Tổng Hợp

Cá chạch lấu

Bạn đang xem: Cá chạch lấu Tại Website nhahangcarnaval.com

Bật mí cách chế biến thức ăn cho cá chạch lấu và kỹ thuật nuôi chi tiết nhất

Mô hình nuôi cá chạch lấu có nhiều triển vọng phát triển. Chỉ sau từ 7 – 8 tháng nuôi thương phẩm, cá có thể đạt trọng lượng từ 3 – 4 con/kg. Giá bán trung bình 300.000 – 350.000 đồng/kg. Đặc biệt với sự phát triển của máy móc công nghệ, bà con hoàn toàn có thể chủ động sản xuất thức ăn cho cá chạch lấu. Có thể thấy, nuôi cá chạch thương phẩm mở ra hướng đi mới cho bà con tại nhiều tỉnh thành. Dưới đây chúng tôi chia sẻ cách chế biến thức ăn cho cá chạch lấu và trọn bộ kỹ thuật nuôi cá chạch lấu từ A – Z để bà con tham khảo, ứng dụng.

Chế biến thức ăn cho cá chạch lấu

Đặc điểm sinh học của cá chạch lấu

Phân loại cá chạch

Cá chạch là giống cá nước ngọt thương phẩm được ưa chuộng tại nước ta. Thịt cá thơm ngon và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cá chạch thuộc bộ lươn (có một số đặc điểm hình dáng cơ thể giống lươn). Là dòng cá da trơn, không có vảy. Đầu cá nhỏ. Xung quanh miệng có một cặp râu dài.

Cá chạch có khoảng hơn 84 loại khác nhau. Ở Việt Nam, cá chạch nuôi thương phẩm phổ biến là các loại:

  • Cá chạch bùn hay còn gọi là cá chạch quế.

  • Cá chạch lửa

  • Cá chạch chấu

  • Cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông

  • Cá chạch lá tre

  • Cá chạch sông

Trong đó cá chạch lấu (cá chạch bông) cho năng suất cao, nuôi nhanh lớn. Được dùng để nuôi thương phẩm phổ biến hơn cả.

Đặc điểm cá chạch lấu

Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) có màu đen xám hoặc xanh đậm, xen kẽ nhiều đốm vàng tròn hoặc bầu dục. Cá chạch lấu không có vây ở bụng.

Kích cỡ con trưởng thành khoảng từ 150 – 250g/con/1 năm tuổi. Và từ 450 – 500g/con/2 năm tuổi. Chiều dài cơ thể có thể đạt được từ 35 – 40cm.

Cách chế biến thức ăn cho cá chạch lấu

Chọn giống cá chạch

Bà con nên mua giống ở những cơ sở uy tín. Chọn con giống khỏe mạnh, kích cỡ từ 12 – 15cm. Cá không bị sây sát, không mắc bệnh, không dị tật dị hình. Phát triển đồng đều về kích cỡ.

Chuẩn bị môi trường nuôi cá chạch lấu

Nuôi cá chạch trong ao đất

Nuôi cá chạch lấu trong ao đất là phương pháp truyền thống. Và muốn tăng sản lượng, bà con cần áp dụng cách phương pháp cải tạo đúng kỹ thuật. Ngoài ra, môi trường ao đất cũng giống với điều kiện sống ngoài tự nhiên nhất. Nên việc tạo được điều kiện ao nuôi lý tưởng sẽ cho hiệu quả vượt trội.

Kỹ thuật chế biến thức ăn cho cá chạch lấu

Diện tích ao: 500 – 1000m2.

Bà con cần xử lý ao nuôi trước khi thả cá:

– Tát cạn nước trong ao. Vét hết lớp bùn ở tầng đáy.

– Bón vôi, cải tạo môi trường ao nuôi. Bón khoảng 7 – 10kg/100m2

– Sau đó, để phơi đáy ao khoảng 2 – 3 ngày.

– Cấp nước vào ao. Lưu ý, nước phải được lọc qua lưới lọc để tránh cá nhỏ, cá tạp hay chất bẩn đi từ nước vào trong ao nuôi.

– Mực nước trong ao sâu 1,2 – 1,5m

Môi trường nước ao nuôi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Nhiệt độ: 27 – 32 độ C

– Độ pH: 7,5- 8,5

– Hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 5mg/lít.

Ngoài ra, trong ao nuôi sẽ bố trí thêm nơi để cá trú ẩn. Có thể tận dụng cây không có tinh dầu như trúc, tre.. đem phơi khô, cắt thành khúc 30 – 50cm. Hoặc dùng ống nhựa có chiều dài tương tự. Bó chúng thành từng khúc làm chà.

Nuôi trong ao đất có thể thả cá với mật độ cao hoặc mật độ thấp. Điều này sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm chăn nuôi của từng hộ dân và môi trường ao nuôi.

– Mật độ thả cao 70 – 80 con/m2.

– Mật độ thả thấp 30 – 40 con/m2.

Nuôi cá chạch lấu trong bể lót bạt

Nuôi cá chạch trong ao lót bạt là phương pháp mới tiết kiệm diện tích. Phù hợp với những hộ gia đình không có sẵn ao nuôi rộng. Sử dụng khung sắt để làm bể, đảm bảo chắc chắn, độ bền cao. Chọn bạt có bề mặt trơn, mềm, không làm trầy xước da cá.

Trong bể nuôi phải có thể thống thoát nước dễ dàng. Thuận tiện cho việc thay rửa nước trong bể lót bạt.

Hướng dẫn chế biến thức ăn cho cá chạch lấu

Môi trường nước cũng phải tương tự như ở ao nuôi:

– Độ pH: 7,5- 8,5

– Hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 5mg/lít.

– Nhiệt độ sẽ duy trì ở mức 25 độ C – 27 độ C.

Trước khi cấp nước cho bể bạt cần tiến hành gây màu tạo nước. Nguồn nước phải sạch. Bà con có thể dùng phân xanh để gây màu, vừa an toàn lại tiết kiệm. Sau khi gây màu khoảng 3 – 4 ngày sẽ thả cá.

Mật độ thả cá chạch lấu trong bể lót bạt không nên quá dày. Duy trì khoảng từ 100 – 200 con/m2.

Bà con cần thiết kế thêm lưới che nắng, che mưa bên trên cho cá chạch.

Nuôi cá chạch trong bể xi măng

Nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng đã được rất nhiều hộ gia đình áp dụng, cho năng suất cao. Bể xi măng dễ quản lý và chăm sóc. Tuy nhiên, bà con cần nắm được đúng kỹ thuật nuôi cá chạch. Đồng thời có trang thiết bị chăn nuôi chuyên nghiệp.

Nuôi cá chạch trong bể xi măng

Diện tích bể nuôi từ 5 – 30m2. Nếu diện tích đủ rộng, có thể xây bể xi măng 100m2.

Thiết kế mái che nắng, che mưa bên trên bể xi măng. Độ sâu từ 1 – 1,2m.

Đáy bể phải đổ xi măng trơn loáng hoặc lát gạch đỏ.

Nếu dùng nước giếng khoan thì phải có bể lọc, hệ thống lọc nước.

Khử trùng bể xi măng nuôi cá chạch bằng nước muối, thuốc tím hoặc Iodine. Theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì. Sau khi khử trùng, rửa lại bể sạch và thả cá chạch giống.

Bể mới xây, bà con có thể ngâm phèn chua trong vòng 1 tuần. Cách này giúp khử hết các vụn xi măng còn sót lại. Liều lượng 100g/m2. Tiến hành ngâm 2 lần, mỗi lần 2 ngày. Đảm bảo môi trường bể nuôi lý tưởng nhất.

Thiết kế ống dẫn nước- thoát nước ở đáy bể. Nơi thấp nhất (độ nghiêng khoảng 3 – 5%)

Nuôi trong bể xi măng, mật độ nuôi có thể thả là 150 – 200 con/m2. Nhưng vẫn đặc biệt trú trọng kỹ thuật nuôi cao.

Nuôi cá chạch trong mùng màn

Khi nuôi trong mùng màn, mắt mùng màn rất nhỏ. Do đó không thể đẩy được chất thải của con chạch lấu cũng như thức ăn thừa ra khỏi mùng màn ,xuống ao. Khiến các chất thải bị lắng xuống đáy của mùng màn gây ô nhiễm môi trường nước, thiếu oxy, thiếu sức đề kháng. Ký sinh trùng bám vào làm cá chậm lớn, mắc bệnh.

Nuôi cá chạch trong mùng màn

Nếu nuôi trong mùng màn thì nên đầu tư mùng màn dự dữ. Trung bình khoảng 1 tháng thay mùng màn 1 lần. Ngoài ra, hàng ngày cũng phải vệ sinh mùng màn sạch sẽ.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu thương phẩm

Nuôi cá chạch ăn gì?

Khi nuôi ngoài tự nhiên, giai đoạn đầu cá chạch ăn phù du, giun, giáp xác. Giai đoạn lớn cá chạch lấu ăn tảo.

Nuôi cá chạch lấu thương phẩm, bà con chủ động bổ sung thêm nhiều loại thức ăn khác nhau. Giai đoạn cá dưới 5cm vẫn cho ăn luân trùng, giáp xác, động vật phù du.

Cá từ 5 – 8cm, bắt đầu cho ăn thêm ấu trùng muỗi hoặc giun quế. Giun quế là nguồn thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng. bà con có thể tự nuôi trùn quế trong khay nhựa, tận dụng thức ăn thừa để tiết kiệm chi phí chăn nuôi.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu thương phẩm

Cá chạch từ 8 – 9cm, cho chúng ăn thân lá cỏ non, ngũ cốc, tảo khuê

Cá từ 9cm trở lên, cho chúng ăn các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật là chủ yếu.

Ngoài thức ăn từ tự nhiên, nuôi cá chạch lấu thương phẩm còn cần đến thức ăn công nghiệp, cá viên chăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, giá thành của các loại cám này trên thị trường không hề thấp. Lại chưa đảm bảo chắc chắn được nguồn gốc chất lượng. Do đó bà con có thể tự chế biến cám công nghiệp nuôi cá chạch.

Cách chế biến thức ăn cho cá chạch lấu

Thức ăn viên của cá chạch lấu yêu cầu hàm lượng đạm khoảng 35% trở lên. Do đó, bà con có thể tận dụng các nguồn thức ăn như: Các loại hạt ngũ cốc: ngô, thóc, đậu tương… Các loại khô dầu, nhộng tằm. Bổ sung thêm vitamin, cá biển hấp chín, chế phẩm sinh học…

Với những quy mô nuôi thâm canh, quy mô rộng lớn. Bà con nên sắm dây chuyền tự sản xuất cám viên khép kín. Bao gồm: 1 máy chế biến thức ăn đa năng 3A, 1 máy trộn nguyên liệu 3A và 1 máy ép cám viên nổi 3A.

Cách chế biến thức ăn cho cá chạch lấu

Nguyên liệu sau khi nghiên nhỏ, được phối trộn đều với nhau theo tỉ lệ thích hợp. Sau đó cho vào máy ép cám viên nổi. Sản phẩm thu được là viên cám giàu dinh dưỡng, có thể nổi trên mặt nước lâu hơn cám thường.

Cách chế biến thức ăn cho cá chạch lấu

Sử dụng cám viên nổi nuôi cá chạch lấu có nhiều ưu điểm như:

– Cá dễ ăn thức ăn nổi trên mặt nước. Tỷ lệ hao hụt thấp

– Trường hợp cá không ăn hết, bà con có thể vớt lên trên loại bỏ. Thức ăn không bị chìm xuống đáy ao nên hạn chế ô nhiễm môi trường nước. Với các nuôi cá trong mùng màn thì cám viên nổi thực sự là “cứu cánh”.

– Dễ dàng kiểm soát thức ăn cho đàn cá

– Kiểm soát môi trường ao nuôi, bể xi măng nuôi cá.

Cách cho cá chạch lấu ăn

Nên cho chúng ăn vào sáng sớm và chiều mát. Trong 20 ngày đầu nuôi, cho cá ăn thành 4 lần/ngày. Từ ngày thứ 21 đến 60, cho cá ăn làm 3 lần/ngày. Từ sau tháng thứ 2 trở đi, cho cá ăn 2 lần/ngày.

Bà con lưu ý, khẩu phần ăn của cá sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Do đó khi cho ăn, cần cung cấp lượng thức ăn vừa phải. Tránh lãng phí.

Tháng tuổi

Khẩu phần ăn (%trọng lượng thân)

1 – 3

5 – 7

4 – 6

3 – 5

>6

2 – 3

Quản lý môi trường ao nuôi cá

Đảm bảo môi trường ao nuôi luôn phải đạt các chỉ số:

– Nhiệt độ: 27 – 32 độ C. Với bể xi măng, bể bạt, nhiệt độ nước từ 25 – 27 độ C.

– Độ pH: 7,5- 8,5

– Hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 5mg/lít.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước. Nước phải có màu xanh nõn chuối. Nếu môi trường nước trong ao nuôi có dấu hiệu bất thường, phải kịp thời xử lý ngay.

Với bể lót bạt và bể xi măng, luôn duy trì mực nước tối thiểu trong bể là 30 – 40cm.

Thay nước định kỳ thay nước trong ao. Mỗi lần thay ⅓ nước. Trường hợp ao nước có màu bất thường, có thể thay ½ nước.

Kiểm tra định kỳ chiều dài, cân nặng của đàn cá để cung cấp lượng thức ăn phù hợp với sự phát triển của trọng lượng cơ thể.

Quản lý môi trường ao nuôi cá

Phòng và trị bệnh khi nuôi cá chạch thương phẩm

Cá chạch lấu có sức đề kháng cao, ít bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi bà con vẫn phải lưu ý một số bệnh trên cá như: đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột, bệnh nấm… Cần phát hiện sớm và chữa trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến cả đàn.

Nếu cá bị nấm dùng nước muối pha loãng hoặc KMnO4 để tắm cho chúng. Liều lượng KMnO4 là 20g/1m3 nước.

Đồng thời trộn thêm Doxycyline hoặc Oxytetracyline. Cho cá ăn liên tục 5 – 7 ngày. Liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Để tăng sức đề kháng và phòng bệnh, bà con dùng vitamin C và men tiêu hóa trộn với cám để ép thành cám viên nổi. Định kỳ 10 – 15 ngày/lần.

Có thể sử dụng chế phẩm sinh học: TCA, BKC, IODIN để khử trùng nước trong ao nuôi, bể nuôi 7 – 10 ngày/lần.

Thu hoạch cá chạch

Nuôi từ 9 – 12 tháng, cá đạt trọng lượng từ 100 – 150g/con. Bà con có thể đánh tỉa, thả bù, nuôi tiếp những con chưa đạt kích cỡ xuất bán.

Khi đánh tỉa, có thể dùng mắt lưới to hoặc tát cạn nước. Bà con nên thao tác nhẹ nhàng, tránh làm xây xát da cá. Ảnh hưởng đến chất lượng xuất bán.

Thu hoạch cá chạch

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi cá chạch lấu từ A – Z. Bà con tham khảo áp dụng để phát triển mô hình chăn nuôi thương phẩm quy mô rộng, năng suất cao. Chúc bà con thành công.


Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu theo mô hình bán công nghiệp đạt hiệu quả rất cao


Chia sẻ kỹ thuật nuôi cá chạch lấu theo mô hình bán công nghiệp
■ lh chủ kênh: 0972040144

các bạn có thể xem thêm ở các clip

hướng dẫn trộn và xây thức ăn cho cá chạch lấu.
http://yt3.piee.pw/HJ5MS
hướng dẫn cách cho cá chạch lấu ăn.
http://yt3.piee.pw/KP9EH
chia sẻ bí quyết nuôi cá chạch lấu theo mô hình công nghiệp.
http://yt3.piee.pw/JTGV3
hướng dẫn kỹ thuật ương giống cá chạch lấu của ông chủ trại giống cá chạch lấu TRẦN THANH HÙNG.
http://yt3.piee.pw/KW7P3
kỹ thuật ương giống cá chạch lấu tại nhà đơn giản mà hiệu quả cao.
https://youtu.be/sWwpvOCVoPc
chí sẻ bí quyết nuôi cá chạch lấu hiệu quả.
https://youtu.be/SyXlSUSOcFg
trại giống cá chạch lấu TRẦN THANH HÙNG ở châu thành hậu giang.
https://youtu.be/rwucJv_bS5o
kỹ thuật nuôi cá chạch lấu hiệu quả 100%
https://youtu.be/knFee77LShs
………………………………………………………….
các bạn hãy like, chia sẽ video nếu thấy thích video này và đừng quên ĐĂNG KÝ kênh để đón xem những video mới nhất nhé. Xin cảm ơn các bạn.
……………………………………….
Thẻ: mientayqueem
cachachlau
· Đăng ký kênh miển phí (subscribe) : http://pesc.pw/DURFW
……………………………………….
· facebook: http://pesc.pw/EKRW6
Các bạn có thể xem thêm ở kênh khác tại link: http://psce.pw/FSTH8
Thẻ: tnmientay
Xin cảm ơn tất cả các bạn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  20+ cách phối đồ với áo hoodie trẻ trung, năng động

Related Articles

Back to top button