Tổng Hợp

Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà mẹ cần biết

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là việc làm cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ của trẻ. Đâu là các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà mẹ không được bỏ quên? Cùng Huggies và bác sĩ chuyên khoa 2 – Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng trong bài viết sau mẹ nhé!

Tham khảo: Vàng da sơ sinh và các biến chứng nguy hiểm

  1. Tìm hiểu về tiêm chủng

Để các mẹ có thể hiểu hơn về tiêm chủng và những lợi ích của vắc xin mang lại, chúng ta sẽ làm rõ một số khái niệm nhé!

Vắc xin là gì?

Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng sẽ gây ra bệnh cho trẻ. Có những căn bệnh rất hiểm nghèo, một khi mắc phải có thể lấy đi sinh mạng của trẻ hoặc để lại di chứng không hồi phục sau này. Chính vì tính chất nguy hiểm của bệnh, nhờ khoa học, con người đã chế tạo ra vắc xin để bảo vệ chúng ta trước những mầm bệnh đáng sợ này.

Tham khảo: Tắm cho trẻ sơ sinh và những điều cần tránh

Quá trình gây bệnh của các mầm bệnh diễn ra như sau: khi chúng tấn công cơ thể gây tổn thương các cơ quan của con người, cơ thể sẽ có các đội ngũ bảo vệ gọi là hệ miễn dịch, hệ thống này sẽ huy động hàng rào bảo vệ gồm các bạch cầu, đại thực bào, kháng thể…tấn công lại các mầm bệnh. Hàng rào bảo vệ này sẽ rà soát hủy diệt các tế bào mầm bệnh, trong khi các mầm bệnh không ngừng nhân lên và lan rộng trong cơ thể, đồng thời luôn lẩn trốn sự sàng lọc của hệ miễn dịch. Nếu bên vi sinh vật gây bệnh thắng thì cơ thể sẽ mắc bệnh nặng, và ngược lại nếu hệ miễn dịch thắng thì chúng ta sẽ khỏi bệnh. Sau trận chiến, cơ thể sẽ ghi nhận các mầm bệnh này vào trí nhớ miễn dịch. Mục đích của trí nhớ miễn dịch là giúp ghi nhận lại mầm bệnh này có hình thù ra sao, tấn công chỗ nào, cùng phương pháp tiêu diệt nhanh và hiệu quả. Việc này sẽ giúp cơ thể đối phó chính xác, mạnh mẽ, đẩy lùi mầm bệnh ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất trong trường hợp mầm bệnh này lại tấn công cơ thể.

Tham khảo: Bé ngủ hay giật mình có đáng lo không?

Những khái niệm trên chính là cơ sở nền tảng của tiêm chủng. Con người phát minh ra vắc xin, chính là thuốc chứa xác vi khuẩn, chỉ 1 thành phần nhỏ hay cả nguyên cơ thể vi khuẩn, có thể vi khuẩn đã chết hoặc sống nhưng đã bị bất hoạt hoặc giảm độc lực… Tiêm chủng là đưa vắc xin vào cơ thể, để cơ thể nhận biết gây hiện tượng nhiễm trùng giả, loại nhiễm trùng này không những không gây bệnh mà còn giúp hệ thông miễn dịch cho ra đáp ứng miễn dịch hay là tạo 1 trí nhớ miễn dịch. Bé đã được tiêm chủng, khi nhiễm phải tác nhân gây bệnh thực sự, vì cơ thể đã có chuẩn bị trước, nên việc đánh bại đối thủ sẽ dễ dàng hơn. Đó chính là lợi ích của tiêm chủng. Mỗi loại bệnh có đặc điểm khác nhau, và vắc xin cũng như vậy. Có loại vắc xin tiêm 1 lần hoặc có loại tiêm nhiều lần mới đạt được hiệu quả bảo vệ. Sau khi đã đạt được hiệu quả miễn dịch, một số vắc xin còn cần tiêm nhắc lại giúp củng cố  trí nhớ miễn dịch.  Đó là vì sao chúng ta thấy lịch tiêm vắc xin có quy định cụ thể bao nhiêu liều, cách nhau bao lâu, và sau bao nhiêu năm phải chích nhắc lại. Vắc xin chứa thành phần vi khuẩn nhưng không có khả năng gây bệnh do vi khuẩn đã chết hoặc đã được giảm độc lực. Mỗi loại vắc xin đều trải qua rất nhiều thử nghiệm trên cả động vật và ngườ để đảm bảm sự an toàn, trước khi được sử dụng nên tỷ lệ tai biến thực sự do vắc xin rất thấp. Do đó, là một bà mẹ thông thái, việc thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất quan trọng giúp bảo vệ con trước các căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai.

2. Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng

Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bắt buộc bao gồm:

 

Bệnh

Vắc xin (VC)

Đối tượng

sử dụng

Lịch tiêm/ uống

Viêm gan

siêu vi B

VC Viêm gan B đơn giá

Trẻ sơ sinh

Tiêm trong 24g sau sanh

VC Phối hợp có VGSV B (6/1)

Trẻ dưới 1 tuổi

Lần 1: đủ 2 tháng

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Lao

VC Lao

Trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm 1 lần trong tháng đầu

Bạch hầu

VC Phối hợp có bạch hầu

(4,5,6/1)

Trẻ dưới 1 tuổi

Lần 1: đủ 2 tháng

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc khi trẻ đủ 18 tháng

Ho gà

VC phối hợp có ho gà

(4,5,6/1)

Trẻ dưới 1 tuổi

Lần 1: đủ 2 tháng

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc khi trẻ đủ 18 tháng

Uốn ván

VC phối hợp có uốn ván

(4,5,6/1)

Trẻ dưới 1 tuổi

Lần 1: đủ 2 tháng

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc khi trẻ đủ 18 tháng

Bại liệt

VC bại liệt uống đa giá

Trẻ dưới 1 tuổi

Lần 1: đủ 2 tháng

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

VC bại liệt tiêm đa giá

Trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng

Bệnh do Haemophilus influenzae típ b

VC Hib đơn giá hoặc VC phối hợp (5,6/1)

Trẻ dưới 1 tuổi

Lần 1: đủ 2 tháng

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Sởi

VC đơn giá

Trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng

VC phối hợp có sởi

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng

Viêm não

Nhật Bản B

VC VNNB B

Trẻ em 1-5 tuổi

Lần 1: đủ 1 tuổi

Lần 2: 1-2 tuần sau lần 1

Lần 3: 1 năm sau lần 2

Rubella

VC phối hợp có Rubella

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng

 

Lịch tiêm chủng dịch vụ:

Loại vắc xin

Tên vắc xin

Lịch tiêm/ uống

Tiêm nhắc

6/1 BH, UV, HG vô bào, VGSV B, BL bất hoạt, Hib B

Infanrix hexa

Hexaxim

Như trên

 

5/1 BH, UV, HG vô bào, BL bất hoạt, Hib B

Pentaxim

Như trên

 

4/1 BH, UV, HG vô bào, BL bất hoạt

Teraxim

Như trên

Tiêm nhắc cho trẻ 5-13 tuổi

VC ngừa viêm dạ dày ruột do Rotavirus

Rotarix

Trẻ 2-6 tháng: 2 liều, cách nhau ít nhất 1 tháng

Trẻ trên 5 tháng chưa uống VC ngừa Rotavirus, có thể dùng 1 liều duy nhất

RotaTeq

Trẻ 2-7 tháng, uống 3 liều, cách nhau ít nhất 1 tháng, liều 3 trước 32 tuần tuổi

Phế cầu

Sylflorix

Trẻ 2-6 tháng tuổi

Liệu trình 3 liều mỗi liều tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng.

Liệu trình 2 liều, mỗi liều tiêm cách nhau ít nhất 2 tháng

1 mũi cách ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng

Trẻ 7-11 tháng: tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng

1 mũi trong năm thứ 2 và cách ít nhất 2 tháng sau mũi tiêm cơ bản thứ 2

Trẻ 12-5 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng

không

Cúm

Vaxigrip

Influvac

Gc Flu

Trẻ dưới 9 tuổi tiêm 2 mũi, cách ít nhất 1 tháng.

Trẻ trên 9 tuổi: tiêm 1 mũi

Tiêm nhắc 1 mũi hàng năm

Viêm màng não mô cầu B-C

VA- Mengoc BC

Trẻ từ 6 tháng trở lên: tiêm 2 mũi, cách nhau 1,5-2 tháng

không

Sởi

MVVAC

Trẻ từ 9 tháng

1 mũi trong năm tuổi thứ 2

Sởi- quai bị- rubella

MMR II

Trẻ từ 12 tháng: tiêm 1 mũi

1 mũi lúc 4-6 tuổi

Thủy đậu

Varicella

Trẻ từ 12 tháng: 1 mũi

Trong mùa dịch tiêm bổ sung 1 mũi sau 3 tháng từ lần tiêm đầu tiên

Varivax

12 tháng-12 tuổi: tiêm 1 mũi

Trên 13 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau 1-2 tháng

Viêm não Nhật Bản

Jevax

Trẻ từ 12 tháng: tiêm 3 mũi: mũi 1: lần đầu, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1-2 tuần, mũi 3 sau đó 1 năm

Nhắc 1 mũi mỗi 3 năm

Ung thư cổ tử cung HPV

Gardasil

Cervarix

Gardasil : 9-26 tuổi

Cervarix: 10-25 tuổi

Tiêm 3 mũi: mũi 1: lần đầu, mũi 2: sau 1-2 tháng, mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

không

Thương hàn

Typhim Vi

Trẻ trên 2 tuổi

Tiêm 1 mũi

1 mũi mỗi 3 năm nếu có nguy cơ cao

3. Nghững lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  Chống chỉ định vắc xin

  • Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng với vắc xin lần trước như sốt trên 39 độ, co giật, dấu hiệu não, màng não, tím tái, khó thở
  • Suy giảm miễn dịch (bẩm sinh hoặc mắc phải HIV): không tiêm VC sống giảm độc lực
  • Chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại VC

Tham khảo: Chăm sóc trẻ mọc răng

Các trường hợp tạm hoãn

  • Suy chức năng cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê…
  • Mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng
  • Sốt từ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C (tại nách)
  • Dùng globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng
  • Dùng corticoid liều cao tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày, hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày, hoãn tiêm VC sống giảm độc lực
  • Trẻ bị tim bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính có tăng áp lực động mạch phổi ≥ 40mmHg.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ: nguyên nhân và cách khắc phục

  Các trường hợp tiêm phòng cho trẻ tại bệnh viện

  • Trẻ có cân nặng dưới 2kg
  • Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại VC
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim phổi, tiêu hóa, tiết niệu, máu ung thư chưa ổn định

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị táo bón

Khoảng cách vắc xin nên theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tuy nhiên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sớm ≤ 4 ngày vẫn được chấp nhận. Tiêm trễ hơn lịch vẫn có hiệu quả nhưng sẽ không đạt hiệu quả tối ưu.

Phản ứng bất lợi sau tiêm chủng nhẹ: thường xảy ra sau vài giờ tiêm chủng, và tự khỏi trong thời gian ngắn như sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chán ăn. Mẹ có thể cho bé dùng paracetamol để giảm nhẹ các triệu chứng.

Phản ứng vắc xin nặng bao gồm: co giật, giảm trương lực cơ, khóc dai dẳng, sốc phản vệ.

Mẹ cần theo dõi bé tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng các dấu hiệu: tổng trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm. Đưa trẻ ngay đến bệnh viện khi có sốt cao ≥ 39°C, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi các phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

 


Mách mẹ những mũi tiêm vắc-xin bảo vệ con cả đời | BS Nguyễn Hải Hà, BV Vinmec Times City


vacxin tiemphong tiemvacxin
Thông tin được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà Trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Tiêm vắcxin cho con yêu đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Cùng tìm hiểu những mũi tiêm vắcxin nào có thể bảo vệ con trẻ qua từng giai đoạn khác nhau.
Đối với trẻ sơ sinh
Viêm gan B: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh trẻ sẽ được tiêm vắcxin phòng viêm gan B giúp con chống lại virus viêm gan B. Mũi tiêm này sẽ được nhắc lại vào lúc 2, 3, 4 và 18 tháng trong mũi vắcxin kết hợp thành phần kháng nguyên có chứa viêm gan B.
Nếu mẹ mang virus viêm gan B (HBsAg Dương tính) thì cần tiêm vắcxin và huyết thanh chống virus viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ, tốt nhất là trong 12 giờ đầu sau sinh, tiêm nhắc vắcxin viêm gan B mũi 2 lúc 1 tháng, mũi 3 lúc 6 tháng tuổi, mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.
Thông thường trẻ ít có phản ứng sau tiêm nhưng có thể có bé sốt nhẹ và bị đau ở vết tiêm.
Trước khi con tròn 1 tháng tuổi
Cần tiêm BCG phòng lao để bảo vệ con nhiễm lao sơ nhiễm và các thể lao nặng khác.
3. Khi con 6 tuần đến 4 tháng tuổi
Cần tiêm 3 mũi vắcxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do HiB vào 2,3,4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi con 18 tháng tuổi.
Uống vắcxin phòng tiêu chảy do Rotavirus cũng rất cần thiết ở giai đoạn này.
Ngoài ra trẻ cần tiêm vắcxin phòng phế cầu để phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu với 3 liều cơ bản cách nhau 1 tháng, bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi và 1 liều nhắc thứ 4 tối thiểu cách liều 3 là 6 tháng.
4. Khi con 69 tháng tuổi
Tiêm vắcxin phòng cúm: Nên tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi với 2 liều cách nhau 1 tháng và nhắc lại hàng năm để phòng biến chứng viêm phổi nặng do cúm.
Viêm màng não do não mô cầu nhóm B+C: tiêm 2 mũi, cách nhau tối thiểu 68 tuần (thường là 2 tháng).
Sởi đơn hoặc Sởi – quai bị rubella có thể tiêm từ lúc 9 tháng tuổi để phòng sởi sớm cho trẻ khi kháng thể chống virus sởi của mẹ truyền cho con đã giảm. Sau khi tiêm vắcxin phòng sởi hoặc sởi –quai bị rubella 6 tháng cần tiêm vắcxin phòng sởi –quai bị rubella (thường là 15 tháng tuổi). Những vùng có dịch sởi, vắcxin MVVAC phòng sởi có thể được tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
5. Khi con 912 tháng tuổi trở lên
Thủy đậu: tiêm mũi 1 từ tròn 12 tháng tuổi trở lên và nên tiêm nhắc lại mũi 2 sau 4 năm nếu có nguy cơ cao.
Viêm não Nhật Bản: Tại Việt Nam, có 2 loại vắcxin phòng viêm não Nhật Bản là vắcxin Jevax (vắcxin bất hoạt sản xuất tại Việt Nam) và Imojev (vắcxin sống giảm độc lực của hãng Sanofi Pháp, sản xuất tại Thái Lan).
Vắcxin Jevax: mũi đầu tiên nên tiêm lúc trẻ 1 tuổi, mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất từ 12 tuần và mũi thứ ba tiêm sau mũi thứ hai 1 năm. Sau đó, nhắc lại sau mỗi 3 năm cho đến khi trẻ 15 tuổi.
Vắcxin Imojev: tiêm từ 9 tháng 18 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau 12 năm. Nếu từ 18 tuổi trở lên: tiêm 1 mũi duy nhất.
Nếu hoàn thành xong liệu trình cơ bản 3 mũi Jevax trở lên có thể tiêm nhắc 1 mũi Imojev vào thời điểm nhắc mũi vắcxin Jevax tiếp theo.
Sởi – quai bị rubella: tiêm sau mũi vắcxin phòng sởi đơn hoặc MMR tiêm lúc 9 tháng tuổi ít nhất là 6 tháng và nhắc lại sởi – quai bị rubella liều tiếp theo sau 4 năm để con có miễn dịch đầy đủ.
Nếu trước 1 tuổi trẻ chưa được tiêm vắcxin có kháng nguyên sởi thì có thể tiêm vắcxin phòng sởi – quai bị rubella lúc 12 tháng tuổi, nhắc lại mũi 2 sau 4 năm và 6 tháng sau mũi vắcxin phòng sởi quai bịrubella số 1, tiêm tăng cường 1 mũi vắcxin phòng sởi hoặc sởi –rubella (MR).
Viêm gan A: tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng. Nếu tiêm vắcxin phòng viêm gan A của Pháp (Avaxim) có thể bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi. Nếu tiêm vắcxin Havax sản xuất từ Việt Nam thì bắt đầu tiêm mũi 1 từ 2 tuổi.
Vắcxin phòng dại: có thể tiêm phòng từ 1 tuổi để phòng trước khi bị súc vật cắn.
6. Khi con 18 tháng tuổi
Là lịch nhắc lại của vắcxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, HiB, viêm gan B mũi 4.
Có thể nhắc lại sởi mũi 2 nếu trẻ mới tiêm được 1 mũi vắcxin có thành phần kháng nguyên sởi.
7. Khi con 23 tuổi
Thương hàn: là bệnh nhiễm trùng toàn thân và đường ruột cấp tính do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Vắcxin phòng thương hàn của Pháp có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi, 3 năm nhắc lại 1 lần.
Viêm não mô cầu nhóm A+C: 3 năm nhắc lại 1 lần. Dự kiến vắcxin phòng viêm màng não do não mô cầu AC 4 typ sẽ tiêm cho trẻ bắt đầu sớm hơn
8. Khi con trên 4 tuổi
Nhắc lại vắcxin phòng sởi – quai bị rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản theo lịch; tiêm vắcxin phòng cúm hàng năm và nhắc lại bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt lúc 6 tuổi, nhắc bạch hầu – ho gà – uốn ván lúc 11 13 tuổi.
Vắcxin phòng HPV: Phòng ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn… và sùi mào gà sinh dục của Mỹ (Gardasil) tiêm cho nữ từ 926 tuổi: 3 liều; vắc xin phòng HPV của Bỉ (Cervarix) với 3 liều cũng giúp phòng ung thư cổ tử cung cho nữ từ 1025 tuổi.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Giải mã 9 nét tướng mũi phụ nữ biết ngay vận mệnh tương lai

Related Articles

Back to top button