Tổng Hợp

Bước ra khỏi vùng an toàn là gì?

Bạn đang xem: bước ra khỏi vùng an toàn là gì? Tại Website nhahangcarnaval.com

“Hãy thoát ra khỏi vùng an toàn” – đó là lời khuyên mà mình (và chắc chắn là bạn nữa) đã nghe rất nhiều rồi. Tuy nhiên, nếu suy ngẫm kỹ, bạn sẽ thấy lời khuyên này có điều gì đó không ổn. 

Theo một nghiên cứu, với bất cứ một người nào trên Trái Đất, sự phát triển của họ từ nhỏ cho tới khi về già có thể trải qua 4 vùng này: 

  • Comfort zone: Vùng an toàn

  • Fear zone: Vùng sợ hãi

  • Learning zone: Vùng học hỏi

  • Growth zone: Vùng tăng trưởng

Và nếu sử dụng một hình vẽ để minh hoạ thì bạn có thể thấy chúng liên quan với nhau như sau:

Họ cho rằng 80% số người trên thế giới này vẫn đang ở mãi trong vùng an toàn. 20% số người còn lại nằm trong 3 vùng phía ngoài, và càng ra phía ngoài thì số người càng giảm. Hay nói cách khác, chỉ có một số rất ít những người đang ở vùng tăng trưởng. 

1. Vùng an toàn (cormfort zone)

Vùng an toàn là vùng mà bạn không cảm thấy có rủi ro. Mọi hoạt động và thói quen của bạn đều diễn ra theo một khuôn mẫu mà trước giờ bạn đều làm. Bạn cứ theo đó mà thực hiện. Không có mối đe doạ. Ít lo lắng. Ít căng thẳng. Hạnh phúc “bình thường”. Bạn không thấy có gì phải băn khoăn cả. 

Theo các nghiên cứu về vùng an toàn, vì mọi thứ đều chắc chắn trong vùng an toàn nên một người không muốn rời khỏi nó. Hay nói cách khác, người đó ngại thay đổi. Họ sợ nhấc bước chân lên để bước ra khỏi vùng an toàn – vùng mà biên giới chỉ là một vạch kẻ. 

2. Vùng sợ hãi (Fear zone)

Khi bạn đang ở trong vùng an toàn một thời gian nhất định, bạn sẽ không muốn thoát ra khỏi nó. Bởi vì tâm trí bạn lúc nào cũng tràn ngập nỗi sợ. Bạn sợ rằng nếu bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ không còn được “an toàn” nữa. Vùng nằm ngoài vùng an toàn chính là vùng sợ hãi.

Bao nhiêu lần bạn đưa ra lời ngụy biện cho việc không làm thứ mà bạn thực sự nên làm? Bạn có thể dẫn ra vô số những lời bào chữa cho hành động của mình, và chắc chắn là lời bào chữa nào cũng có vẻ hợp lý. Chính sự “có vẻ hợp lý” đấy khiến bạn nghĩ rằng “chẳng làm sao nếu cứ mãi ở trong một chiếc hộp an toàn. Ai muốn đi vào khu vực nguy hiểm chứ?”

Ngoài lý do về mặt tâm lý, việc bạn không dám bước vào vùng sợ hãi còn có thể do ảnh hưởng của những lời nói bên ngoài. Bạn để cho sự nghi ngờ, làm nản chí và những lời bàn tán bên ngoài khiến mình mất động lực và kiệt sức. Thế rồi bạn lựa chọn không thay đổi và cứ ở nguyên tại chỗ mà trước giờ bạn vẫn ở đó?

3. Vùng học hỏi (Learning zone)

Vùng học hỏi là vùng đầy thú vị. Tại đây, bạn được đối mặt với vô vàn thử thách và vấn đề mới, buộc bạn phải rèn luyện khả năng tư duy, hành động để giải quyết tình huống. Từ đó, bạn có cơ hội học hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức mới lạ. Càng trải nghiệm trong vùng học hỏi, bạn càng nhận ra mình trưởng thành và càng muốn ở trong vùng này lâu hơn nữa.

Xem thêm :  2 cách làm pate ngon khó cưỡng

Một khi bạn đã làm chủ vùng học hỏi, những kỹ năng và kiến thức bạn đạt được sẽ giúp bạn cảm thấy chắc chắn hơn ở những gì mình đang làm. Lúc này, vùng an toàn của bạn sẽ được mở rộng ra, và như mình nhấn mạnh ở trên, càng học hỏi, bạn càng tự tin vào khả năng của bản thân, và bạn càng cảm thấy an toàn. Cho dù sếp có giao bất cứ nhiệm vụ nào khó khăn hay cuộc sống có đốn ngã bạn như thế nào thì tinh thần luôn học hỏi và năng lực của bạn sẽ giúp bạn sớm bật dậy trở lại.

4. Vùng tăng trưởng (growth zone)

Ai cũng muốn được vào vùng tăng trưởng. Trong vùng tăng trưởng, bạn làm chủ cuộc đời của mình. Bạn tìm thấy mục đích, những ước mơ bạn muốn đạt được, những mục tiêu khả thi và bạn mạnh mẽ để vượt qua mọi chướng ngại vật.

Từ vùng an toàn, để có thể bước vào vùng tăng trưởng, bạn phải vượt qua vùng sợ hãi và vùng học hỏi. Nhưng khi đã vào đến được vùng ngoài cùng này, bạn sẽ không còn nói, “tôi chỉ muốn được an toàn mãi thôi”, thay vào đó, bạn háo hức để được trăng trưởng và phát triển.

Rồi, bạn có thấy những lời trên quen thuộc không? Ý tưởng đằng sau chính là bạn phải thoát ra khỏi vùng an toàn, bước vào vùng sợ hãi để dần dần tiến vào vùng học hỏi và nỗ lực đưa bản thân vào vùng tăng trưởng. Nghe có vẻ hợp lý đúng không?

Nhưng… 

Có nhất thiết bạn phải thoát khỏi vùng an toàn?

Thực ra theo mình nghĩ “thoát khỏi vùng an toàn” đang dần dần trở thành một lời khuyên khá sáo rỗng. Bởi vì nếu như bạn ở trong một môi trường có quá nhiều thứ lo lắng, bất ổn, sợ hãi, bạn phải làm thứ mà bạn không cảm thấy yên tâm, không phải là điểm mạnh… thì liệu bạn có thể trải nghiệm một điều mới mẻ tốt được không? Lúc này liệu “thoát khỏi vùng an toàn” có phải là sự lựa chọn đúng đắn?

Trong vùng an toàn của bạn, bạn có gia đình, bạn bè, công việc, âm nhạc, sách, phim, công viên, đồ ăn, tất cả những thứ bạn yêu thích. 

Và từ vùng an toàn đó, bạn bắt đầu mở rộng dần ra những thứ mới khác để trải nghiệm chúng và thử thách sự dũng cảm của mình. Bạn dùng vùng an toàn làm bệ phóng để trải nghiệm điều mới.

Vậy thì cách tiếp cận tốt hơn việc “thoát khỏi vùng an toàn” đó là: mở rộng vùng an toàn của bạn.

Vùng an toàn không phải là một điều xấu. Vùng an toàn giống như căn nhà của bạn vậy. Nó là nơi cho bạn sự ấm áp, là nơi để trở về, đoàn tụ, sum họp, đầy rẫy tiếng cười, tình yêu thương. Khi bạn làm việc căng thẳng, bạn muốn về nhà nghỉ ngơi. Khi bạn gặp điều không vui ở bên ngoài, bạn nghĩ tới ngôi nhà của mình – là nơi có những người bạn yêu thương, luôn luôn ủng hộ bạn.

Bạn bước ra khỏi ngôi nhà (vùng an toàn) để khám phá thế giới xung quanh, và cuối ngày, bạn lại trở về với ngôi nhà của mình. Rõ ràng, cốt lõi ở đây là bạn mở rộng vùng an toàn, chứ không phải là thoát khỏi vùng an toàn nữa. 

Xem thêm :  Cách làm đùi gà chiên nước mắm đơn giản, da giòn đậm đà nhưng thịt không bị khô

Bằng cách thay đổi góc nhìn như vậy, bạn sẽ không thấy vùng an toàn của mình là một điều tồi tệ. Bởi bạn luôn cần một sự an toàn, một nơi để chở che thì bạn mới có đủ sự an tâm để trải nghiệm điều mới. 

Bạn làm việc tốt nhất khi bạn không phải lo lắng về tiền bạc, kết bạn, làm quen với môi trường mới và bất cứ điều gì liên quan. Đôi khi bạn làm những điều này rất dễ dàng, cứ tập trung khai thác kỹ năng của bạn, đầu tư cho chính bạn. Nhưng đôi khi, bạn bước ra ngoài và nắm lấy cơ hội, không quan tâm tới kết quả. Đơn giản thế thôi. 

Cả hai điều này có sự liên kết với nhau. Nếu bạn không dựa trên khả năng hay điểm mạnh của mình và nếu bạn thiếu đi sự tự tin vào bản thân thì bạn sẽ không bao giờ dám rủi ro. 

Nhiều năm liền, tôi đã làm điều mà tôi đang làm bây giờ. Nhưng thay vì nhảy ra khỏi vùng an toàn (điều mà rất đáng sợ), tôi chậm rãi đón nhận những thử thách mới và lớn hơn.

Đầu tiên, tôi giành được hai bằng cấp về kinh doanh. Sau đó, tôi khởi nghiệp cùng với bố. Đó là vào năm 2000. Và sau hai năm tập trung cho công ty liên tục trong 6 hoặc 7 ngày một tuần, tôi bắt đầu chuyển sang làm marketing tự do (freelance).

Một lần nữa, sau nhiều năm làm freelance và bắt đầu tự thực hiện các ý tưởng kinh doanh khác (và thất bại), tôi chấp nhận lời mời làm việc tại một hãng tư vấn nghiên cứu, bởi vì tôi muốn biết làm việc cho một tập đoàn lớn sẽ như thế nào.

Sau một năm rưỡi, tôi đã quyết định mình sẽ mở một blog và chia sẻ về năng suất công việc, sự nghiệp và khởi nghiệp cho người khác. Từ đó tới nay tôi đã viết được hơn 10 năm. Tất nhiên, tôi không hề biết tất cả các câu trả lời – tôi chỉ là chia sẻ những điều tôi học được.

Thế nên, bạn thấy đấy, sẽ thật là nực cười nếu tôi đồng tình với những người mà luôn hét lên, “Nếu bạn muốn thành công, tất cả điều bạn phải là bước ra khỏi vùng an toàn. NGAY BÂY GIỜ!”

Darius Foroux

Lời khuyên “thoát ra khỏi vùng an toàn” có thể tạo động lực cho bạn ngay tại thời điểm bạn nghe được nó. Nhưng chỉ sau đấy không lâu, bạn sẽ mất hết cảm hứng và cảm thấy nhụt chí. Bạn không phải tin điều đó nếu bạn không muốn. Nó giống như việc có người khuyên bạn rằng phải thức dậy thật sớm nếu bạn muốn thành công!

Nhưng thực ra, mỗi người một thói quen. Không phải ai cũng cần dậy sớm thì mới làm việc hiệu quả hay đạt được ước mơ. Mình biết nhiều người có thói quen dậy muộn hơn bởi vì họ tập trung làm vào ban đêm – khoảng thời gian mà họ năng suất nhất, chị Aileen Xu là một ví dụ.

Nếu bạn bước ra khỏi vùng an toàn, chỉ là có nhiều việc phải làm hơn đang chờ đợi bạn. Nó chẳng hề rực rỡ chút nào đâu. Không hề có điều kỳ diệu. Chỉ là máu, mồ hôi, và nước mắt.

Xem thêm :  3 cách làm bột chiên trứng giòn ngon bằng bột năng bột gạo, bột chiên khoai môn giòn ngon đơn giản nhất

Nghỉ việc để khởi nghiệp, nhảy việc để theo đuổi đam mê, học vẽ, xuất bản sách, sáng tác nhạc, bất cứ điều gì. Bạn biết rằng làm những điều này không hề dễ dàng. Vậy thì tại sao bạn lại khiến bản thân nhọc nhằn hơn bằng cách làm thêm điều khiến bạn không thoải mái.

Hãy bắt đầu từ phía dưới. Xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc. Làm cho mình thoải mái nhất trước khi dấn thân vào những thứ đáng sợ hơn.

Nền tảng đó trông như thế nào?

Nếu bạn muốn sống mà không phải lo lắng gì, bạn cần có một số tiền nhất định trong tài khoản ngân hàng nên bạn có thể sống và ăn chơi trong 6 tháng. Đây là thực tế.

Tính toán và làm rõ bạn cần bao nhiêu tiền. Đừng nghĩ tới chấp nhận rủi ro cho tới khi bạn có số tiền đó trong tài khoản.

Ở đây, mình nhấn mạnh có những người họ không quan tâm tới tiền bạc hay không lo lắng về nó. Đơn giản là cứ làm điều họ thích mà thôi. Nhưng bạn cần hiểu họ có được sự tự tin đó bởi vì họ có kỹ năng, họ tin vào khả năng của họ sẽ tìm được công việc hay sẽ kiếm ra được tiền để phục vụ cho cuộc sống của họ. Kể cả khi họ cháy túi vào ngày mai thì họ vẫn sẽ tìm ra cách để sống sót trong ngày tiếp theo. Họ đã đầu tư rất nhiều năm và rất nhiều tiền cho việc rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân trước đó.

Câu hỏi đặt ra là: kỹ năng của bạn là gì? Làm thế nào để bạn tạo ra giá trị cho thế giới xung quanh? Những vấn đề nào bạn có thể giải quyết?

Ngoài ra, những thứ này cũng sẽ giúp hoàn thiện nền tảng của bạn:

  1. Gia đình. Những người yêu thương bạn và bạn yêu thương họ.

  2. Bạn bè. Bạn không phải làm bạn với tất cả mọi người. Hãy lựa chọn những người mà thực sự trân trọng bạn.

  3. Chính bạn. Liên tục cải thiện bản thân và tâm trí. Hãy kết thúc mỗi ngày với một chút mạnh mẽ hơn và khôn ngoan hơn.

Đừng trở thành điều gì mà bạn không muốn hoặc không phải con người bạn. Nếu bạn là người hướng nội, đừng giả vờ như mình là người hướng ngoại. Nếu bạn là người hướng ngoại, đừng giả vờ như thể bạn có thể làm việc tốt nhất khi xung quanh chẳng có ai.

Sau cùng, tất cả chúng ta đều cần sự thoải mái: nó là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Đồng thời, chúng ta cũng cần sự phát triển. Kết hợp hai điều lại nghĩa là đừng ở trong vùng an toàn của bạn quá lâu mà hãy mở rộng nó.

Mỗi ngày cứ tiến về phía trước, thậm chí dù chỉ là một bước nhỏ thôi. Chẳng cần phép màu nào. Chỉ là nỗ lực của bạn.

Ảnh đầu bài: Cynthia Magana

Like this:

Like

Loading…


Bạn có dám BƯỚC RA KHỎI VÙNG AN TOÀN? – The Secret Life of Walter Mitty


Bạn có dám BƯỚC RA KHỎI VÙNG AN TOÀN? The Secret Life of Walter Mitty
Nội dung \u0026 Dẫn: Linh Vetter
Editor: Nhân
?? Hãy nhanh tay ghé quá FPT Play để xem \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button