có thể lấy tro ở chỗ mình đun củi hoặc gỗ, nhưng để bánh tro ngon các bạn hẫy lấy tro từ rơm nếp sẽ rất thơm và rất đặc trưng cho loại bánh này.

Khi đã lấy được tro các bạn cho tro vào một chai nước 1.5l lấy tro vào 1/3 của chai. sau đó các bạn lấy nước đun sôi để nguội đổ vào vày trai và dem ngâm như vậy 3 hoặc 4 ngày là được. Rồi lọc qua vải là được.

Nếu các bạn không có thời gian làm thì có thể mua nước tro ngoài chợ nhé!

Chai nước tro tàu ngoài chợ bán - cách làm bánh tro

  • Bước 3: Ngâm gạo nếp với nước tro

Chúng ta lấy gạo nếp đã ngâm sau 6 tiến ra để ráo nước.

Pha 1 thìa canh nước tro với 1 lít nước lọc tùy theo khối lượng mình làm bánh mà cho nhiều hay ít nước tro, sau đó ngâm gạo nếp vào nước tro đã pha và để khoảng 1 ngày. Sau 1 ngày ta thấy hạt gạo mềm ra là được.

  • Bước 4: Sơ chế gạo nếp lần 2

Ta đem gạo nếp đi vo cho thật sạch rồi nêm một ít muối đem sóc ddeuf và để cho ráo nước.

  • Bước 5: Sơ chế đỗ xanh

Chọn đỗ xanh đã bóc vỏ và ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng sao cho đỗ xanh nở đều hạt là được. Sau đó ta đem đỗ vừa ngâm bên trên vào nồi hấp chín. Lưu ý khi chọn đỗ ta lên chọn đỗ lòng xanh đều hột và không bị mọt.

Khi đỗ xanh đã được hấp chín bạn cho vào cối giã thật mịn hoặc bạn cũng có thể cho vào máy say sinh tố say thật mịn. Tiếp theo ta cho chảo lên bếp đun nóng chảo rồi cho đường và đỗ vào cùng ,chú ý lượng đường cho nhiều hay ít thì phụ thuộc vào khẩu vị của mình, dùng đũa đảo thật đều tay , bạn nhớ cho nhỏ lửa ko sẽ bị khét.

Ta đảo thật đều tay đến khi đỗ se lại là được.Sau đó ta tắt bếp để đỗ nguội dần ta đem năn đỗ thành những hình tròn như viên bi một để làm nhân của bánh tro.Nhân đỗ giúp cho chiếc bánh tro của ta thêm đậm đà và thơm ngon hơn.

  • Bước 6: Sơ chế lá tre hoặc lá chuối

Lấy lá tre hoặc lá chuối về ta đem rửa sạch sau đó trần qua bằng nước sôi rồi để cho thật ráo nước.

  • Bước 7: Cách gói bánh tro

Ta dùng lá tre bên trên đã dóc sạch nước rồi sếp 2 lá tre chéo lên nhautaoj thành hình như chiếc phễu là được.

Xem thêm :  Cách nấu thịt gà nấu đông siêu hấp dẫn

Tiếp theo ta múc một thìa gạo nếp nhỏ vào bên trong lá tre rồi ta lấy 1 viên đỗ xanh đã ve thành hình viên bi đặt lên trên gạo nếp, tiếp tục xúc thêm một thìa nhỏ gạo nếp nữa phủ kín lên đỗ , rồi ta dùng chiếc thìa nhỏ nén đều cho gạo nếp được lấp đầy các góc là được.

Sau đó ta chỉnh và gập nốt các góc lá tre lại cho kín chiếc bánh rồi lấy nạt buộc chặt lại. Các bạn cứ thực hiện như vậy lần lượt đến khi hết gạo nếp và đỗ thì thôi.

Cách gói bánh tro bằng lá tre - cách làm bánh tro

  • Bước 8: Cách luộc bánh

Khi đã gói bánh tro xong ta xếp bánh tro lần lượt vào trong một chiếc nồi phù hợp để luộc chín. Các bạn chú ý nhé lên chọn nồi luộc bánh dầy vì thời gian luộc bánh tro rất lâu đến 2 tiếng đồng hồ liền. ta đổ nước ngập bánh khoảng 10 cm đung sôi canh nước lại đổ thêm đến khi sau 2 tiếng là được.

Sau khi luộc chín bánh ta vớt bánh ra tráng qua với nước lạnh rồi để cho ráo nước.

Vớt bánh tro ra ngoài để ráo nước- cách làm bánh tro

Thành phẩm chiếc bánh ú tro gia mật

Bánh tro mềm, dẻo, thơm ngon - cách làm bánh tro

Sau quá trình làm như trên chúng ta đã có những chiếc bánh mềm, dẻo và thơm ngon như hình. Món bánh tro này lên ăn kèm với mật ong hoặc với nước đường thì món bánh tro sẽ có vị đậm đà hơn. Chúc các bạn thành công với cách làm bánh ú tro đơn giản này nhé.

B. Cách làm bánh gio chấm mật bằng lá dong ngọt ngon dịp Tết Nguyên Đán

Bánh giò chấm mật là một trong những món ăn gắn bó với tuổi thơ của nhiều người, đặc biệt là những người ở miền Bắc. Mặc dù chỉ được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng hương vị mà bánh giò mang lại thì vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Làm món bánh gio chấm mật ngọt thơm dịp Tết Nguyên Đán

Hôm nay Massageishealthy sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh giò chấm mật đơn giản ngay tại căn bếp nhà mình, đừng bỏ qua nhé!

Giới thiệu nguồn về bánh giò chấm mật

Bánh Gio hay còn gọi là bánh tro, bánh gio chấm mật có hương vị ngai ngái, nồng nồng nhưng khi ăn vào có vị mát thanh khiết, rất tốt cho đường tiêu hóa. Bóc lớp lá ngoài cùng, bánh gio như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó.

Cắt từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng chấm vào bát mật mía màu vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết sự hòa quyện ngọt mát hấp dẫn này.

Bánh Gio hay còn gọi là bánh tro, bánh gio chấm mật

Bánh Gio là một nét ẩm thực rất độc đáo của người miền Bắc, dùng tro của lá cây để làm nên hương vị đặc trưng của bánh. Lá dùng lấy tro cũng có nơi dùng lá gai lễ ốc, lá tầm gửi, thân lá cây vừng khô; hoặc có nơi dùng hạt xoan chín cùng rơm nếp…

Những lá này được đốt lên lấy tro để khi ngâm cùng với gạo nếp mới cho ra màu nâu vàng như màu hổ phách cũng như hương vị đặc trưng của bánh.

Lá dùng để gói chuẩn nhất là lá chít, lá phải luộc thật kỹ và liên tục thay nước cho phai chất diệp lục và bớt mùi hăng đi. Gạo phải là nếp cái hoa vàng để tạo độ dẻo thơm của bánh.

Xong công đoạn chọn gạo ngon, người ta chỉ cần vo gạo sạch rồi ngâm với nước vôi pha loãng chừng 1 đến 2 giờ đồng hồ là được. Để gạo ráo nước một chút sau đó đổ vào chậu nước tro đã pha sẵn, ngâm qua một đêm là có thể đem ra gói bánh.

Xem thêm :  Sống ảo tiếng anh là gì ? tác hại của việc sống ảo “ sống ảo tiếng anh là gì

Chính vì thế nên khi bạn cắn miếng bánh Gio vào miệng bao giờ cũng cảm nhận cái hương vị mát đầu tiên của bánh rồi đến vị ngọt của mật mía quyện cùng vị dẻo của gạo nếp, lẩn khuất trong miệng có cả mùi nồng nồng của nước vôi, mùi hăng của lá chít.

Nguyên liệu chuẩn bị cho làm bánh gio chấm mật

  • Gạo nếp ngon 1,5kg
  • Nước gio (tro) 1,5l
  • Lá dong loại bé hoặc lá dong giềng
  • Mật mía

Lưu ý: Nếu không có nước tro ta thì các bạn cũng có thể thay thế bằng nước tro tàu.

Cách làm bánh giò chấm mật đơn giản:

Bước 1: Gạo nếp vo nhiều lần cho sạch (khi thấy nước trong không còn màu đục) thì đổ gạo vào 1 cái xoong hoặc âu và ngâm trong nước lạnh có hòa 1 ít muối trong khoảng 5-6 tiếng, rồi đãi lại bằng nước sạch.

Bước 2: Ngâm gạo nếp vào nước tro, mực nước ngập mặt gạo, ngâm trong 20 – 22 tiếng. Nếu là tro tàu thì ngâm trong 3-4 tiếng. Thỉnh thoảng khi ngâm bạn thủ bằng cách bóp nhẹ hạt gạo nếp vỡ nhẹ là gạo đã ngâm đủ.

Ngâm gạo nếp vào nước tro

Bước 3: Sau khi gạo nếp ngâm nước tro thì xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Có thể xóc thêm ít muối (1,5kg gạo thì hết 20g muối). Để gạo cho ráo nước.

Bước 4: Lá dong rửa sạch, cho lá dong chần qua nước sôi cho bớt phần diệp lục của lá.

Lá dong rửa sạch

Bước 5: Gói bánh: Xếp 2 lá lên trên nhau, để phần mặt lá xuống dưới. Múc gạo dàn đều lên lá. Cuộn lá lại và dụng lạt hoặc dây buộc chặt.

Múc gạo dàn đều lên lá

Bước 6: Xếp bánh gio vào nồi, đổ ngập nước vào nồi trong 2-2,5 tiếng là bánh nhừ. Khi thấy nước cạn thì tiếp thêm nước sôi vào cho ngập bánh. Không cho nước lạnh sẽ làm bánh không chín được. Khi bánh chín, vớt ra rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.

Bánh gio ăn nguội và chấm cùng mật mía

Bánh gio ăn nguội và chấm cùng mật mía thì ngon hết biết. Bánh gio có vị ngái ngái nồng nồng của nước tro, nhưng khi ăn sẽ thấy vị thanh mát, rất tốt cho đường tiêu hóa đây.

Ăn bánh tro có béo không – Tác dụng của bánh gio với sức khỏe là gì?

Theo Đông y Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em, có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ (âm hư), những trường hợp dương thịnh gây âm hư như vào mùa hè mà cực điểm là đầu tháng năm Đoan ngọ (đoan dương – chính dương) thường gây ôn dịch thương âm.

Theo Đông y Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu

Vào dịp Tết Đoan ngọ nó sẽ phát huy cao độ những tính năng trên do mấy ngày này người ta còn gặp nguy hại do ăn uống no say nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu như rượu nếp, xoài, mít…

Bánh tro sử dụng trong tết Đoan Ngọ là vậy. Bánh không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe mà còn giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể, để phòng và góp phần chữa một số bệnh như tăng huyết áp, bệnh gút, sỏi thận v.v.

Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng, bánh ú, bánh gai vì các loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, bánh ú, bánh gai nhất là bánh chưng chiên thì nó cực giàu năng lượng, nhiều chất béo.

2 cách làm bánh ú tro mật (bánh gio, bánh nẳng) nhân đậu xanh, bánh tro chấm mật bằng lá dong ngày Tết Đoan Ngọ

Nếu bạn vẫn giữ thói quen ngày Tết ăn bánh chưng,bánh ú kèm dưa hành, thịt đông thì thực sự nguy hiểm bởi dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.

Hãy thử ngay cách làm bánh giò chấm mật thơm ngon của chúng tôi để thử xem tay nghề mình đến đâu nhé! Và đừng quên chia sẻ để bạn bè cùng biết. Chúc các bạn thành công!

5/5 – (3 bình chọn)

aaaaaaaaaaaaaaa


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button