Cây Xanh

Cách chiết cây hoa hồng đảm bảo sống 100%, cách chiết cành hoa hồng đảm bảo sống 100%

Trồng một vườn hoa hồng xinh xắn tại nhà là niềm mơ ước không của riêng ai. Trước đây Đặng Gia Trang đã từng chia sẻ cách giâm cành hoa hồng cực đơn giản. Nay chúng mình sẽ tiếp tục chia sẻ một kỹ thuật nhân giống khác đó là chiết cành hoa hồng. Nghe có vẻ khó khăn nhưng chiết cành rất dễ thành công nếu làm đúng kỹ thuật. Học ngay cách chiết cành hoa hồng từ chuyên gia của Đặng Gia Trang bạn nhé.

Bạn đang xem: Cách chiết cây hoa hồng

1/ Cách chiết cành hoa hồng là gì?

Chiết cành là phương pháp tách rời cành ra khỏi thân cây hoa Hồng mẹ để trồng nên một cây mới thông quá các thao tác kỹ thuật. Ưu điểm của phương pháp này là giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, cây nhanh ra hoa hơn trồng từ gốc. Nhân giống nhanh chóng khi trồng với diện tích lớn. Tiết kiệm chi phí mua giống, chỉ cần bỏ vốn từ một cây mẹ.

2/ Thời vụ chiết cành

Có thể chiết cành hoa hồng quanh năm. Tuy nhiên 2 mùa vụ chính để tỷ lệ chiết thành công là sau đợt mưa xuân (tháng 2 – tháng 4) và những ngày mùa thu (tháng 8 – tháng 10). Lý tưởng nhất vẫn là đầu tháng 2, bởi:

+ Sau Tết, tiết trời ấm áp, ít mưa thuận lợi cho việc nhân giống hoa hồng.

+ Đồng thời đây là lúc các cây hoa hồng đã tàn hoa, khi chiết nhánh thì tỉ lệ sống rất cao.

+ Vỏ cây cũng dễ tách khỏi thân hơn khi tiến hành vào thời điểm này.

3/ Vật liệu chiết cành

Chọn cây giống: Nên chọn những cây mẹ có sức sống tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cho hoa đẹp, nhiều cành bánh tẻ, không quá già hoặc quá non.

Các loại giá thể có thể dùng để chiết cành

– Giá thể tự trộn 1/3 mụn dừa hoặc trấu hun, phân trùn quế với 2/3 đất thịt nhẹ, giàu mùn trộn với theo tỷ lệ, trộn đều. Tưới nước làm ẩm khoảng 70%, sao cho có thể nắm thành viên nhưng không rỉ nước ra tay.

– Hoặc trộn rễ lục bình với đất và phân chuồng. Rễ lục bình thường tìm thấy ở các vùng ruộng nước. Ngâm nước cho sạch phèn rồi phơi khô để dự trữ. Trước khi dùng thì ngâm nước cho mềm, vắt ráo nước rồi trộn với các đất và phân để đắp bầu.

Dụng cụ: Dao bén, kéo tỉa, bịch nhựa hoặc băng nhựa quấn bầu đất

*

Đoạn khoanh vỏ khoảng 2cm

4/ Cách chiết cành hoa hồng

4.1 Thời điểm 

Thời điểm thích hợp để chiết cành hoa hồng là vào sáng sớm hoặc chiều mát.

4.2 Chiết cành không cần bầu đất

– Bước 1 Chọn cành: Lựa cành dài gần sát gốc, vòng thân to vừa bằng chiếc đũa, lấy đoạn cuối cành có chiều dài khoảng 15 – 20cm. Cành không nên dài quá vì cây con sau này sẽ cao ngồng nhưng bộ rễ nó còn yếu không đủ sức nuôi cây.

Xem thêm :  Cây trạng nguyên – kỹ thuật trồng, chăm sóc – hoa nở đỏ rực

– Bước 2 Khoanh vỏ: Tiếp theo là khoanh một đoạn vỏ dài khoảng 2cm ngay vị trí muốn cắt. Chú ý bóc sạch vỏ, dùng dao cạo lớp màng mỏng dưới vỏ để tránh tình trạng bị liền vỏ, không ra rễ.

– Bước 3 Đắp đất: Uốn cong cành định chiết xuống, sao cho nơi bị tuốt vỏ tiếp giáp sát mặt đất hoặc có thể vùi xuống dưới đất, sau đó đắp đất đã chuẩn bị lên trên.

– Bước 4 Cố định: Cắm một que tre thẳng xuống đất tại gần cành chiết, cột cành chiết vào cây tre để cành nằm yên đúng vị trí.

– Bước 5 Tách cành: Bằng cách này chỉ sau 40 ngày là chỗ chiết đã ra rễ, dùng kéo cắt rời cành đi trồng.

Xem thêm: Gợi Ý 5 Mẫu Tai Nghe Cho Bà Bầu Tốt Nhất 2021 Nên Sử Dụng, Áp Tai Nghe Vào Bụng Bầu

Chú ý quan sát cành thường xuyên trong khi chiết xem cành có héo hay biểu hiện gì khác lạ không bạn nhé!

4.3 Chiết cành có bầu đất

Chọn cành giống như cách chiết không có bầu đất.

– Bước 1 Khoanh vỏ: Dùng dao sắc khoanh đoạn vỏ dài khoảng 3cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng khoanh. Cạo sạch lớp màng mỏng để cành dễ ra rễ.

– Bước 2 Tiến hành chiết: 

+ Dùng hỗn hợp đất đã trộn ốp quanh nơi vừa bóc vỏ tạo thành bầu đất to hình trái cau. 

+ Giữ chặt bầu, dùng một miếng băng nhựa quấn quanh bầu đất sao cho vừa chặt vừa kín là dược. Quấn chặt hai đầu bầu để nước mưa hay nước tưới không xâm nhập được vào bên trong. Tránh làm hỏng bầu.

+ Nhờ độ ẩm và tiếp xúc với giá thể được ủ kín bên trong lớp nhựa đoạn chiết nhanh ra rễ. 

+ Khoảng 15 ngày sau khi chiết, ta đã thấy nhiều rễ con màu trắng xuất hiện. 

Bước 3 Cắt cành chiết: Đúng 3 tuần thì dùng dao bén cắt lìa cành chiết ra đem trồng xuống đất hay vào chậu kiểng.

4.4 Chăm sóc hồng sau chiết

– Cây chiết cành có bộ rễ tương đối yếu (giống như cây hồng rễ trần). Do đó, sau khi cắt cành chiết, bạn nên tỉa bớt cành và lá. Để cho thân tập trung dinh dưỡng vào thân rễ và sinh trưởng.

– Thời gian đầu, cố định cành chiết bằng những cọc tre, tránh trường hợp gãy đổ do mưa gió.

– Khi mới chiết thì nên để cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp 50%, sau đó đem ra tập nắng từ từ.

– Về tưới nước thì trong 10 ngày đầu chỉ tưới rất ít, chủ yếu là để giữ ẩm cho cây. Tránh tưới nhiều dễ bị đen và thối cành chiết.

– Tuổi của cành chiết được tính bằng với tuổi của cây Hồng mẹ, do đó sau 2 tháng tính từ ngày chiết thì Hồng chiết bắt đầu nở hoa. Đợt hoa này khá xấu, đường kính nhỏ, form hoa méo mó nên cắt bỏ nụ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh.

Xem thêm :  Đặc điểm sinh học, sinh sản của ếch

– Sau cắt tỉa thì rải gốc hồng bằng phân trùn quế viên nén hanagaming.com để kích thích cây hồng đâm chồi non mới. Liều lượng: 1/2 muỗng cafe gạt ngang cho chậu đường kính 10cm.

5/ Lưu ý để thực hiện cách chiết cành hoa hồng thành công

– Cành chiết có bộ rễ tương đối yếu. Vì thế khi cắt cành chiết càn tỉa bớt cành, lá hồng để tập trung dinh dưỡng nuôi rễ.

– Thời gian đầu nên đặt cành chiết tại nơi râm mát sau đó mới chuyển dần ra ngoài sáng.

– Sau 1 tháng thì cành chiết đã cho hoa. Khi đó cần tỉa bỏ lứa hoa đầu tiên chỉ giữ lại những lứa hoa tiếp theo.


Hướng dẫn cách chiết cành hoa hồng cực dễ hiệu quả cao tại Cần Thơ


Hướng dẫn cách chiết cành hoa hồng cực dễ hiệu quả cao tại Cần Thơ.
Mr Thuận 09382 09381
Địa chỉ Cơ Sở 1:
39 Đường 30 KDC Hưng Phú 2 (Công Ty 8), Quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ
Bản đồ Google maps: https://goo.gl/maps/DuGnScVdk29XUE1V7
Địa chỉ Cơ Sở 2:
522 Nguyễn Chí Thanh, P. Thới An Đông, Q. Bình Thủy, Tp.Cần Thơ
Bản đồ Google maps: https://goo.gl/maps/QQ6yChUFp4x62AJU7
Thông tin chuyển khoản
Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Cần Thơ
Số tài khoản: 0111000193677
Tên chủ tài khoản: TRƯƠNG HỮU THUẬN
TRANG TRẠI CÔN TRÙNG
https://trangtraicontrung.com/
Đăng Ký Theo Dõi Kênh Miễn Phí https://goo.gl/SmzZvh
Nơi chia sẻ những kinh nghiệm trong nông nghiệp chăn nuôi khép kín bền vững. Thông qua nhiều mô hình chăn nuôi tại Trang trại.
Nuôi trùn quế bằng phân của các động vật ăn cỏ như: Trâu, bò, ngựa, dê, thỏ,.. tạo ra được 2 sản phẩm chính đó là: thịt trùn quế làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, thủy hải sản. Hai là phân trùn quế làm phân bón cho tất cả các loại cây trồng giúp tơi xốp đất và cây sinh trưởng bền vững
Nuôi Dế mèn thái bằng các loại rau như: Rau muống, rau lang, lá khoai mì,…tạo ra 2 sp thịt dế có thể chế biến trong nhà hàng, chim cá cảnh, người đi câu cá,…Phân dế làm phân bón cho tất cả các loại cây trồng.
Nuôi ruồi lính đen xử lý rác thải hữu cơ rất hữu hiệu tạo ra 2 sản phẩm: Ấu trùng ruồi lính đen dùng làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, thủy hải sản,..Phân ấu trùng ruồi lính đen dùng làm phân bón.
Nuôi chim cút thả vườn là mô hình chăn nuôi khép kín cho ăn côn trùng giảm chi phí thức ăn xuống mức thấp nhất có thể. Giúp tăng lợi nhuận trong các mô hình chăn nuôi.
Nuôi chim trĩ thả vườn cũng áp dụng cho ăn các loại côn trùng như dế, ấu trùng ruồi lính đen, trùn quế,…nhằm giúp vật nuôi phát triển tự nhiên.
Nuôi cá trê cũng áp dụng cho ăn các loại côn trùng đã mang lại hiệu quả tích cực.
Ứng dụng các loại côn trùng làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, thủy hải sản đã giúp giảm chi phí thức ăn xuống còn 20% và giúp vật nuôi tránh khỏi những bệnh tật cơ bản trong chăn nuôi.

Xem thêm :  Con ngựa thành troy

. : : DẾ MÈN THÁI : : .
Diện tích nuôi dế đạt 1.000m2 sản lượng dế thương phẩm cung cấp thức ăn cho 10.000 con Chim Cút
Cung cấp hàng ngàn khay trứng dế giống cho bà con cả nước. Chúng tôi luôn mong muốn mang lại nhiều lợi ích cho bà con làm nông nghiệp chăn nuôi cả nước.

. : : TRÙN QUẾ : : .
Trùn quế là gì?
Trùn quế là giống trùn được thuần hóa, có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae được đưa vào nuôi công nghiệp với qui mô vừa và nhỏ, thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy.

Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ nuôi, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch.
Kích thước trùn quế trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau:
Protein: 68 –70%
Lipid: 7 – 8%,
Chất đường: 12 –14 %
Tro 11 – 12%.
Do có hàm lượng Protein cao nên trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản…

. : : PHÂN TRÙN QUẾ: : .
Phân trùn quế là gì?
Phân trùn quế là chất thải của trùn quế sau khi trùn quế ăn phân, hoặc các loại rác thải hữu cơ. Phân trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và có nhiều vi sinh có lợi cho cây trồng. Để có được phân trùn quế đạt chất lượng tốt nhất, phân trùn quế phải được ủ trong trại nuôi từ 610 tháng mới thu hoạch và đem bón cho cây trồng thì khỏi chê.

. : : CHIM CÚT : : .
Trại chim cút tại Cần Thơ chia sẻ cách đơn giản làm máy ấp trứng với giá rẻ ai cũng có thể sở hữu 1 cái để dành ấp trứng cút, trứng gà, trứng vịt hay trứng chim kiểng.
Máy ấp trứng của trại chim cút Cần Thơ rất đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm điện. Ai cũng có thể sử dụng được, ấp trứng dễ dàng theo từng loại trứng. Máy ấp mang lại kết quả tốt hơn sử dụng bóng đèn dây tóc rất nhiều.

. : : RUỒI LÍNH ĐEN: : .
Mô hình nuôi Ấu trùng Ruồi lính đen khai thác làm thức ăn cho vật nuôi luôn được chúng tôi quan tâm và phát triển diện tích nuôi lên 1.000m2 nuôi trong tương lai.
Cung cấp trứng Ruồi lính đen và ấu trùng ruồi lính đen giống cho bà con cả nước nhằm mang lại giải pháp giảm chi phí thức ăn cho vật nuôi.

Trong chủ đề này tôi chia sẻ đến quý vị những kinh nghiệm, trãi nghiệm thực tế trong việc xây dựng và phát triển trang trại nuôi côn trùng làm thức ăn cho vật nuôi.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button