Tổng Hợp

Qua cách cầm đũa có thể nhìn thấu nhân phẩm của một người?

Bạn đang xem: Qua cách cầm đũa có thể nhìn thấu nhân phẩm của một người? Tại Website nhahangcarnaval.com
*

Dành cho người đang sống ở Nhật Dành cho người không sống ở Nhật Người mới bắt đầu Người chưa có kinh nghiệm

箸 (hashi) được kết hợp từ 2 chữ 竹 (take – tre) và 者 (mono – giả trong học giả), mang ý nghĩa là “thứ được tạo nên từ tre bởi học giả”. Cách đọc đúng trong tiếng Nhật là “há sì” nhé.

Bạn đang xem: Cách cầm đũa đúng

Người ta kể rằng từ xa xưa, sau khi đun bếp bằng lửa, họ thường bẻ cành cây và dùng 2 cành cây để lấy thức ăn nóng. Theo một vài nghiên cứu, đũa đã được sử dụng ở Trung Quốc từ khoảng 3.000 năm trước và được các nhà sư, thương gia Nhật du nhập vào trong khoảng giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 7. Người ta chỉ ra rằng, trước đó, người Nhật chỉ ăn bằng tay và khi đũa được du nhập vào Nhật Bản, chỉ tầng lớp quý tộc mới sử dụng nhưng cũng chỉ trong những dịp đặc biệt.

Đến thời Nara, văn hóa dùng đũa trở nên phổ biến và nhiều chiếc đũa được chạm khắc từ gỗ của thời kì này đã được khai quật. Vào thời Heian, đũa cũng được vẽ trên tranh cuộn, mô tả cuộc sống của những người bình dân thời bấy giờ, có thể nói vào thời điểm này đũa đã lan truyền rộng rãi không chỉ với giới quý tộc mà còn lan rộng ra công chúng. Và vào thời Kamakura, đũa dùng sơn mài đã xuất hiện, loại đũa này chắc chắn và bền bỉ hơn, có thể sử dụng được lâu dài. Với sự nổi lên của trà đạo (茶道) trong thời kỳ Muromachi, đũa tuyết tùng và cây bách được sử dụng thường xuyên hơn cùng với sự đa dạng hóa của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Vào thời Edo, đũa dùng một lần đã bắt đầu được sử dụng do sự phát triển của ngành công nghiệp nhà hàng.

Ban đầu, đũa Nhật được coi là vật linh thiêng nhưng ngày càng trở nên phổ biến với nhiều loại tùy theo mục đích sử dụng. Theo thời gian, đũa đã trở thành thứ không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Trên thế giới, khu vực văn hóa ăn bằng tay (Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi) chiếm gần một nửa (44%), khu vực ăn dùng dao và dĩa (Châu Âu, Mỹ, Nga) chiếm 28% và khu vực sử dụng đũa (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore) cũng chiếm khoảng 28%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, văn hoá sử dụng đũa của các nước Á Đông đang dần lan rộng ra thế giới.

Mặc dù thuộc vùng văn hóa ẩm thực sử dụng đũa nhưng hầu hết các nước đều sử dụng thêm thìa và nĩa để làm thành bộ. Duy nhất chỉ có Nhật Bản có văn hoá “tất cả bằng đũa”. Khác với Việt Nam, khi mà đôi khi với những món nước hay những món khó gắp bằng đũa, ta vẫn có thể sử dụng thìa, người Nhật sẽ gần như ăn mọi thứ bằng đũa, ngay cả những món canh. Hơn nữa, một phong tục chỉ có ở Nhật Bản đó là “マイ箸”(đôi đũa của riêng mình). Sẽ không ngạc nhiên nếu bạn bắt gặp một người Nhật vào trong quán ăn mà rút ra từ trong túi một đôi đũa tự chuẩn bị từ trước đâu.

Xem thêm :  Cùng điểm qua top 10 app chụp hình đẹp hot nhất hiện nay

Cách dùng đũa Nhật đúng chuẩn như người Nhật

Trân trọng chính đôi đũa

Hãy luôn luôn dùng cả hai tay khi nhận đũa từ người khác hoặc khi mới cầm đũa lên để bắt đầu bữa ăn. Đừng nghịch đũa hay cầm đũa trỏ vào ai trong khi ăn. Đặc biệt, đừng bao giờ dùng đũa gõ gõ vào bát ăn vì việc này được coi là vô cùng thất lễ.

Cầm đũa đúng cách

Ở Việt Nam, việc cầm đũa vốn là một phản xạ vô cùng tự nhiên cho nên mỗi người lại cầm theo một cách khác nhau, không theo một quy tắc chung nào. Để cầm đũa Nhật đúng theo kiểu Nhật thì bạn phải cầm bằng bốn ngón tay: dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ một chiếc và dùng ngón cái để điều khiển khi gắp, chiếc còn lại thì đặt nhẹ lên trên ngón áp út. Phần cầm đũa cách đầu gặp 2/3 chiều dài đũa. Lưu ý là bạn phải luôn giữ cho chiếc đũa thứ hai không xê dịch trên ngón áp út. Hãy thử cầm đũa theo đúng kiểu Nhật, bạn sẽ thấy thoải mái và dễ gắp thức ăn hơn đấy!

Đặt đũa đúng cách

Đa số các quán ăn tại Nhật sẽ đưa bạn một cái đặt đũa, gọi là 箸置き (hashioki). Trong bữa ăn, khi không dùng đến đũa, hãy đặt đũa nhẹ nhàng lên hashioki. Trong trường hợp nhà hàng không có hashioki, hãy cố gắng để đũa thật ngay ngắn tại chỗ bàn mình. Hãy nhớ đặt đũa nằm ngang vì việc để đũa chỉ vào ai bị coi là hành vi thất lễ. Người Nhật cũng rất sáng tạo khi sử dụng vỏ bao giấy của những chiếc đũa dùng một lần, gấp thành những con hạc giấy để làm hashioki.

Những điều cấm kỵ trong văn hóa dùng đũa Nhật

1. Cắm thẳng đũa (立て箸)

Trong các đám tang của Nhật Bản, một bát cơm được để lại với hai chiếc đũa cắm thẳng đứng ở chính giữa. Khi bạn đặt đũa thẳng đứng trong bát, điều này được cho là sẽ mang lại xui xẻo, cũng giống như ở Việt Nam hay nhiều nước châu Á.

2. Truyền thức ăn từ đũa sang đũa (拾い箸)

Một sai lầm “chết người” khác là chia sẻ thức ăn bằng cách đưa thức ăn bằng đũa của bạn và để người khác nhận bằng đũa của họ. Điều cấm kỵ này cũng liên quan đến tang lễ ở Nhật. Tại các đám tang ở Nhật Bản, các mảnh xương của người đã khuất được truyền từ người này sang người khác, bằng một đôi đũa.

Xem thêm :  3 cách luộc bắp ngon khéo nên có trong sổ tay chuẩn bị món ăn vặt của bạn

Xem thêm: Cách Chơi Cờ Đam : Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Tân Binh (Có Clip)

3. Đặt đũa trên bát (渡し箸)

Đặt đũa ngang với bát của bạn trong bữa ăn, đồng nghĩa với việc thông báo với người phục vụ và mọi người xung quanh biết rằng bạn không còn muốn món ăn của mình nữa. Nếu bạn chưa ăn xong, điều này được cho là bất lịch sự. Nếu bạn không có bất kỳ chỗ để đũa nào, trong trường hợp đũa dùng một lần, bạn có thể đặt đũa lên bao giấy gói đũa và đặt đũa vào bên trong khi bạn ăn xong. Nếu là loại đũa khác thì hãy đặt dọc theo mép bên trái khay thức ăn. Hãy đảm bảo rằng chúng được đặt một cách ngay ngắn.

4. Nói chuyện bằng … đũa (踊り箸)

Nếu bạn là người khi nói chuyện hay sử dụng cử chỉ bằng tay, hãy chắc chắn rằng bạn đã đặt đũa xuống trước khi bắt đầu trò chuyện. Vẫy đũa trong không khí và dùng chúng để chỉ vào ai đó hoặc thứ gì đó là cách cư xử thô lỗ trong văn hóa Nhật Bản.

5. Dùng đũa chọc thức ăn (指し箸)

Đôi đũa của bạn không phải là vũ khí, vì vậy bạn không nên sử dụng chúng như vậy. Dùng một hoặc cả hai chiếc đũa để chọc thức ăn như một con dao là hành động thô lỗ.

6. Ngậm đũa (ねぶり箸)

Nhai và ngậm đũa trong khi cầm đũa trên tay là hành động bất lịch sự. Việc dùng đũa gãi vào đầu (hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể) cũng tương tự.

7. Di chuyển đũa qua các món ăn (迷い箸)

Cố gắng không để tay hoặc đũa của bạn di chuyển từ món ăn này sang món ăn khác trong khi bạn chưa quyết định ăn gì. Tốt nhất là nên lấy một ít từ mỗi món ăn, thay vì lần nào cũng chỉ lấy món yêu thích của bạn. Thường thì trong một bữa ăn Nhật sẽ có rất nhiều món, cho nên bạn hãy thử tất cả nhé!

8. Lấy từ các món ăn chung (逆さ箸)

Đừng để tiêu đề đánh lừa bạn – bạn có thể thoải mái lấy từ các món ăn dùng chung, nhưng hãy sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy thức ăn chung. Một số người thường xoay đũa lại để sử dụng phần đũa chưa chạm vào môi để làm việc này. Mặc dù cách làm này được nhiều người biết đến, nhưng nó không được coi là cách cư xử đúng mực. Sở dĩ là vì đầu đũa bên kia cũng đã bị chạm bằng tay nên chắc chắn là nó cũng không sạch sẽ. Thay vào đó, người Nhật thường dùng thêm đũa chuyên để chuyển thức ăn từ đĩa chung sang bát của mình.

9. Di chuyển bát bằng đũa (寄せ箸 ・ 持ち箸)

Không di chuyển bát hay đĩa thức ăn đến gần bạn bằng cách dùng đũa. Bạn cũng không nên nhấc bát bằng tay đang cầm đũa. Chỉ cần nhớ rằng di chuyển bát đĩa bằng tay còn lại và với lấy bát bằng cả hai tay để đưa bát lại gần mình hơn.

Xem thêm :  4 mẫu chữ viết thường lớp 1 phổ biến nhất trong trường học

10. Rửa đũa trong canh/súp (洗い箸)

Không dùng bát canh/súp (hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác trên bàn ăn) để rửa đũa của bạn. Chà đũa gỗ dùng một lần vào nhau cũng được cho là một cách cư xử thô lỗ. Thao tác này thường được thực hiện để loại bỏ các mảnh vụn khỏi những chiếc đũa dùng một lần rẻ tiền. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến cho người phục vụ nghĩ rằng, bạn đang âm thầm chê đũa của họ không tốt. Hãy cố gắng không làm điều này trừ khi đũa còn quá vụn. Khi đó bạn nên nhẹ nhàng nhặt ra những mảnh vụn đó nhé.

Phân biệt đũa Nhật và đũa của các nước khác

Đũa Hàn Quốc

Đũa Hàn Quốc được làm bằng kim loại và có thân dẹt, đây được xem là đôi đũa dùng khó nhất thế giới. Vào thời xưa, giới quý tộc Hàn cho rằng việc sử dụng những đôi đũa bằng bạc sẽ giúp họ phát hiện được nếu đồ ăn có bị tẩm độc, cho nên người Hàn sử dụng đũa bằng kim loại như một cách tạo cảm giác an toàn cho bản thân. Tuy nhiên vì làm bằng kim loại nên chi phí khá đắt, cho nên họ đã làm dẹt đôi đũa để tiết kiệm vật liệu một cách tối đa.

Đũa Việt Nam và Trung Quốc

Người Việt và người Trung Quốc có đũa tương tự nhau do văn hóa khi ăn rất tương đồng. Mọi người thường ăn một mâm chung, lấy thức ăn từ đó và có thói quen gắp cho nhau. Bởi vậy, đôi đũa của cả 2 quốc gia đều khá dài.

Đũa Nhật

So với các quốc gia kể trên, đũa của người Nhật có độ dài khiêm tốn và đầu đũa được vót nhọn. Trong bữa ăn của người Nhật thường có các món như hải sản, cá, cơm nắm. Đây là các món ăn khá mềm và dễ bị nát, do đó, việc đầu đũa được vót nhọn sẽ giúp việc gắp thức ăn tiện hơn. Một bàn ăn của người Nhật sẽ chia làm suất ăn cho từng người, món ăn của mỗi người sẽ cho vào bát đĩa riêng, chỉ có vài món ăn chung, họ không cần phải với, và cũng không có thói quen gắp thức ăn cho nhau, vì vậy đôi đũa dài là không cần thiết.

Chỉ là đôi đũa thôi mà khác biệt văn hoá giữa Nhật Bản và các nước quả thật là rất lớn. Người Nhật rất tinh tế và tỉ mỉ cho nên văn hoá sử dụng đũa của họ có thể nói rằng khá nghiêm khắc. Đối với người Nhật sử dụng đũa đúng cách trong bữa ăn cực kỳ quan trọng, sẽ là một ấn tượng cực xấu nếu bạn mắc phải những điều cấm kỵ mà WeXpats đã nêu ở trên đấy!


Cách cầm đũa


Holyland

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button