Tổng Hợp

Cách làm bánh trung thu truyền thống chuẩn vị đơn giản tại nhà

Bánh trung thu là loại bánh không thể thiếu vào dịp rằm tháng 8 âm lịch. Đây là một món bánh truyền thống, mang hương vị đặc biệt, thơm ngon và đa dạng cách chế biến. Bánh trung thu chia thành 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo, mỗi loại lại mang đến một hương vị khác nhau. Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm bánh trung thu truyền thống tại nhà chuẩn vị nhất.

Chiếc bánh trung thu trong văn hóa người Việt

Trung thu là dịp đoàn viên, là khoảng thời gian ý nghĩa để con cái có cơ hội báo hiếu với ông bà, cha mẹ. Trong dịp tết đặc biệt này, món bánh trung thu với hai hương vị khác biệt là bánh nước và bánh dẻo không thể thiếu. Nó thường được dùng để làm quà tặng, quà biếu như một lời chúc về sức khỏe, hạnh phúc và bình an.

Bánh trung thu mang hương vị đặc biệt, được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau

Những chiếc bánh trung thu tròn đều, được tạo hình đẹp mắt, gửi gắm biết bao tâm tư của người tặng với người được tặng. Ngày rằm tháng 8 hàng năm được ăn loại bánh này, uống một ngụm trà nóng và trò chuyện cùng người thân, nghĩ thôi cũng đã thấy bình yên đến lạ. Mọi lo toan, buồn phiền của cuộc sống như được xóa nhòa, thay vào đó là sự bình yên, trở che, sự thoải mái khi được trở về nhà.

Ngày nay, bánh trung thu có rất nhiều loại, được làm với nhiều kiểu dáng, hình thù khác nhau. Phần nhân bên trong cũng khác biệt như nhân trứng muối, khoai môn, đậu xanh… Tuy vậy, những chiếc bánh làm theo phong cách truyền thống với nhân thập cẩm vẫn phổ biến và được ưa chuộng hơn cả.

Chuẩn bị nguyên liệu trước khi làm bánh

Như đã nói ở trên, bánh trung thu truyền thống được chia thành 2 loại là bánh dẻo và bánh nướng. Để tạo nên một chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt, khâu chuẩn bị nguyên liệu là quan trọng nhất. Chiếc bánh truyền thống sẽ có nhân thập cẩm, là tổng hòa của rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Theo đó, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu cho phần nhân và phần vỏ bánh.

Cần phải chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ trước khi tiến hành làm bánh

Với bánh nướng

Nhân bánh nướng và bánh dẻo truyền thống giống nhau. Dưới đây là thống kê nguyên liệu chi tiết nhất.

Phần nhân bánh

  • Các loại mứt: 300g mứt sen, mứt bí, mứt gừng đỏ, mứt gừng vàng.
  • Các loại hạt: Hạt dưa, hạt điều, mè trắng mỗi loại 300g.
  • Phần nước đường: Đường nâu, đường cát mỗi loại 600g, 400ml nước và 4 lát chanh.
  • Các loại dầu: 20g dầu mè, 100g dầu hào.
  • Các loại gia vị: 100g nước tương, 200g đường cát trắng, 30g Trần bì. 400ml dầu ăn…
  • Bột dầu, bột bánh in: 150g
  • Trứng muối: 4 quả
  • Lạp xưởng: 300g
  • Rượu Mai Quế Lộ: 10g
  • Lá chanh: 60g
  • Nước đường bánh nướng: 50g

Phần vỏ bánh

  • Lòng đỏ trứng: 3 quả
  • Trứng vịt: 1 quả
  • Dầu ăn 50ml, dầu mè 20ml
  • Nước đường bánh nướng: 300ml
  • Bột mì: 500g

Với bánh dẻo

Nhân bánh dẻo giống với nhân bánh nướng, riêng phần nước đường và vỏ bánh sẽ hơi khác 1 chút. Bạn chuẩn bị thêm các nguyên liệu như sau:

  • Nguyên liệu nấu nước đường: 250g đường trắng, 1/8 thìa nước chanh và 250ml nước nóng.
  • Nguyên liệu vỏ bánh: 100g bột nếp chín, 200g nước đường, 5g dầu ô liu và 2 thìa cà phê nước hoa bưởi.

Cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như trên để tạo nên một chiếc bánh trung thu hoàn hảo nhất. Chuẩn bị xong, bạn làm theo các hướng dẫn dưới đây của chúng tôi.

Xem thêm :  Giá mèo anh lông dài đen – mèo anh lông dài giá bao nhiêu

Hướng dẫn cách làm bánh trung thu truyền thống loại nướng

Cách làm bánh nướng truyền thống cần phải trải qua nhiều bước khác nhau. Trong đó có 3 công đoạn chính là làm nhân bánh, làm vỏ bánh và nướng bánh. Mỗi công đoạn cần được thực hiện một cách cẩn thận mới tạo nên hương vị hoàn hảo nhất.

Các bước làm nhân bánh

Điểm nhấn của một chiếc bánh nướng nằm ở phần nhân. Nhân ngon, hoàn hảo mới tạo được ấn tượng với người thưởng thức và làm cho ngày tết trung thu trở nên ý nghĩa hơn. Công đoạn làm nhân bao gồm:

Tiền hành làm nước đường

Bạn chuẩn bị một chiếc nồi thật sạch sau đó đặt lên bếp. Sau đó, cho lần lượt đường trắng, đường nâu và một chút nước vào trong, dùng muỗng khuấy thật đều tay. Khi hỗn hợp trên sôi thì cho vào nồi 4 lát chanh đã chuẩn bị như vậy là phần nước đường của nhân bánh đã hoàn thành.

Nước đường khi xuất hiện bọt khí hãy dùng vợt để lấy bớt bọt ra ngoài

Làm nhân bánh

Chuẩn bị hạt dưa, hạt điều và mè trắng rang trên bếp đến khi chín vàng có mùi thơm. Lạp xưởng cắt nhỏ kiểu hạt lựu, đem áp chảo và đảo đều tay để không bị cháy. Các loại mứt bí, mứt gừng đỏ, mứt sen, hạt điều và hạt dưa đem xay thật nhuyễn. Trần bì và lá chanh cắt thành sợi nhỏ để khi kết hợp với các loại nhân khác dễ ăn hơn.

Làm gia vị nhân và bột dầu

Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu trên, bạn tiến hành chế biến gia vị nhân và bột dầu. Các nguyên liệu làm gia vị trên đem trộn đều tạo thành một hỗn hợp đặc biệt. Sau đó, đổ vào bột bánh in 1 lượng dầu ăn nhỏ để tạo thành hỗn hợp bột dầu cho bánh.

Hoàn thiện phần nhân

Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào một chiếc bát lớn, trộn thật đều. Trứng muối tách lòng đỏ, đổ vào đó một chút rượu Mai Quế Lộ để khử mùi tanh. Trứng sau đó đem đi hấp chín trong thời gian 12 phút. Chú ý không nên hấp trong thời gian quá ngắn, trứng không chín, bánh không để được lâu dài. Chia nhân thành 2 phần bằng nhau, một phần làm bánh nướng, phần còn lại dùng làm bánh dẻo.

Khuôn nặn bánh trung thu

Cách làm vỏ bánh nướng đúng chuẩn

Không chỉ nhân bánh mà vỏ cũng cần được làm cẩn thận. Vỏ làm sai công thức bánh sẽ bị khô, khi nướng màu sắc nhạt, không đáp ứng được tính thẩm mỹ. Ở công đoạn này bạn tiến hành theo các bước như sau:

  • Đổ dầu ăn vào phần nước đường đã chuẩn bị. Sau đó, cho thêm lòng đỏ trứng vào, đánh đều tay bằng muỗng.
  • Bột mì cho ra một chiếc bát, đổ từ từ hỗn hợp nước đường vào và nhào bột đều tay. Sau khi thu được một khối bột mịn thì dừng.

Nặn bánh

Nhân và vỏ bánh đã xong, bạn chia nhân thành các phần bằng nhau. Mỗi một phần nhân sẽ có một lòng đỏ trứng muối. Lòng đỏ cho vào giữa, bao quanh bởi các nguyên liệu khác. Ở bước này hãy làm thật nhẹ nhàng sao cho viên nhân tròn và đẹp mắt khi nặn bánh sẽ dễ dàng hơn.

Nhân bánh nặn hình tròn và bọc bên ngoài là lớp vỏ

Với phần vỏ bánh, bạn cũng cha ra thành nhiều phần bằng nhau. Chuẩn bị một chiếc mâm hoặc một bề mặt phẳng chuyên dùng làm bánh để lăn và cán từng khối bột. Trước khi cán, hãy rắc một chút bột khô lên mâm để vỏ bánh không bị dính. Cán đều tay để vỏ bánh khi nướng chín đều.

Xem thêm :  Các loại bánh ngon nhất việt nam, tổng hợp các loại bánh truyền thống việt nam

Đặt nhân bánh đã chuẩn bị vào giữa miếng bột vừa ván. Gọi gọn lại để phần vỏ ôm trọn lấy hết nhân bên trong. Sau đó, bạn đưa từng chiếc bánh qua khuôn để tạo hình. Dùng tay ấn nhẹ và úp ngược khuôn lại dưới bàn để lấy bánh ra. Lặp đi lặp lại các thao tác trên cho đến khi hết nhân và hết vỏ thì thôi.

Tiến hành nướng bánh

Bánh sau khi nặn đem nướng. Trước tiên cần phải làm nóng lò. Nhiệt độ lý tưởng nhất là 220 độ C trong thời gian 10 phút. Chuẩn bị một chiếc khay chuyên để nướng bánh sau đó đặt giấy nên lên, xếp từng chiếc bánh đã chuẩn bị vào khay. Để bánh trong lò nướng khoảng 10 phút.

Bánh nướng hai lần, lần đầu 10 phút và lần thứ hai là 15 phút

Hỗn hợp phết lên bề mặt bánh sẽ bao gồm 2 lòng đỏ trứng gà, 1 quả trứng vịt và 20ml dầu ăn. Trộn đều các nguyên liệu trên, chờ bánh nướng trong lò được tầm 10 phút thì lấy bánh ra.

Vỏ bánh nướng càn trộn đúng tỷ lệ, tránh để vỏ khô, khi nướng dễ bị nứt

Phết đều hỗn hợp đã chuẩn bị trên bền bề mặt bánh. Sau đó, bạn tiếp tục để bánh vào lò nướng trong thời gian 15 phút. Lúc này, bánh đã chín, màu vàng đều vô cùng đẹp mắt.

Các bước làm bánh dẻo nhân thập cẩm

Cách làm bánh trung thu truyền thống ngày nay vẫn được nhiều công ty, cơ sở kinh doanh áp dụng. Hương vị bánh thơm ngon, trọn vị, khi ăn không bị ngán. So với bánh nướng, bánh dẻo vẫn giữ nguyên phần nhân bên trong nhưng khi thực hiện sẽ rút ngắn được một khoản thời gian đáng kể. Để làm được loại bánh này, các bước thực hiện theo một vài bước như sau:

Nấu phần nước đường

Việc đầu tiên khi làm bánh dẻo đó chính là nấu nước đường. Chuẩn bị một chiếc nồi, đổ vào đó tầm 250ml nước và 250g đường, đun với lửa nhỏ. Khi thấy xuất hiện bọt trên bề mặt, dùng vợt vớt cẩn thận. Cho vào đó tầm ⅛ thìa nước cốt chanh, đun trong thời gian từ 20 đến 30 phút. Bạn tắt bếp và để nước đường nguội. Một lưu ý nhỏ, khi đun nước đường bạn không nên khuấy mà để các nguyên liệu tự hòa quyện một cách tự nhiên. Khuấy đều tay sẽ tạo ra nhiều bọt khí, khi làm bánh dễ chảy nước hơn.

Tiến hành làm phần vỏ bánh

Đổ tầm 200ml nước đường vào một chiếc bát. Cho vào đó 5g dầu ăn và 2 thìa tinh dầu hoa bưởi. Múc bột bánh dẻo đổ vào bát nước đường theo quy tắc từng thìa một. Đổ đến đâu khuấy đều tay đến đấy, không nên đổ quá nhiều. Đến khi cảm thấy bột nặng tay thì bạn rải một lớp bột áo ra mâm, đổ phần bột đã chuẩn bị ra, lặn nhẹ, bột bám vào sẽ không bị dính tay. Vỏ và nhân cắt đều theo tỷ lệ 2:1.

Vỏ bánh dẻo không nên cho quá nhiều nước khi nặn sẽ bị dính tay, làm giảm chất lượng của chiếc bánh

Tạo hình bánh dẻo

Sau khi chia đều phần vỏ, bắt đầu cán mỏng. Nhân thập cẩm đã chuẩn bị ở trên đặt vào giữa vỏ bánh, vo tròn đều. Phủ vào bên trong khuôn bánh dẻo một lớp bột áo, sau đó cho viên bánh vừa nặn vào khuôn. Ấn chặt trong thời gian tầm 30 giây. Nhấc khuôn ra bạn sẽ được chiếc bánh dẻo như mong muốn. Bánh không cần nướng có thể ăn được luôn. Tuy nhiên, bạn nên để sau 1 đến 2 ngày mới thưởng thức để phần nhân và vỏ bánh ngon hơn.

Chiếc bánh dẻo sau khi hoàn thành nên để từ 2 đến 3 ngày mới thưởng thức, không nên ăn luôn

Một vài lưu ý quan trọng khi làm bánh trung thu

Bánh trung thu tuy là món bánh truyền thống nhưng nếu không được làm đúng cách ăn sẽ rất ngán. Cách làm bánh trung thu truyền thống chuẩn vị trên đây sẽ giúp bạn có được những chiếc bánh thơm ngon, đúng vị nhất. Tuy nhiên, khi làm cần chú ý ngay những vấn đề dưới đây:

  • Nhiệt độ lò nướng cần phải phù hợp với trọng lượng và kích thước của bánh. Để nhiệt độ quá lớn, vỏ bánh chín nhanh nhưng phần nhân thì vẫn còn sống. Tùy vào từng loại lò, hãy điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
  • Chọn loại khuôn có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ. Khuôn bánh cần phải phù hợp với trọng lượng. Với bánh nướng, nếu bánh có trọng lượng khoảng 200 đến 250g thì hãy nướng 3 lần. Mỗi lần nướng tầm 7 phút ở nhiệt độ 200 đến 220 độ C.
  • Hỗn hợp phết lên trên bề mặt của chiếc bánh không nên quá cô đặc mà chỉ cần sệt sệt là được.
  • Tỷ lệ trộn nhân bánh và vỏ bánh phải chuẩn mới có thể tạo nên một chiếc bánh trung thu chuẩn vị.
  • Bánh dẻo không nên trộn quá nhiều nước đường, vỏ bánh sẽ bị loãng. Khi cán bột phải cán đều tay, tránh làm vỏ bánh quá dày, khi ăn mất ngon.
  • Nhiều người khi nấu nước đường sẽ làm đọng lại những hạt li ti do bạn dùng đũa để khuấy. Như vậy, nước khi dùng làm bánh sẽ làm giảm hương vị, bánh xấu, nhanh ướt hơn.
  • Thông thường, một chiếc bánh nướng cần phải để từ 2 đến 3 tuần mới nên ăn. Vì bánh sau khi nướng vỏ sẽ giòn như bánh quy. Để một thời gian, vỏ mới mềm và dễ ăn. Đối với trường hợp bánh vừa nướng đã vừa ăn thì chỉ sau từ 2 đến 3 ngày sẽ bị chảy nước.
  • Khi bột chưa có thời gian nghỉ hoặc trộn bột quá khô, nướng dễ bị vỡ. Lưu ý khi vỏ bánh khô hãy phết lên trên đó hỗn hợp trứng đã chuẩn bị. Nếu bột còn ướt không nên quết.
Xem thêm :  Cây rau đay là rau gì? công dụng và các món ăn bổ dưỡng

Bánh dẻo có thời gian chế biến nhanh hơn so với bánh nướng

Bánh trung thu là món bánh không thể thiếu vào ngày rằm tháng 8 hàng năm. Bánh được làm với nhiều loại công thức khác nhau, trong đó cách làm bánh trung thu truyền thống trên đây mang hương vị đậm đà và chuẩn vị nhất. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và một chiếc lò nướng là bạn có thể thực hiện tại nhà. Chúc bạn và gia đình có một ngày trung thu thật ý nghĩa và hạnh phúc!


Công thức làm BÁNH TRUNG THU xem xong làm được ngay vì quá dễ


Cách làm bánh trung thu thật dễ, công thức đơn giản dễ dàng, bạn nào xem xong cũng có thể làm và thành công ngay lần đầu tiên, bánh trung thu thơm ngon an toàn, không chất bảo quản.
Nước đường bạn có thể mua, hoặc xem Video làm nước đường ở đây: https://youtu.be/gQI36O3whzs
CÔNG THỨC:
NHÂN BÁNH:
150G ĐẬU XANH
90G ĐƯỜNG
1/2 MUỖNG CÀ PHÊ MUỐI (1/2 tsp)
2 MUỖNG DẦU ĂN (2 tbsp)
1/2 MUỖNG CANH BỘT MÌ ĐA DỤNG (1/2 tbsp)
1 MUỖNG CANH NƯỚC (1 tbsp)
6 TRỨNG MUỐI
1 MUỖNG CANH RƯỢU TRẮNG (1 tbsp)
1 MUỖNG CÀ PHÊ DẦU MÈ (1 tsp)
VỎ BÁNH:
250G BỘT MÌ
25G BƠ ĐẬU PHỘNG
30ML DẦU ĂN (2 MUỖNG CANH) (2 tbsp)
1 LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ
150G NƯỚC ĐƯỜNG
QUÉT BÁNH:
1 LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ
2 MUỖNG CANH NƯỚC (2 tbsp)
Các loại bánh Trung Thu: http://bit.ly/2JHFAel
Danh mục món ăn ngon: http://bit.ly/2YDAtiT\r
\r
Cách làm bánh ngon: http://bit.ly/2YXUf99\r
\r
Thích ăn vặt: http://bit.ly/2WufEcd\r
\r
Các món ngâm chua: http://bit.ly/2QsXhyQ\r
\r
Video nấu ăn mới nhất: http://bit.ly/2WmuBx7\r
\r
Facebook: https://fb.com/LikeMonAnNgon\r
https://fb.com/groups/MonAnNgonGroup
monanngon bánhtrungthu làmbánh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button