Review

Kỹ thuật ấp trứng ốc bươu đen (ốc nhồi)

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi phải có bờ bằng đất, bờ ao thoáng, không rậm rạp, cao hơn mức nước cao nhất trong ao 0,5 m, độ sâu mức nước trong ao 0,5 – 1 m. Chất lượng nước tốt, không ô nhiễm, pH 6,5 – 8, hàm lượng ôxy > 1mg/l.

Ao được tháo cạn, cào sạch bùn, cày, bừa, phơi đáy. Tạo độ dốc về phía cống, tu sửa cống. Làm hàng rào lưới ngăn ốc trong khu vực nuôi, để tránh ốc bò ra ngoài và sinh vật khác xâm nhập hại ốc. Diệt tạp và ngăn ngừa sinh vật khác vào ao hại ốc. Để tạo mùn bã hữu cơ làm nguồn thức ăn tự nhiên cho ốc, trước khi thả ốc nên bón rơm, dạ băm nhỏ khắp đáy ao với liều lượng 10 – 15 kg/100m2  và phân chuồng đã được ủ hoai với vôi bột, liều lượng 7 – 10 kg/100 m2. Bón trước khi thả ốc 7 – 10 ngày (khi thấy nước ao sủi bọt thì thả ốc).

Nước cấp vào ao phải được lọc qua lưới để chắn các sinh vật khác vào hại ốc. Thả bèo lục bình làm vật bám cho ốc, diện tích thả bèo chiếm 1/4 diện tích ao nuôi. Làm khung ngăn bèo không để bèo phát triển lan ra quá diện tích cần thả bèo.

 

Chọn ốc bố mẹ

Ốc bố mẹ được chọn là những con to ( > 30 g/con), màu sắc sáng, không đóng rong rêu, tỷ lệ đực : cái là 1:1. Đến mùa sinh sản, ốc cái nhìn qua lớp vỏ ngoài của vòng xoắn thứ 3, thứ 4 tính từ đỉnh vỏ xuống ta có thể nhìn thấy buồng trứng màu vàng rất rõ nhất là ở những con cái đã thành thục. Ốc đực có tháp vỏ (đỉnh vỏ) nhọn hơn ốc cái.

 

Chăm sóc ốc bố mẹ

Mỗi ngày cho ốc ăn 1 lần vào buổi chiều. Thức ăn gồm hai loại: Thức ăn xanh là các loại lá cây không đắng, không độc như lá sắn, lá dọc mùng, bèo, các loại rau (rau muống, mùng tơi, rau ngót, rau bắp cải,…). Thức ăn xanh để nguyên cả lá, bèo để nguyên cả cây rắc quanh bờ ao. Thức ăn tinh là các loại ngũ cốc (bột đậu tương, cám gạo, bột sắn). Lượng thức ăn tinh mỗi ngày cho ăn 0,5 – 1% lượng ốc trong ao.

Ốc đẻ trứng trên bờ ao vì vậy phải dọn sạch bờ ao, không để cây cỏ rậm rạp, nhưng cũng không quá trơ trụi mà phải có cây cỏ thưa vì ốc có tập tính làm tổ dấu trứng dưới các cây cỏ.

Ốc giống được nuôi sau 3 tháng có thể cho thu hoạch – Ảnh: Gia Bảo

 

Thu và ấp trứng

Trứng ốc nhồi sau khi được đẻ ra trong thời gian rất ngắn (15 – 20 phút) là trứng đã cứng ta phải tiến hành thu ngay. Thu các chùm trứng cho vào khay nhựa, không để chồng các chùm trứng lên nhau, cũng không để quá sát vào nhau sẽ làm dập trứng.

Ấp trứng có thể ấp vào khay nhựa, đặt khay nhựa chứa trứng trên mặt nước trong bể xi măng, mỗi ngày phun nước cho trứng một lần để giữ độ ẩm cho trứng. Thời gian ấp từ 13 – 20 ngày trứng ốc sẽ nở ra ốc con, tùy thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp để ấp nở là 25 – 300C. Căn cứ vào thời gian đưa trứng vào ấp và màu sắc của chùm trứng ta có thể biết được trứng sắp nở để chuẩn bị ao (bể), thức ăn ương nuôi ốc con lên ốc giống. Trứng ốc mới đẻ ra có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu xám, khi trứng sắp nở trứng có màu xám đen, sờ vào chùm trứng ta thấy mềm nhũn, nhìn qua lớp vỏ trứng ta thấy rõ được cả ốc con đang vận động trong lớp vỏ.

Xem thêm :  Chiết cành là gì

Ốc con sau khi nở ra đã có hình dáng giống với ốc trưởng thành. Ốc con mới nở ra đã có khả năng vận động mạnh, bò tìm nơi có nước và tìm vật bám. Ốc con dễ dàng bò ra khỏi khay ấp xuống bể xi măng, ta có thể ương nuôi ốc con lên ốc giống ngay trong bể ấp.Ta cũng có thể ấp trứng trong giai mắc trong ao đất, chú ý phải che giai tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào trứng, cũng không để trứng bị nước mưa vào sẽ làm ung trứng. Để giữ độ ẩm cho trứng nên dải một lớp rễ bèo tây lên trên trứng (rễ bèo tây phải được khử trùng bằng thuốc tím KMnO4).

 

Ương nuôi ốc con lên ốc giống

Có thể ương trong bể xi măng hoặc ương trong giai mắc trong ao đất đều cho tỷ lệ sống cao.

Ương trong bể xi măng: Diện tích bể không nên quá to vì ốc ương nuôi được ở mật độ cao, bể nhỏ dễ chăm sóc quản lý hơn (bể nên có hình chữ nhật, diện tích 2 – 4 m2). Bể trước khi ương phải được dọn sạch, khử trùng bằng thuốc tím KMnO4. Nếu là bể mới phải ngâm thời gian ít nhất là 20 ngày trước khi sử dụng. Nước lấy vào bể ương là nước ao hay nước giếng khoan đều được.

Ương trong giai (Giai được mắc trong ao): Giai ương bằng lưới cước dày như giai ương tôm giống, cá giống đảm bảo thức ăn và ốc con không lọt ra ngoài, diện tích giai không nên quá rộng để dễ làm vệ sinh thường từ 2 – 4 m2 là vừa. Mực nước trong bể ương không cần quá sâu, chỉ cần 30 – 50 cm. Mật độ thả 5.000con/m2. Thả bèo ván làm vật bám cho ốc (thả 1/3 diện tích nuôi).

 

Thức ăn và chế độ chăm sóc

Ốc con mới nở ra đã có tính ăn như ốc trưởng thành, có thể sử dụng các loại thức ăn như sau: Thức ăn xanh là lá sắn, bèo (bèo tấm, bèo ván ), lá mùng trắng. Thức ăn tinh là cám gạo, bột đậu tương, bột cá nhạt, bột ngô, bột sắn, phối trộn theo tỷ lệ (30% cám gạo, 50% bột đậu tương, 30% bột sắn).

Đối với thức ăn xanh không nên thái nhỏ mà để cả lá, bèo thì để nguyên cả cây, để ốc con dễ bám vào ăn và hạn chế làm bẩn nước. Thức ăn tinh dải trên mặt nước không cần nấu chín (trừ bột đậu tương là phải rang chín trước khi nghiền thành bột). Ốc nghiêng về thức ăn thực vật hơn nên cho ốc ăn thức ăn xanh là chính, thức ăn tinh chỉ cho ăn thêm với lượng 1 – 1,5 % trọng lượng ốc.

Kiểm tra lượng thức ăn cho ăn hàng ngày xem thừa hay thiếu. Ở trong bể xi măng cũng như trong giai đều rất dễ kiểm tra, quan sát có thể thấy được lượng thức ăn thừa trong bể (giai) để giảm lượng thức ăn, vớt bỏ các cọng thức ăn xanh thừa, cứng ốc không ăn hết.

 

Chế độ thay nước

Ốc ương nuôi trong bể nếu cho ăn hợp lý hàng ngày không thừa thức ăn tinh thì mỗi tuần chỉ thay nước 1 – 2 lần. Mỗi lần thay toàn bộ lượng nước trong bể. Đối với ốc nuôi trong giai thì mỗi tuần vệ sinh xung quanh giai và vệ sinh đáy giai 2 lần bằng cách dùng bàn chải có cán dài cọ xung quanh giai và cọ đáy giai sau đó té nước để loại bỏ bớt chất trải (phân ốc, thức ăn thừa, nhớt do ốc thải ra). Cả vụ ương nuôi không cần phải thay nước ao lần nào trừ khi có sự cố đặc biệt.

Xem thêm :  Bệnh lepto ở chó: triệu chứng và cách chẩn đoán

 

Thu hoạch ốc

Nếu ương nuôi tốt thì 20 ngày là có thể đưa ra ao để nuôi thành ốc thịt hay xuất bán ốc giống. Với ốc ương trong giai không cần phải tháo nước ao mà chỉ cần dồn ốc vào góc giai rồi dùng vợt mềm súc ốc hoặc cũng có thể mở các nút giai đưa cả giai ốc lên bờ rồi nhặt ốc giống. Đối với ốc ương nuôi trong bể thì cùng vợt vớt ốc sau đó tháo cạn nước bể và nhặt những con còn lại.

Tỷ lệ sống của ốc ương nuôi trong giai cũng như trong bể đều rất cao trên 80%. Cỡ ốc giống 0,4 – 0,5g/con.

 

Lưu ý

Vào mùa đông ở miền Bắc khi nhiệt độ xuống dưới 100C ốc sẽ chết, vì vậy cần phải có biện pháp trú đông cho ốc. Biện pháp trú đông cho ốc có hiệu quả nhất là đào bể ngầm, dưới mặt đất. Diện tích mỗi bể 2 – 4 m2, độ sâu của bể 0,6 m. Miệng bể làm cao hơn mặt đất 10 cm và được đậy bằng nắp tôn để ngăn gió, mưa và các động vật (chuột, rắn, chim, cò, ếch nhái,…) vào bể hại ốc. Khi đưa ốc vào trú đông cũng như đưa ốc ra ao sau thời gian trú đông, các thao tác phải nhẹ nhàng, tránh làm cho ốc long ruột, dập, sứt vỏ. Mật độ trú đông cho ốc là 250 con/m2 đối với ốc bố mẹ và 2.500 con/m2 đối với ốc giống. Trong thời gian trú đông không cần cho ốc ăn, chỉ cần giữ ẩm cho ốc, 5 – 7 ngày tưới nước vào bể ốc 1 lần (chỉ tưới cho ẩm, không tưới quá nhiều). Bằng phương pháp trú đông này, tỷ lệ sống của ốc đạt trên 70%.

>> Ốc sống được rất lâu ngoài môi trường nước nên việc thu hoạch, vận chuyển cũng dễ dàng hơn. Trong quá trình thu hoạch cũng như vận chuyển chỉ cần chú ý giữ ẩm và tránh va chạm mạnh làm dập vỏ, long ruột ốc là ổn.


✅ Kỹ thuật ấp trứng ốc bươu đen – ốc nhồi tỷ lệ nở cao ✅ cách ấp trứng ốc bươu hiệu quả nhất


✅ Cách ấp trứng ốc bươu ✅ cách ấp trứng ốc ✅ ấp trứng ốc bươu đen ✅ cách ấp trứng ốc bươu đen ✅ cách ấp trứng ốc nhồi
Đặt hàng qua wedsite : https://ocbuouden.com/
Kỹ Thuật ấp trứng Ốc Bươu Đen | Cách ấp trứng hiệu quả | Nông dân làm giàu tư nuôi Ốc Bươu ở Miền Tây

➩ Wedsite: https://ocbuouden.com/
➩ Facebook: https://www.facebook.com/ocbuudong
➩ Fanpage Page: https://www.facebook.com/trangtraiocbuoudendongthap
➩ Mail: ocbuuden1986@gmail.com

??‍? ZALO Tư Vấn: 0931 503 397 Trang Trại Ốc Bươu Đen Đồng Tháp

Cơ Sở I: 0907 452 794 Ấp 4 , Mỹ Động , Tháp Mười , Đồng Tháp
Cơ Sở II: 0988 942 865 Ấp 4 , Mỹ Động , Tháp Mười , Đồng Tháp
Cơ Sở III :0846 036 339 Xã Mỹ Xương, Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

Mr Hoàng 0931 503 397
Đăng Ký Theo Dõi Kênh Miễn Phí :
https://www.youtube.com/channel/UC8Hbk7zJltfFqrk8Xfta84Q?sub_confirmation=
ỐC BƯƠU ĐEN
Ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi đang là loại thực phẩm rất được thị trường ưa chuộng. Nuôi ốc bươu đen đang là một hướng phát triển kinh tế mới, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen được đánh giá là khá đơn giản, cách chăm sóc không quá phức tạp
Ốc bươu đen là loài ốc bản địa có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Hiện nay, loài ốc này ngoài tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng. Nhận thấy điều đó, một số hộ nông dân đã đưa con ốc bươu đen vào nuôi, bước đầu cho hiệu quả tốt
Ốc bươu đen – cứ nuôi đi đầu ra hãy để nhà hàng lo!
Kỹ thuật nuôi đơn giản. Đầu tư ít, thu lãi nhiều
Nuôi ốc bươu ta không hề tốn kém, chỉ cần một diện tích mặt nước nhỏ, nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi.
Trong khi đó, hiện nay, ốc bươu ta là đặc sản trong các nhà hàng, khách sạn, nguồn cung không đủ cầu. Giá ốc trung bình khoảng 6070 nghìn đồng/1kg. Với mức giá này, 1000m2 nuôi ốc nhồi có thể cho thu nhập 60 70 triệu đồng. Như vậy, nuôi ốc bươu đen sẽ là mô hình nuôi thủy sản đầy triển vọng mà tất cả mọi người, kể cả những hộ không có điều kiện về kinh tế có thể áp dụng.
Kỹ thuật ốc bươu đen thương phẩm
1. Chuẩn bị ao nuôi
Độ sâu mức nước trong ao 0,5 1,0 m. Bờ ao thiết kế cao hơn mức nước tối thiểu là 0,5 m. Đáy ao bằng phẳng, dốc về phía cống tiêu nước. pH: 6,5 8.
Thả bèo lục bình làm vật bám cho ốc, diện tích thả bèo chiếm 1/4 diện tích ao nuôi. Làm khung ngăn bèo không để bèo phát triển lan ra quá diện tích cần thả bèo.
2. Chọn và thả giống
Chọn ốc giống đảm bảo chuẩn chất lượng, khoẻ mạnh, không bị sứt vỏ, dập vỏ, màu sắc tươi sáng, không có rong rêu bám. Kích cỡ ốc giống từ 0,2 0,5 g/con trở lên. Giống được vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm. Cần thả ốc đúng kỹ thuật để tránh hao hụt. Mật độ giống thả nuôi trong ao là 100300 con/m2.
3. Chăm sóc, quản lý
Thức ăn cho ốc bươu đen là các loại Rau xanh, bèo, ngũ cốc. Ốc bươu đen có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi. Thức ăn xanh để nguyên cả cây, lá, không băm nhỏ vì ốc có tập tính bám, nó thường bám dưới mặt lá để ăn. Mỗi ngày chỉ cho ăn thức ăn tinh 1 lần. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn của ốc, khoảng 0,5 1% khối lượng ốc trong ao.
4. Thu hoạch
Ốc bươu đen sau khi nuôi từ 3 4 tháng đạt 25 30 con/kg thì có thể tiến hành thu hoạch. Tuyển bắt những con to (buổi sáng ốc thường nổi lên bám vào lá sắn, dễ bèo để ăn nên việc thu hoạch rất dễ). Sau khi thu tỉa ốc to, ta có thể thả bù ốc nhỏ.
Kỹ thuật cho ốc bươu sinh sản và ươm ốc giống
1. Chuẩn bị ốc bố mẹ
Ốc bố mẹ được chọn từ ốc thương phẩm, chọn ốc khỏe mạnh, kích cỡ trung bình 2530 con/kg, ốc có màu đặc trưng của ốc bươu đen.
Tỷ lệ thả đực cái 1:1 .Mật độ nuôi thuần dưỡng có thể từ 2030 con/m2 hoặc có thể nhiều hơn. Độ sâu mực nước nuôi từ 0,5 đến 0,8m.
2. Chuẩn bị bể cho ốc sinh sản:
a. Cho ốc sin sản trong ao
Ao nuôi ốc sinh sản cần có lục bình cập bờ để ốc lên sinh sản.
b. Cho ốc sinh sản trong mùng lưới
Trong mùng lưới tạo các bể đẻ cho ốc bằng lục bình hoặc thùng xốp.
c. Cho ốc sinh sản trong bể bạc
Chuẩn bị bể bạt, kích thước 3mx4mx1m, giữa bể bố trí các bụi lúc bình có kích thước 1,5m x 0,7m x 0,6m tạo điều kiện giống môi trường tự nhiên để ốc sinh sản. Trên bể làm máy che bớt ánh nắng để hạn chế tăng nhiệt độ nước trong các bể. Cấp nước vào bể với độ sâu 0,3 m, trong bể thả bèo với diện tích 2/3 bể.
Hiệu quả không ngờ từ mô hình nuôi ốc bươu đen dưới vườn cây ăn trái | THDT | Tập 2
TRANGTRẠIỐCBƯƠUĐENĐỒNGTHÁP kythuatnuoiocbuouden kythuataptrung
Nôngnghiệp
Thúcưng
Thiênnhiên Nôngnghiệp
Thúcưng
Thiênnhiên

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button