Tổng Hợp

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá trèn bầu (ompok bimaculatus)

Một số đặc điểm sinh học của cá trèn bầu (ompok bimaculatus)

  • pdf

  • 46

    trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

DƯƠNG THỊ NGỌC BÍCH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÈN BẦU

(Ompok bimaculatus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cần Thơ 2011

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

DƯƠNG THỊ NGỌC BÍCH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÈN BẦU

(Ompok bimaculatus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ts. Nguyễn Văn Kiểm

Cần Thơ 2011

2

LỜI CẢM TẠ

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Thủy Sản – Trường

Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là các thầy, cô ở bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản

nước ngọt đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này.

Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Kiểm, đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

Xin cám ơn các bạn Nguyễn Bích Tuyền, Nguyễn Hoàn Vinh và tập thể lớp

Nuôi Trồng Thủy Sản K33 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.

Xin gửi lời cám ơn đặt biệt đến anh Phạm Hoàng Vũ, anh Nguyễn Bá Quốc.

Một lần nữa tôi xin gởi những lời cảm ơn chân thành nhất, những lời tri ân

sâu sắc nhất đến tất cả mọi người. Nhờ được sự quan tâm hướng dẫn tận tình

của quý thầy cô đã giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.Tôi hứa sẽ trân

trọng, gìn giữ tất cả những gì thầy cô đã truyền đạt, không ngừng học tập rèn

luyện để bổ sung kiến thức cho bản thân, phục vụ cho xã hội.

Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không thể tránh khỏi những

hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của quý

thầy cô.

Chân thành cám ơn!

Dương Thị Ngọc Bích

i

TÓM TẮT

Cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) là loài cá nước ngọt quen thuộc với người

dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nổi tiếng là loài có thịt ngon nên rất

được ưa chuộng. Nguồn cá chủ yếu do đánh bắt ngoài tự nhiên, vì vậy nhu

cầu về sản xuất giống nhân tạo là hết sức cần thiết đê đáp ứng cho nhu cầu của

người dân , mở ra hướng đi mới cho người nuôi cá ở vùng Đồng Bằng Sông

Cửu Long.

Qua quá trình nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm thành thục

sinh dục của cá Trèn bầu thu được kết quả nhu sau: cá Trèn bầu là loài cá dữ,

trong tự nhiên thức ăn của cá có nguồn gốc từ động vật, cá có tập tính bắt mồi

chủ động. Cá Trèn bầu có sức sinh sản sản tuyệt đối dao động lớn 2.714 22.746 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối trong khoảng 126 – 501 trứng/g

Đường kính trứng dao động trong khoảng 1,18mm – 1,34mm. cá có tập tính

di cư sinh sản. Cá đẻ chủ yếu vào mùa mưa, hệ số thành thục cao vào các

tháng 6,7, 8.

ii

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG……………………………………………………..1

1.1 Giới thiệu chung ……………………………………………………………..1

1.2 Mục tiêu………………………………………………………………………1

1.3 Nội dung ………………………………………………………………………1

1.4 Thời gian thực hiện…………………………………………………………….2

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU………………………………………….3

2.1 Sơ lược đặc điểm hình thái, phân bố và phân loại……………………………3

2.2 Đặc điểm dinh dưỡng………………………………………………………………..4

2.3 Đặc điểm sinh trưởng………………………………………………………………..5

2.4 Đặc điểm thành thục sinh dục……………………………………………………….6

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………..9

3.1 Vật liệu………………………………………………………………………………9

3.2 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………..…………9

3.2.1 Phương pháp phân tích………………………………………………………….9

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………………12

4.1 Đặc điểm dinh dưỡng của cá Trèn bầu……………………………………………….12

4.1.1 Đặc điểm hình thái giải phẫu cơ quan tiêu hóa………………………………….12

4.1.2 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Trèn bầu….……………………..14

4.1.2.1 Thành phần thức ăn của cá Trèn bầu theo phương pháp tần số xuất hiện…14

4.1.2.1 Thành phần thức ăn của cá Trèn bầu theo phương pháp đếm …………….15

4.2 Đặc điểm thành thục sinh dục của cá Trèn bầu………………………………………16

4.2.1 Đặc điểm hình thái bên ngoài của buồng trứng cá Trèn bầu……………………16

4.2.2 Đặc điểm hình thái bên ngoài của buồng tinh cá Trèn bầu .. …………………….18

4.2.3 Biến động các giai đoạn thành thục của cá Trèn bầu theo thời gian….…………..19

4.2.4 Biến động hệ số thành thục của cá Trèn bầu………………………………..……21

4.2.5 Biến động độ béo của cá Trèn bầu qua các tháng………………………………..21

4.2.6 Biến động sức sinh sản của cá Trèn bầu ….……………………………………..23

4.2.7 Biến động kích thước trứng của cá Trèn bầu……………………………………24

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………………..26

iii

5.1 Kết luận……………………………………………………………………………..26

5.2 Đề xuất………………………………………………………………………..……26

PHỤ LUC………………………………………………………………………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………

iv

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Hình thái cá Trèn bầu …………………………………………………………………. 3

Hình 4.1: Miệng cá Trèn bầu …………………………………………………………………….12

Hình 4.2: Lượt mang cá Trèn bầu ………………………………………………………………12

Hình 4.3: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Trèn bầu …………………..14

Hình 4.4: Tỉ lệ % các loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Trèn bầu ……………..16

Hình 4.5: Buồng trứng cá Trèn bầu gđ III ……………………………………………………17

Hình 4.6: Buồng trứng cá Trèn bầu gđ IV ……………………………………………………17

Hình 4.7: Noãn bào gđ I……………………………………………………………………………18

Hình 4.8: Noãn bào gđ II ………………………………………………………………………….18

Hình 4.9: Noãn bào gđ III …………………………………………………………………………18

Hình 4.10: Noãn bào gđ IV……………………………………………………………………….18

Hình 4.11: Lát cắt tuyến sinh dục cá Trèn bầu đực………………………………………..19

Hình 4.12: Biến động các giai đoạn thành thục của cá Trèn bầu………………………20

Hình 4.13: Biến động hệ số thành thục của cá Trèn bầu qua các tháng……………..21

Hình 4.14: Biến động độ béo của cá Trèn bầu qua các tháng ………………………….22

Hình 4.15: Biến động sức sinh sản tuyệt đối của cá Trèn bầu………………………….24

Hình 4.16: Biến động kích thước trứng cá Trèn bầu………………………………………24

v

DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Chỉ số Li/Lt của cá Trèn bầu……………………………………………….13

Bảng 4.2: Điểm số của thức ăn phân tích được trong ống tiêu hóa của cá

Trèn bầu (Ompok bimaculatus)………………………………………………………15

Bảng 4.3: Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của cá Trèn bầu qua các tháng trong

năm……………………………………………………………………………………19

Bảng 4.4: Sức sinh sản của cá Trèn bầu………………………………………………23

Bảng 4.5: Biến động kích thước trứng cá Trèn bầu…………………………………..25

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Chú thích

Giai đoạn

SSSTĐ

Sức sinh sản tuyệt đối

SVPD

Sinh vật phù du

ATCT

Ấu trùng côn trùng

vi

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu chung

Với hệ thống sông ngòi chằn chịt ở nước ta nói chung, Đồng Bằng Sông Cửu

Long nói riêng đã cung cấp một lượng lớn nhu cầu thực phẩm cho con người.

Trong đó Cá Trèn Bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797) là loài cá bản địa

quen thuộc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chúng phân bố ở các thủy vực nước

ngọt vùng hạ lưu sông Mekong như: sông, kênh rạch, ao, hồ… Ngoài ra còn

phân bố rộng ở một số nước Đông Nam Á như: Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan,

Myanma, Ấn Độ, Lào, Campuchia

Cá Trèn Bầu từ lâu đã được khai thác ngoài tự nhiên với nhiều phương pháp

khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm cho con người. Do sản lượng khai

thác ít nên sản phẩm chủ yếu tiêu thu trong nội địa. Cá Trèn Bầu được đánh giá

là loại thực phẩm ngon nên giá bán cũng khá cao. Tuy nhiên do sự phát triển

của xã hội với nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm ảnh hưởng đến môi trường

sống tự nhiên của hầu hết các loài cá nói chung, cá Trèn Bầu nói riêng, và nhu

cầu của con người dẫn đến sản lượng đánh bắt ngày càng giảm. Hiện nay các

mô hình nuôi cá bền vững đã được áp dụng ngày càng phổ biến nhằm đáp ứng

nguồn thực phẩm cho con người và bảo vệ môi trường. Và phương pháp nhanh

nhất phục hồi và bảo vệ các giống loài cá đang suy giảm là cho sinh sản nhân

tạo cá. Các đối tượng phổ biến có giá trị kinh tế cao hiện nay như cá tra, cá lóc,

cá rô,… đã được nghiên cứu và sinh sản nhân tạo thành công

Hiện nay có rất ít tài liệu nghiên cứu về cá Trèn Bầu kể cả các nghiên cứu về

đặc điểm sinh học nói chung và đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng nói riêng của

chúng. Trong khi đó nhu cầu về cá giống và đa dạng hóa các đối tượng nuôi ở

Đồng Bằng Sông Cửu Long là có thực. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì việc

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá là bước đi ban đầu và rất cần thiết.

Từ đó đề tài “Một số đặc điểm sinh học của cá Trèn Bầu Ompok bimaculatus”

được thực hiện

1.2 Mục tiêu

Cung cấp một số thông tin cơ bản về đặc điểm thành thục sinh dục và dinh

dưỡng của cá Trèn bầu để làm cơ sở cho việc nuôi vỗ và kích thích sinh sản

nhân tạo cá, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tương lai.

1.3 Nội dung

Đề tài gồm các nội dung:

Nghiên cứu về đặc điểm thành thục sinh dục của cá Trèn Bầu.

vii

Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Trèn Bầu.

1.4 Thời gian thực hiện

Thời gian: từ tháng 04/2010 đến tháng 4/2011 (kể cả thời gian viết đề tài)

Địa điểm thu mẫu: Tỉnh Cần Thơ và Tỉnh An Giang.

Địa điểm phân tích mẫu: Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ.

viii

CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược đặc điểm hình thái, phân bố và phân loại

Theo Mai Đình Yên và ctv (1992) mô tả loài cá này như sau: L (chiều dài tổng

cộng) = 95 – 240 mm. Lo (chiều dài chuẩn) = 83 – 210 mm. D (số tia vây lưng)

= 1/3. A (số tia vây hậu môn) = 55 – 59. P (số tia vây ngược) = 1/15. V (số tia

vây bụng) = 8 – 9. H/Lo (chiều cao lớn nhất của thân / chiều dài chuẩn) = 31,4.

T/Lo (chiều dài đầu / chiều dài chuẩn) = 28. O/T (đường kính ổ mắt / chiều dài

đầu) = 11. OO/T (khoảng cách 2 ổ mắt / chiều dài đầu) = 46,3.

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Cá trèn bầu

(Ompok bimaculatus) có hệ thống phân loại như sau:

Lớp: Clupeiformes

Bộ cá trơn: Siluriformes

Họ: Siluridae

Giống: Ompok

Loài: Ompok bimaculatus (Block 1797)

Hình 2.1. Hình thái cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus)

Thân dài, dẹp bên. Đầu ngắn, rộng, dẹp bằng, nhìn từ trên xuống mõm có dạng

hình vuông. Răng hàm nhỏ, nhọn, kích thước không đều nhau, xếp thành nhiều

hàng và ngọn răng hướng vào xoang miệng. Râu hàm trên kéo dài đến gốc vây

ngực, có khi chạm đến khởi điểm vây hậu môn. Lỗ mang to, màng mang phát

1

triển và không dính với eo mang. Vây lưng nhỏ nằm lệch về phía đầu. Cơ gốc

vây ngực khá phát triển, gai vây ngực cứng, nhọn. Gốc vây hậu môn rất dài.

Vây hậu môn không dính liền với vây đuôi. Vây bụng nhỏ, vây đuôi chẻ hai,

rãnh chẻ sâu hơn 1/2 chiều dài vây đuôi. Mặt lưng của thân và đầu màu đen

nhạt và nhạt dần xuống mặt bụng, mặt bụng màu trắng, trên thân và đầu ửng lên

màu tím pha vàng. Đặc biệt có một đốm tròn màu tím đen nằm sau nắp mang và

phía trên vây ngực, gốc vây đuôi có một vệt màu tím nhạt.

Hiện nay các nghiên cứu về số lượng giống loài bộ cá Siluriformes có sự khác

nhau cụ thể là:

Theo Phạm Văn Khánh (1996) cho biết trong bộ Siluriformes có 31 họ, 400

giống, 2211 loài. Và theo Lê Hoàng Yến (1994) cho thấy ở Việt Nam bộ cá trơn

có 51 loài, 18 giống, 7 họ (trong đó họ Siluridae có tất cả 11 loài, 4 giống).

Bộ Siluriformes có sự phân bố rất rộng, chúng được tìm thấy ở Bắc, Trung và

Nam Phi, Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á…Phân bố nhiều ở nước ngọt và có

tính di cư tìm mồi. Riêng cá Trèn bầu phân bố nhiều ở: Inđônêxia, Malaixia,

Thái Lan, Myanma, Ấn Độ, Lào, Campuchia .ĐBSCL Việt Nam (Trương Thủ

Khoa – Trần Thị Thu Hương , 1993).

2.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Tính ăn của cá trơn thay đổi theo kích thước cơ thể. Lúc còn nhỏ (1-3 ngày

tuổi) dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng, sau đó cá chuyển sang ăn thức ăn

bên ngoài. Khi phân tích thành phần thức ăn của cá trơn Châu Âu ở giai đoạn cá

con cho thấy copepoda chiếm 15%, Rotifer chiếm 19%, giáp xác nhỏ 52%,

Phytoplanton chiếm 8%. Tỉ lệ giáp xác nhỏ trong khẩu phần thức ăn cũa cá

giảm dần theo ngày tuổi trong khi đó giáp xác lớn và Copepoda lại có tỷ lệ tăng

dần. Do vậy, trong quá trình nuôi cần duy trì các thành phần này trong ao

(RVachta, 1994). Khả năng bắt mồi chủ động, nếu mật độ thức ăn cao, kích

thước mồi vừa với cở miệng cá thì sẽ đem lại kết quả ương nuôi tốt hơn.

(Leygendre et al, 1994 ).

Alikunhi và Rao (1951) cho rằng chiều dài ruột của các loài động vật thì phụ

thuộc vào loại thức ăn mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột tăng theo sự gia tăng tỉ

lệ các loại thức ăn thực vật. Theo Nikolsky, (1963), những loài cá có tính ăn

thiên về động vật sẽ có chỉ số Li/Lt ≤ 1, cá ăn tạp có Li/Lt = 1 – 3 và ăn tạp thiên

về thực vật có trị số Li/Lt >3. Tập tính dinh dưỡng của cá cũng có thể được

phân chia theo vị trí của chuỗi thức ăn sẵn có hay nơi mà loại thức ăn ưa thích

của cá xuất hiện nhiều nhất.

Theo Vachta (1994) ở giai đoạn cá con, thức ăn của cá Trơn bao gồm: giáp xác

nhỏ, Rotifer, copepoda và Phytoplanton. Ngoài ra cá trơn cũng có thể ăn thức

ăn ở nền đáy thủy vực như: giun ít tơ, ấu trùng Chiromonus (Arunachalam,

2

1994; Nguyễn Bạch Loan, 1998). Tính ăn tạp thiên về nguồn gốc động vật thể

hiện khá rỏ ở loài cá Tra (pangasiidae) trưởng thành. Hầu hết bộ cá trơn đều có

khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để sinh trưởng và phát triển

nhưng sinh trưởng của cá có phần không tăng khi thành phần protein vượt quá

45% (G.L.Buttle, 1994 ).

2.3 Đặc điểm sinh trưởng

Theo Nikolsky (1963) trình dẫn từ kết quả nghiên cứu của Vanessnexov,

(1949) thì sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy

thêm về khối lượng cơ thể trong sự thay đổi đều đặn của cá. Quá trình này đặc

trưng cho mỗi loài cá, thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và trọng

lượng. Theo Nguyễn Văn Triều và ctv, (2006) thì cá Kết mối tương quan giữa

chiều dài và trọng lượng là W = 0,0083L2,9185, với hệ số R2 = 0,9476. Cá thành

thục lần đầu tăng nhanh về chiều dài đến khi đạt trạng thái tối đa thì sinh trưởng

về chiều dài giảm nhường cho tăng trưởng khối lượng (Mai Đình Yên, 1989).

Cá Kết sinh trưởng nhanh vào năm 3 ( trung bình 300g/năm) sau đó giảm lại.

Kích thước tối đa của cá cái khoảng 60 cm, khối lượng khoảng 1500g, giai đoạn

cá từ bột lên giống tăng trưởng tương đối nhanh (Nguyễn Văn Trọng và ctv,

1994).

Theo Phan Phương Loan (2006) thì mối tương quan giữa chiều dài và khối

lượng của cá Leo (Wallago attu) thể hiện qua phương trình W = 0,0021L3,2022

với R2 = 0,9866, khi chiều dài cá nhỏ hơn 50cm thì tăng nhanh về chiều dài, khi

cá có chiều dài trong khoảng 50 – 60 cm thì tăng cả về chiều dài và khối lượng,

khi chiều dài đạt trên 60cm thì tăng khối lượng nhanh hơn. Cá 1 tuổi có thể đạt

71,29cm, 2 tuổi dạt 78,17cm, ở cá từ 3 đến 7 tuổi chiều dài ít biến động, đạt từ

80,08-80,82cm. Cá cái sinh trưởng nhanh nhất vào đầu năm sau đó giảm dần,

sinh trưởng cao nhất vào năm thứ 3, thứ 4, cá đực sinh trưởng nhanh vào năm

thứ 3 (Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo, (1994), trích bởi Phan Phương

Loan). Cá trưởng thành đạt kích thước lớn hơn 90cm nặng trên 2kg, cá đạt kích

thước tối đa là 200cm nặng 25kg (Mai Đình Yên, (1992), trích bởi Nguyễn Hồ

Nam, 2008).

Theo kết quả của nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Vũ, (2010) thì cá Trèn bầu có

mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng là W = 0,0044×3,1686 với hệ số

tương quan là R2 = 0,9301 (chiều dài từ 10,5 – 25,5 cm; khối lượng từ 8 – 87

gram). So với nghiên cứu của Võ Thanh Tân (2008) có W = 0,0064L3,0874 với

R2 = 0,9204), thì kết quả này khá tương thích.

Ngoài ra tuổi của cá cũng có thể xác định bằng các phần cứng của cơ thể như:

vảy gai, nắp mang và cột sống.

3

2.4 Đặc điểm thành thục sinh dục

Mỗi loài cá có tuổi thành thục riêng theo điều kiện của môi trường sống, tập

tính dinh dưỡng. Theo quy luật chung thì những loài cá sống ở vùng có vĩ độ

cao, nhiệt độ thấp thì có tuổi thành thục lần đầu cao hơn so với cá sống ở vùng

có nhiệt độ cao. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng lớn tới sự thành

thục, vì nếu cá có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì cá thành thục nhanh hơn và hệ

số thành thục cao hơn, những loài cá ăn tạp và ăn phiêu sinh vật thì ảnh hưởng

của dinh dưỡng không rõ ràng như những loài cá ăn mồi sống và phổ thức ăn

hẹp (Nguyễn Văn Kiểm, 1999). Trong bộ cá trơn: Siluriformes có tuổi thành

thục thấp nhất là 01 năm. Đa số bộ cá trơn Siluriformes đều có tập tính sinh sản

vào mùa mưa ngập lũ, bãi đẻ của chúng có thể là các vùng ngập nước ven sông,

ven các sông hồ lớn, cũng có thể chúng làm tổ ở các hang dọc theo các bờ ao

mương (Ang, 1979).

Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục ở các loài cá, thông thường được

đánh giá dựa vào các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục. mức độ chín muồi của

sản phẩm sinh dục ở một số loài cá riêng biệt được xác định khác nhau.

Cá Kết thành thục khi lớn hơn 1 tuổi, chiều dài 25 cm nặng 100g (Nguyễn Văn

Trọng và ctv, 1994). Cá thành thục bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6, cao nhất vào

tháng 6 (Dương Thị Mỹ Hận, 2004).

Theo Phan Phương Loan thì cá Leo chỉ sinh sản một lần trong năm, mùa vụ bắt

đầu từ tháng 5 đến tháng 7, cá có hệ số thành thục tương đối thấp, rung bình

4,05% (0,013-9,326%). Ở miền Bắc Thái Lan cá đẻ ở vùng nước nông, trứng

cá thuộc loại trứng dính, bám trên cây cỏ và nở sau 3 ngày (Poulsen et at,

(2005), trích bởi Phan Phương Loan, 2006). Buồng trứng cá được mô tả qua 6

giai đoạn có sự thay đổi về màu sắc như sau: trắng xám, hồng nhạt, xám nhạt,

vàng nhạt. Đường kính trứng sẵn sàng tham gia sinh sản là 1-1,2mm (Dương

Nhựt Long, Nguyễn Hoàng Thanh, 2008 và Nguyễn Bạch Loan và ctv, 2008).

Theo Phan Phương Loan, (2006) thì sức sinh sản của cá Leo tăng dần theo khối

lượng cá, sức sinh sản tăng đột biến khi cá có khối lượng lớn hơn 2500g/con.

Hiện nay có nhiều sơ đồ xác định độ chín muồi sinh dục, nhưng giữa chúng

chưa có sự thống nhất với nhau và vấn đề này được nghiên cứu đầy đủ.

Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963).

– Giai đoạn 1: Cá thể non chưa thành thục.

– Giai đoạn 2: Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, mắt thường chưa

phân biệt được tế bào sinh dục đực hoặc cái.

– Giai đoạn 3: Giai đoạn thành thục, bằng mắt thường nhìn thấy những hạt

trứng, khối lượng tuyến sinh dục tăng lên rất nhanh, tinh sào cá màu trắng

4

trong chuyển sang màu hồng nhạt

– Giai đoạn 4: Giai đoạn chín muồi, tuyến sinh dục có kích thước lớn nhất,

nhưng khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra.

– Giai đoạn 5: Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ

vào bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ trứng giảm

đi rất nhanh

– Giai đoạn 6: G i a i đoạn sau đẻ. Các sản phẩm sinh dục được phóng thích

hết, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục dạng túi mềm nhão. Ở con cái thường

có những trứng nhỏ còn sót lại, ở con đực còn sót lại một ít tinh trùng.

Đặc điểm tuyến sinh dục cá đực:

Buồng tinh của cá là hai dải nhỏ nằm sát hai bên xương sống màu trắng

đục, bên ngoài được bao phủ bởi lớp màng mỏng. Một đầu dính vào lỗ sinh

dục, một đầu tự do nằm giữa xoang nội quan.

– Giai đoạn I: Tuyến sinh dục chưa phát triển, là hai sợi chỉ nhỏ nằm sát

bên xương sống.

– Giai đoạn II: Buồng tinh có hai d ải mỏng có màu hồng nhạt.

– Giai đoạn III: Buồng tinh có màu trắng phớt hồng, mạch máu p hân bố nhiều

– Giai đoạn I V: Buồng tinh đạt kích thước lớn nhất, dạng dãy phân thùy rõ

ràng có màu trắng sữa.

– Giai đoạn V: Buồng tinh đang ở trạng thái sinh sản. Tinh trùng chứa đầy

trong ống dẫn tinh, tinh trùng hoạt động khá mạnh.

– Giai đoạn VI: Buồng tinh sinh sản xong, mặt tinh sào có màu đỏ hồng nhạt,

mềm nhão.

Trong quá trình lớn lên của tuyến sinh dục, các tác giả thường dùng hệ số thành

thục để đánh giá sự sinh trưởng của tuyến sinh dục, đó là tỉ lệ % giữa khối

lượng tuyến sinh dục và khối lượng thân.

Và khối lượng tuyến sinh dục là một chỉ tiêu về số lượng đánh giá tình trạng

thành thục của cá.

Theo Pravdin (1973) khối lượng tuyến sinh dục là một trong những điều kiện

giải thích mức độ chín muồi của sản phẩm sinh dục và hệ số thành thục ngày

càng được sử dụng trong các công trình nghiên cứu hiện nay. Đầu tiên, người ta

xác định khối lượng chung của cá (có nghĩa là gồm cả tuyến sinh dục) sau đó

lấy tuyến sinh dục ra, cân và xác định khối lượng của nó xem chiếm bao nhiêu

phần trăm khối lượng toàn thân cá. Hệ số thành thục này dĩ nhiên không phản

ảnh đầy đủ trạng thái thật của sản phẩm sinh dục nhưng nó cũng là một phần bổ

sung quan trọng trong sơ đồ chín muồi sinh dục.

Hệ số thành thục giúp ta theo dõi quá trình chín và rụng của sản phẩm sinh dục,

5

sự thiếu sót của hệ số này là ở chổ tính khối lượng toàn thân cá (gồm cả ruột và

các thứ chứa trong đó). Vì vậy khối lượng này thay đổi theo độ no của ruột ở

những cá có dạ dày no, hệ số thành thục giảm đi rất nhiều.

Khi quan sát mức độ thành thục các sản phẩm sinh dục ở cá đẻ trứng một năm.

Theo Driagin (1949) khuyên nên xác định hệ số chín muồi sinh dục ít nhất mỗi

tháng một lần đối với những cá thể ở tuổi thành thục và riêng biệt ở một số cá

thể chưa thành thục. Thêm vào đó cần phải tính riêng chỉ số thành thục tối đa

của buồng trứng trước lúc cá bắt đầu đẻ, chỉ số tiếp ngay sau khi cá đẻ, chỉ số

tối thiểu trước lúc bắt đầu giai đoạn thành thục mới, khi giai đoạn VI vừa kết

thúc. Cần phải tính những chỉ số này hàng tháng ở những cá đẻ trứng nhiều đợt

và cần phải đảm bảo viêc xác định hệ số chín mùi sinh dục trước lần đẻ thứ

nhất, thứ hai, thứ ba, đồng thời ngay cả sau khi đẻ trứng của một đợt riêng biệt.

Theo Pravdin (1973) (trích dẫn bởi Driagin, 1949) thì hệ số thành thục tối đa có

một ý nghĩa đặc biệt, hệ số này nói lên đặc tính của giai đoạn phát triển mạnh

nhất của tuyến sinh dục, giai đoạn này ở những cá đẻ trứng một đợt thường sát

ngay trước lúc đẻ trứng (một, hay hai tuần). Dù đại lượng của hệ số này là đại

lượng biến thiên theo cá thể, nhưng dù sao nó cũng có thể là đại lượng đặc

trưng cho quá trình phát triển của các sản phẩm sinh dục mà quá trình này lại là

thuộc tính của từng loài cá riêng biệt.

Việc xác định hệ số thành thục sinh dục tối đa của buồng trứng có một ý nghĩa

thực tiển quan trọng nhằm để xác định mức độ chuẩn bị đẻ trứng của buồng

trứng, tính số lượng trứng đẻ ra, tính toán khả năng sinh sản và đánh gía so

sánh.

6

CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu

Địa điểm thu mẫu: quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, huyện Châu Phú và Châu

Đốc thuộc tỉnh An Giang.

Mẫu cá được thu mỗi tháng/lần với nhiều kích cỡ khác nhau trong điều kiện tự

nhiên bằng các ngư cụ như: đáy, vó, lưới, đăng, chài, chà…

Số lượng mẫu thu 30 con/lần để phân tích các chỉ tiêu hình thái, sinh học dinh

dưỡng và sinh sản.

Mẫu cá

Dụng cụ: Thau ,khay nhựa, cân điện, kính hiển vi, kính lúp, dao mổ, pen,

kéo, thước đo, túi nilon, hủ nhựa,…

Hóa chất: formone thương mại, cồn, Gilson.

3.2 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu 2 nội dung chính:

Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá Trèn bầu.

Nghiên cứu đặc điểm thành thục sinh dục của cá Trèn bầu.

3.2.1 Phương pháp phân tích

Để phân tích thành phần dinh dưỡng và tuyến sinh dục, cá vừa mới đánh bắt

bảo quản trong dung dịch formol 10% để đưa về phòng thí nghiệm phân tích

phần ruột cá, xác định đường kính trứng và nghiên cứu mô học

a. Đặc điểm dinh dưỡng

Mô tả hình thái của bộ máy tiêu hoá (miệng, răng, lược mang, dạ dày, ruột)

bằng phương pháp giải phẫu quan sát trực tiếp

Khảo sát tính ăn của cá Trèn bầu: Thức ăn được lấy ra khỏi ống tiêu hoá

cho vào nước cất, lắc đều rồi đưa lên lam phân tích theo phương pháp tần

số xuất hiện, phương pháp đếm số lượng và phương pháp đếm điểm để xác

định tính ăn của cá.

Phương pháp tần số xuất hiện: Tần số xuất hiện của một loại thức ăn là số

ống tiêu hoá hiện diện loại thức ăn đó trên tổng số ống tiêu hoá quan sát

được tính ra phần trăm. Phương pháp này được tiến hành như sau:

7

Liệt kê và ghi nhận lại các loại thức ăn hiện diện trong mỗi mẫu quan sát

Số lượng ống tiêu hoá hiện diện mỗi loại thức ăn được cộng lại. Sau đó

tính ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.

Phương pháp đếm điểm: Đây là phương pháp cải tiến nhất của phương

pháp số lượng. Số điểm của mỗi loại thức ăn sẽ phụ thuộc vào số lần bắt

gặp và kích cỡ các loại thức ăn. Đây là phương pháp tốt nhất trong các

phương pháp phân tích số lượng bởi vì nó nhanh, dễ thực hiện và không

yêu cầu nhiều dụng cụ đặc biệt.

b. Đặc điểm thành thục sinh dục

Quan sát trực tiếp đặc điểm của tuyến sinh dục kết hợp với tiêu bản mô học để

xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục dựa theo bậc thang thành thục 6

giai đoạn của Nikolsky (1963) được trích dẫn bởi I. F. Pravdin (1973).

Xác định mối tương quan giữa độ béo với sự thành thục (I. F. Pravdin,

1973)

Nghiên cứu độ béo của cá theo công thức:

W x 100

Fulton (%) = ————L03

Trong đó:

W: Khối lượng toàn thân cá (g)

L0: Chiều dài cá tính từ đầu mõm tới hết cán đuôi (cm)

Wo x 100

Clark (%) = ————–L03

Trong đó:

Wo: Trọng lượng cá bỏ nội quan (g)

L0: Chiều dài cá tính từ đầu mõm tới hết cán đuôi (cm)

Hệ số điều kiện:

W

CF = ———-Lb

8

Trong đó:

W: Khối lượng toàn thân cá (g)

L0: Chiều dài cá tính từ đầu mõm tới hết cán đuôi (cm)

♦ Xác định đường kính trứng: đường kính trứng được xác định bằng thước đo

trắc vi. Trứng được lấy để đo ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối của buồng trứng với số

lượng 30 trứng trên một mẫu.

♦ Xác định sự biến đổi hệ số thành thục GSI (Gonadosomatic index) theo thời

gian: GSI được xác định cho từng đợt thu mẫu và là một trong những chỉ số

phản ánh mùa vụ sinh sản của cá dựa theo công thức:

GSI = (Khối lượng tuyến sinh dục/ Tổng khối lượng cá) x 100

Tỉ lệ thành thục = (Số cá thành thục/ Tổng số mẫu thu được) x 100

♦ Xác định sức sinh sản

▪ Xác định sức sinh sản tuyệt đối:

Sức sinh sản tuyệt đối (F) của cá được xác định theo Banegal (1967) được trích dẫn

bởi I. F. Pravdin (1973)

F = n G/g

Trong đó:

G: khối lượng buồng trứng (g)

g: khối lượng 1 mẫu trứng được lấy ra đếm

n: số lượng trứng có trong 1 mẫu (mẫu trứng được lấy để đếm ở 3 vị trí:

đầu, giữa và cuối của buồng trứng).

▪ Sức sinh sản tương đối của cá = Sức sinh sản tuyệt đối/ khối lượng cá cái.

Dùng phần mềm Excel… để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá

trị tối thiểu và tối đa.

9

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm dinh dưỡng của cá Trèn bầu

Dinh dưỡng là một hoạt động cần thiết, diễn ra trong suốt đời sống của mỗi sinh

vật. Đó là hình thức cơ thể lấy thức ăn từ môi trường ngoài vào cơ thể, nhờ bộ

máy tiêu hóa chuyển hóa thức ăn đó thành chất dinh dưỡng cung cấp cho các

hoạt động sống hằng ngày mà cụ thể đối với cá là: bơi lội, bắt mồi và thành

thục sinh dục. Mỗi loài cá có tính ăn và cách thức dinh dưỡng khác nhau , phù

hợp với cơ quan tiêu hóa của chúng. Vì vậy hình dạng cấu tạo của cơ quan tiêu

hóa là chỉ tiêu rất cần thiết để xác định đặc tính dinh dưỡng của cá ngoài tự

nhiên.

4.1.1 Đặc điểm hình thái giải phẫu cơ quan tiêu hóa

Hình thái cơ quan tiêu hóa của cá Trèn bầu sau khi được giải phẫu quan sát có

đặc điểm như sau:

Hình 4.1: Miệng cá Trèn bầu

Hình 4.2: Lượt mang cá Trèn bầu

Miệng: cá Trèn bầu thuộc dạng miệng trên, không co duỗi được, rạch miệng

xiên, rất rộng , chiều dài rạch miệng lớn hơn 50% chiều dài đầu. Vì vậy cá Trèn

bầu có khả năng bắt được những mồi có kích thước lớn.

Răng: phân bố ở cả hai hàm và hầu. Răng ở hai hàm rất nhiều, các răng nhọn

bén dạng răng chó, xếp thành nhiều hàng hướng vào trong xoang miệng, các

răng phía trong dài hơn các răng bên ngoài. Do răng hướng vào trong nên khi

con mồi bị bắt sẽ khó thoát được ra ngoài.

Trên mỗi cung mang có hai hàng lượt mang màu trắng. Cá Trèn bầu có lượt

mang thưa dạng núm gai hướng vào xoang miệng hầu, giống cấu tạo lượt mang

của các loài cá dữ như cá lóc.

Cá Trèn bầu có thực quản ngắn, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên co

giãn tốt, cá có khả năng nuốt những con mồi có kích thước lớn.

10


Tinh hoa bếp Việt: Cá trèn bầu | Món ngon miền sông nước – Tập 28


Cá trèn là loại cá sông, chưa có trong danh sách cá nuôi nên hương vị tự nhiên và giá không hề rẻ, nhưng cũng là tương xứng với danh tiếng món ngon đang trở nên hàng hiếm…
Tải ứng dụng THVLi để xem nhiều hơn:
Android: http://bit.ly/THVLi_Android
iOS: http://bit.ly/THVLi_iOS
hoặc xem trực tiếp trên http://thvli.vn
Mọi đóng góp để chương trình hoàn thiện hơn vui lòng liên hệ:
Website: http://www.thvli.vn
http://www.thvl.vn
Facebook: https://www.facebook.com/VinhLongTV
SHARE và SUBSCRIBE các kênh YouTube của Đài Truyền Hình Vĩnh Long
► THVL Tổng Hợp: https://www.youtube.com/THVLTongHop
► THVL Giải Trí: https://www.youtube.com/THVLGiaiTri
► THVL Phim: https://www.youtube.com/THVLPhim
► THVL Thiếu Nhi: https://www.youtube.com/THVLThieuNhi
► THVL Ca Nhạc: https://www.youtube.com/THVLCaNhac
► Truyen Hinh Vinh Long: https://www.youtube.com/VinhLongTV
► Vinh Long Radio: https://www.youtube.com/VinhLongRadio
THVL THVLTongHop VinhLongTV TruyenHinhVinhLong TinTuc NguoiDuaTin NĐT24h NĐT

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Trông mặt mà bắt hình dong: cách nhìn người phiến diện – gia đình nazareth

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button