Review

Cách chọn và chăm sóc gà chọi tơ (siêu chuẩn) từ nhiều sư kê

Cách chọn gà chọi tơ đẹp cùng cách chăm sóc gà chọi tơ giúp gà chọi tơ nhanh mọc lông và mau cự được chia sẻ từ các sư kê được gadaviet sưu tập và biên soạn trong bài viết dưới đây.

Các sư kê sành chơi gà cũng biết gà nòi được bảy tháng tuổi, xương cốt đã cứng cáp, dáng đi ra vẻ một chú gà chọi thực thụ rồi. Ở tuổi này gà đã gáy khá rõ. Gà đã biết gáy là gà bắt đầu sung, đã biết cách nhìn nhận thế giới xung quanh chúng, đã biết ve mái, đã háu đá như ngựa non mới lớn háu đá. Các sư kê bắt chúng nhốt lại để kiểm soát đợt hai. Có nghĩa là sàng lọc đợt hai. Đó cũng là cách chọn gà chọi tơ rất chuẩn xác

cach chon ga choi to

Cách chọn gà chọi tơ chuẩn

Sức khoẻ toàn diện

Các sư kê xem mấy tháng qua xem chú gà cả mình có bệnh tật gì không. Nếu có thì liệu có ảnh hưởng về lâu về dài không để chúng ta có cách loại trừ chúng ngay từ đầu. Các phần về ngoại hình nên chọn thật kỹ, chẳng hạn nếu cổ cong lườn vẹo…thì cũng loại bỏ không nên tiếc rẻ vì những con gà đó để lại cũng không có ích gì về về sau này. Gà nào thật sự hoàn hảo về ngoại hình mới được giữ lại mà thôi.

Rà soát lại chân gà

Các sư kê cũng xem mấy tháng qua gà có bị dị tật gì không ,có vấn đề gì về sức khỏe không. Coi kỹ lại các vảy tốt xẩu ra sao, vì sợ đợt đầu mình quá chủ quan nên coi lộn. Mọi việc nếu được hoàn toàn ưng ý, thì các sư kê cho gà xổ thử để xem võ nghệ ra sao. Xổ xong thì “lắc tích” liền.

Xem thêm :  Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa dạ uyên thảo (dạ yến thảo)

Trong lần xổ thứ 2 này, chúng ta nên xổ với con gà khác bầy nhưng cùng trang lứa với nó để chúng không cảm thấy cùng bầy với nhau, tuyệt đối không xổ với gà đã thắng trận, vì như vậy, gà mới “ra trận” lần đầu có thể bị thương rất nặng vì những con đã có chiến tích rồi thì chúng có những đòn đánh rất hiểm nghĩa là bị đòn đau mà chạy mặt luôn. Nếu gặp trường hợp này thì đừng trách gà mà chính nên trách mình. Vì ai lại đem một võ sinh ra dấu chỉ tử với một võ sư nhiều trận mạc?Vì vậy chúng ta có cách chọn gà chọi tơ cho riêng mình.

Gà đòn bảy tháng tuổi thì chưa lú cựa vì cựa lúc đấy còn nhỏ. Nhưng gà cựa vào tuổi này có con mau cựa đã có đôi đoản đao dễ nể rồi. Xổ gà cựa,chúng ta dùng lá chuối khô và giẻ rách bịt cựa lại để khi xổ không gà nào bị thương tích cả.

Gà mới xổ thử lần đầu tránh né chậm chạp, ra đòn lúng túng, nhưng ta cũng cho nó xổ mười lăm phút để đó xem cuối cùng nó sẽ ló ra “miếng” gì hay.Chứ không cho đánh liên tục sẽ hại gà vì chúng lần đầu tập đánh nên chúng ta không cho chúng đánh quá lâu.

Cách chăm sóc gà chọi tơ chở thành chiến kê dũng mãnh

Để có được những chiến kê xuất sắc bạn cần phải biết cách nuôi gà đá tơ của mình với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và phương pháp tập luyện khoa học với từng thời kỳ và giai đoạn để giúp gà tơ mau cự nhanh mọng lông

Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng tuổi

Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng cũng giống hầu hết các loại gà khác. Khi gà đang vào giai đoạn trưởng thành, gà thay lông, cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển bới vậy một ngày ta cho ăn 3 bữa như sau:

  • Sáng 7h cho ăn thóc
  • Trưa 12h cho ăn rau hoặc mồi ( tuần cho ăn 3 bữa mồi, 3 bữa rau xen kẽ)
  • Chiều 4h30 cho ăn thóc và uống nước
Xem thêm :  Cách chăm sóc cây đào sau tết và cho hoa đúng dịp tết

Cách nuôi gà tơ mau cựa

Để nuôi gà tơ mau cựa bạn cẩn đảm bảo sức khỏe cho gà. Các sư kê nên bổ sung vào khẩu phần ăn của gà những thức ăn có chứa hàm lượng chất đạm cao như: gian, lươn, chuối, hạt vừng, lòng đỏ trứng…Ngoài ra thì tóc vẫn là món ăn chính mỗi ngày để chú gà của bạn.

Cho gà ăn uống đầy đủ 3 bữa : sáng, trưa và chiều. Ngoài thức ra thì cách để gà tơ mau có cựa là bạn cần chú đến việc thả gà, chuồng trại nuôi gà. Hàng ngày khi trời đã có chút năng hết sương mù bạn có thể thả gà ra và cho gà ăn chút thức ăn sau đó thả ra vườn để gà tự kiếm thếm và tắm nắng để gà nhanh ra cựa. Đây cũng là cách giúp gà tơ mọc lông nhanh hơn. Thường thì cho gà 2 bữa chính mỗi ngày là 9h sáng và 4-5h chiều. Thời gian này còn tùy thuộc vào thời tiết theo mùa.

Lưu ý: Thức ăn không nên dư thừa khi cho gà ăn vì sẽ dễ gây mất vệ sinh và làm gà trở nên ngán ăn, lười vận động làm gà trở nên chậm chạp. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho gà đá và chế độ tập luyện hợp lý.

Cách vần gà chọi tơ theo công thức cực hiệu quả

Ngoài cách nuôi gà tơ mau cự, mau ra lông thì cách vần gà chọi tơ là một trong phương pháp nuôi gà chọi chiến cũng rất quan trọng để có được chiến kê dũng mãnh và sung sức. Cách vần gà chọi tơ thường gồm các bước như sau:

  • Kỳ 1: Vần 1 hồ đòn 15 – 20 phút sau đó cho gà chọi nghỉ 8 ngày, vần 1 hồ hơi 30 – 40 phút sau đó cho nghỉ 7 ngày.
  • Kỳ 2: Vần gà 2 hồ đòn 17 – 25 phút thì cho nghỉ 14 – 20 ngày, vần 2 hồ hơi khoảng 30 – 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày.
  • Kỳ 3: Vần gà 3 – 4 hồ đòn trong 17 – 25 phút rồi cho gà nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 5 phút, sau đó khoảng 3 ngày thì vần 4 hồ hơi từ 30 – 45 phút sau đó cho nghỉ 10 ngày và bắn chân 5 phút. Cuối cùng thì khoảng 4 ngày sau cho gà chọi bắn chân 10 phút sau đó cho nghỉ 7 ngày trước khi đem gà chọi ra chiến đấu.

Có những con gà tơ ngay phút đầu đã ra đòn độc, nhưng có con mãi đến phút cuối mới ló nòi cho mọi người biết mình cũng dữ không ai bằng.Đó là những tuyệt chiêu ra trước hạ ngay địch thủ có thể là thần kê; “độc chiêu” ra sau mà thắng chính là con gà dữ. Nói chung cách chọn gà chọi tơ  và chăm sóc gà chọi tơ cũng tùy thuộc vào từng con gà chúng ta không nên xem ở những phút đầu mà có thể đoán được gà đó chuẩn hay không mà chúng ta phải xem cả những phút sau thì mới có thể đánh giá được chuẩn xác đó con gà quý hay không.

>>>>>Xem thêm: Một số kinh nghiệm chọn gà chọi từ ngàn xưa truyền lại


Kỹ thuật chăm sóc gà trọi tuấn Nguyễn


Vi deo này giới thiệu đến mọi người cách cho gà trọi trưởng thành và gà con cũng như gà đẻ trứng ăn điều quan trọng nhất là người chăn nuôi phải yêu thương và đam mê chăn nuôi các loại động vật các bạn nhé

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button